Làm sáng tỏ 8 hiểu lầm về ung thư cổ tử cung
Đê phong bênh cho ban thân, chi em cân năm đươc cac dâu hiêu va triêu chưng cua bênh. Dươi đây la 10 hiêu lâm vê ung thư cô tư cung ma không it chi em thương măc phai.
Măc du ung thư cô tư cung không phai la môi quan tâm va lo lăng hang đâu cua chi em phu nư, nhưng chi em cung không thê lơ đi, bơi đây la căn bênh phô biên va nguy hiêm vơi tinh mang chi em nêu không đươc phat hiên va điêu tri kip thơi.
1. Tôi không thê phong tranh bênh ung thư cô tư cung
Nêu cư nghi răng ung thư cô tư cung la căn bênh nguy hiêm va chung ta không thê phong ttánh thi qua la môt sai lâm lơn. Chi em co thê tin hoăc không tin nhưng chi co môt con đương dân tơi ung thư cô tư cung la nhiêm HPV hoăc môt loai siêu vi khuân human papillomarivus đươc lây truyên qua đương tinh duc.
Tuy nhiên, chung ta co thê phong ngưa virus nay băng cach tiêm chung ngưa HPV. Nhưng ngươi tiêm phong HPV co nguy cơ măc bênh ung thư cô tư cung thâp hơn đang kê so vơi nhưng chi em phu nư không chung ngưa.
2. Ung thư cổ tử cung chỉ xảy ra ở phụ nữ lớn tuổi
Theo thông kê thi nhưng ngươi bi ung thư cô tư cung rơi vao cac chi em co đô tuôi trung binh la 48. Noi như vây không co nghia la phu nư tre không co nguy cơ bi bênh nay. Nhiêu phu nư du tuôi đơi mơi 20 nhưng đa phat triên bênh. Đăc biêt la kể từ khi nhiễm HPV và chứng loạn sản ngay cang trơ nên phổ biến ở phu nư tre thi kha năng bi ung thư cô tư cung cang cao.
3. Vắc xin HPV chỉ dành cho những ngươi co quan hê tinh duc?
Không phai chi co quan hê tinh duc thưc sư mơi co thê bi nhiêm HPV. Cac yêu tô nguy cơ khac như hut thuôc la, giao hơp băng miêng, đông cham cơ thê hay co nhiêu đôi tac tinh duc… cung hoan toan co thê phat tan nhiêm trung nay. Cach tôt nhât đê giam nguy cơ nhiêm HPV va ung thư cô tư cung la han chê tôi đa cac hoat đông liên quan kê trên.
Do đó, vắc-xin HPV là hữu ích cho tât ca phụ nữ co bât ki hanh đông nao liên quan đên tinh duc. Ngoai ra, vắc-xin HPV chỉ bảo vệ đươc 4 loại HPV – có nhiều chủng HPV khac phan ưng va khang thuôc vơi loai văc-xin nay.
Video đang HOT
4. Tôi không cần xét nghiệm PAP thường xuyên
PAP smear là một phương pháp có hiệu quả cao cho việc phát hiện tình trạng tiền ung thư như chứng loạn sản. Loạn sản là dấu hiệu cảnh báo đầu tiên của ung thư cổ tử cung. Nhưng nêu đêu đăn kiêm tra Pap hang năm, ban co thê phat hiên bênh sơm nhât va co thê ngăn ngưa ung thư cô tư cung phat triên năng hơn.
5. Co khi nao tôi bi ung thư cô tư cung ma không co dâu hiêu gi không?
Trong thực tế, phụ nữ mắc bệnh ung thư cổ tử cung có thể bị chảy máu sau khi giao hợp, giữa các kỳ kinh nguyệt, sau khi mãn kinh… tất cả đều có thể la dâu hiêu cua bênh. Đau vùng chậu và tiêt dich âm đao bất thường cung co thê là hai triệu chứng khác cua bênh nay.
6. Bi ung thư cổ tử cung se dân tơi cai chêt
Ung thư cô tư cung la môt trong sô nhưng bênh dê “chiên đâu” nhât, vơi ti lê điêu tri thanh công lên tơi 92%. Nêu đươc chân đoan sơm, điêu tri kip thơi thi kha năng thanh công con cao hơn nhiêu.
7. Cắt tử cung la phương phap điêu tri duy nhât
Nhiều phụ nữ cho răng đê chưa khoi ung thư cô tư cung chi co môt lưa chon duy nhât la căt tư cung. Thưc ra không phai vây, cac phương pháp điều trị khác, bao gồm cả bức xạ, hóa trị liệu, sinh thiết côn… cũng có thể được sử dụng để điều trị căn bệnh này. Phương phap điêu tri se phu thuôc vao mưc đô tiên triên bênh va tinh trang thê chât cua ban.
8. Liệu pháp thay thê hormon lam tăng nguy cơ ung thư tư cung
Bởi vì ung thư cổ tử cung không “hương ưng” vơi phương phap điều trị hormone như cac bênh ung thư khác (ung thư vú, buồng trứng), vi vây se không co nguy cơ bệnh tăng lên khi dùng liệu pháp thay thế hormone.
Theo VNE
9 hiểu lầm về ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung do một loại virus rất dễ lây lan gọi là Human Papilloma Virus (HPV) gây ra. Tuy nhiên, rất nhiều người có những hiểu lầm về ung thư cổ tử cung.
Ung thư cổ tử cung thường bắt đầu trong các tế bào ở cổ tử cung. Những tế bào này trải qua những thay đổi tiền ung thư trước khi trở thành tế bào ung thư. Những thay đổi tiền ung thư, trong đó bao gồm tổn thương tân sinh trong biểu mô cổ tử cung (CIN), tổn thương biểu mô vảy (SIL), và chứng loạn sản có thể được phát hiện bằng xét nghiệm Pap (xét nghiệm tế bào cổ tử cung). Nếu giai đoạn tiền ung thư được phát hiện, bệnh nhân sẽ được điều trị để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung không phát triển.
Không giống như các bệnh ung thư khác, ung thư cổ tử cung do một loại virus rất dễ lây lan gọi là Human Papilloma Virus (HPV) gây ra. Trên toàn thế giới, số phụ nữ tử vong vì ung thư cổ tử cung lên đến 273.500 người.
Có rất nhiều hiểu lầm về ung thư cổ tử cung, đặc biệt là liên quan đến HPV và xét nghiệm Pap. Dưới đây 9 hiểu lầm phổ biến mà rất nhiều người gặp phải:
1. Không có cách nào ngăn chặn được ung thư cổ tử cung
Thực tế: Nhiễm virus HPV là yếu tố nguy cơ đầu tiên dẫn đến ung thư cổ tử cung. Ung thư cổ tử cung thường phát triển rất chậm sau khi bị nhiễm virus HPV và thường có biểu hiện đầu tiên như là chứng loạn sản tiền ung thư. Tiêm vắc xin phòng chống virus HPV có thể bảo vệ bạn, ngăn chặn tối đa nguy cơ bị ung thư cổ tử cung.
Nhiễm virus HPV là yếu tố nguy cơ đầu tiên dẫn đến ung thư cổ tử cung.
Thường xuyên làm xét nghiệm Pap và kiểm tra HPV cũng có thể phát hiện được ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm để điều trị kịp thời. Tránh những yếu tố nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung như quan hệ tình dục với nhiều bạn tình, hút thuốc lá cũng có thể giúp ngăn ngừa căn bệnh nguy hiểm này.
2. Không có dấu hiệu cảnh báo nào về ung thư cổ tử cung
Thực tế: Những dấu hiệu cảnh báo về ung thư cổ tử cung có thể bao gồm: chảy máu khi quan hệ tình dục, giữa hai chu kỳ kinh nguyệt, sau tuổi mãn kinh hoặc đau bụng dưới, ra dịch bất thường ở âm đạo.
3. Phụ nữ đã tiêm vắc xin chống virus HPV không cần thực hiện kiểm tra PAP định kỳ
Thực tế: Kiểm tra PAP nên bắt đầu thực hiện ở độ tuổi 21 hoặc 3 năm sau khi có hoạt động quan hệ tình dục lần đầu tiên. Mức độ thường xuyên của việc kiểm tra PAP phụ thuộc vào độ tuổi, cuộc sống tình dục và kết quả của lần kiểm tra Pap trước. Vắc xin chống HPV có thể phòng chống được 4 loại virus HPV phổ biến, nhưng không phòng chống được tất cả các loại virus HVP có thể dẫn tới ung thư. Do đó, kiểm tra pap thường xuyên rất quan trọng để phát hiện bất kỳ thay đổi tiền ung thư nào.
4. Kiểm tra Pap không cần thiết đối với phụ nữ ngoài 60 tuổi
Thực tế: Dù độ tuổi trung bình của phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung là ở độ tuổi 48, nhưng bệnh cũng không ngoại trừ những phụ nữ cao tuổi hơn. Vì vậy, kiểm tra Pap vẫn rất quan trọng với phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh, hoặc đã cắt bỏ dạ con hoặc phụ nữ ngoài 65 tuổi.
5. Kiểm tra Pap cũng giống như kiểm tra khung xương chậu
Thực tế: Khi kiểm tra khung xương chậu, các bác sĩ sẽ đánh giá các phần khác nhau trong khung xương chậu để loại bỏ bất kỳ phát triển bất bình thường nào. Kiểm tra Pap được thực hiện để tập hợp tất cả các bào từ cổ tử cung với mục đích kiểm tra. Cả hai loại kiểm tra này đều quan trọng trong việc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung.
6. Phụ nữ nhiễm virus HPV sẽ phát triển thành ung thư cổ tử cung
Thực tế: Gần 80% phụ nữ có thể nhiễm virus HPV trong một thời điểm nào, nhưng phần lớn virus này sẽ tự bị tiêu diệt trong vòng vài năm. Có nhiều loại virus HPV và chỉ một số loại có thể dẫn tới ung thư cổ tử cung. Kiểm tra Pap có thể xác định được phụ nữ đã bị nhiễm loại virus HPV nào và liệu đó có phải là loại dẫn đến ung thư cổ tử cung không.
Phụ nữ nhiễm virus HPV sẽ phát triển thành ung thư cổ tử cung
7. Bao cao su có thể ngăn ngừa được virus HPV
Thực tế: Bao cao su có thể ngăn ngừa được lây nhiễm HPV trong khoảng 70% trường hợp. Bạn nên nhớ rằng, ngoài đường lây nhiễm qua sinh hoạt tình dục, HPV còn truyền nhiễm qua đường miệng hoặc qua bất kỳ hình thức tiếp xúc nào khác, nên bao cao su chỉ hạn chế được sự lây nhiễm phần nào.
8. Phương pháp duy nhất điều trị ung thư cổ tử cung là phẫu thuật cắt bỏ dạ con
Thực tế: Phẫu thuật cắt bỏ dạ con, nhờ đó tử cung và cổ tử cung sẽ được phẫu thuật loại bỏ là phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm.
Tuy nhiên, với những phụ nữ trong độ tuổi sinh nở, sinh thiết hình nón là phương pháp điều trị để có thể giữ lại được tử cung. Trong phương pháp điều trị sinh thiết hình nón, thì chỉ những tế bào gây ung thư mới bị loại bỏ.
9. Phương pháp thay thế nội tiết tố có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung
Thực tế: Không giống như ung thư buồng trứng, ung thư vú, phương pháp thay thế nội tiết tố không được dùng trong điều trị ung thư cổ tử cung. Loại ung thư này không đáp ứng với kích thích tố. Do đó sử dụng phương pháp thay thế nội tiết điều trị các chứng liên quan đến thời kỳ mãn kinh không có vai trò trong sự phát triển của bệnh ung thư cổ tử cung.
Theo K. Huy (Tri thức trẻ)
7 hiểu lầm khi ăn trái cây Hoa quả luôn tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên ăn hoa quả thế nào để phát huy tác dụng thì có nhiều người vẫn chưa biết hết. Sau đây là 7 hiểu nhầm khi ăn trái cây. 1. Hoa quả ăn bất cứ lúc nào cũng "hữu ích vô hại"? Không ít người có thói quen sau bữa cơm ăn hoa quả. Tuy...