Làm rộng không gian cho nhà có diện tích nhỏ
Với sự phổ biến của các căn hộ, nhà có diện tích nhỏ, đã có nhiều giải pháp mở rộng không gian để vừa đảm bảo công năng, vừa giữ sự thoải mái cho các thành viên dù diện tích sàn không hề thay đổi.
Chiếc gương đặt đúng chỗ giúp tạo sự mềm mại, rộng mở cho căn phòng.
Gia đình có 5 thành viên, thế nhưng không gian sinh hoạt trong ngôi nhà của chị Mai Hạnh (TP. Huế) chỉ vỏn vẹn hơn 50m2. Ba người con đang tuổi ăn tuổi lớn, con gái đầu đã vào tuổi dậy thì, thống nhất với chồng, chị Hạnh quyết định tu sửa ngôi nhà gắn bó đã lâu để làm nơi ở vừa có không gian sinh hoạt cho cả gia đình, vừa có không gian riêng tư cho con.
Chị Hạnh chia sẻ: “Hai năm nay, tôi theo dõi rất nhiều hội nhóm nghiện nhà, nghiện decor để lấy thêm ý tưởng và động lực thay đổi không gian sống. Nhu cầu ngày càng cấp bách nhưng tài chính có hạn, vì thế tôi sẽ ưu tiên phương án mở rộng nhà theo hướng nới rộng không gian vốn đã sẵn có”.
Theo kiến trúc sư (KTS) Công Thịnh, hiện nay nhiều gia chủ với túi tiền và nhu cầu tương đương đã chọn lựa cách như chị Hạnh. Đó là mở rộng không gian sống trên diện tích sàn đã có sẵn vì quỹ đất eo hẹp. Với nhiều giải pháp khác nhau, khi được áp dụng phù hợp, gia chủ có thể vừa tiết kiệm được chi phí, vừa nới rộng không gian sống dù diện tích sàn sử dụng không hề tăng lên.
“Trong đó, các giải pháp nới rộng không gian dễ thực hiện nhất đó là vận dụng các đặc tính của màu sắc để tạo nên hiệu ứng thị giác. Cùng với đó, khéo léo và thông minh trong cách chọn lựa, bày biện đồ nội thất, sử dụng những sản phẩm bổ trợ cũng góp phần tạo nên không gian sống rộng rãi và thoải mái hơn”, KTS. Công Thịnh nói.
Video đang HOT
Thông thường, với không gian có diện tích nhỏ, những sắc màu trung tính sẽ mang đến cảm giác thông thoáng, nhẹ nhàng. Vì thế, lựa chọn tối ưu cho các bức tường thường không nằm ngoài màu trắng, ghi, màu be hay màu kem. Ngoài ra, để các sắc màu mang lại hiệu ứng rộng mở tối đa, cùng tường nhà, màu sơn của trần hay sàn nhà cũng cần có sự tương đồng.
“Không chỉ tạo nên sự liên kết liền mạch, không ngắt quãng, hiệu ứng thị giác từ sự đồng điệu của màu sắc còn hạn chế sự rối mắt và mang đến chiều sâu cũng như cảm giác rộng rãi, thoải mái cho không gian sinh hoạt”, KTS. Công Thịnh phân tích.
Cùng với hiệu ứng màu sắc, cách chọn lựa và sử dụng đồ nội thất phù hợp cũng là giải pháp hay để đạt được mục đích tốt. Đó là vừa tiết kiệm tối đa diện tích, giải phóng không gian, vừa tối ưu hóa công năng và sự tiện nghi. Vì thế, nội thất tối giản họa tiết, nội thất kết hợp là chọn lựa vô cùng hợp lý như giường kết hợp tủ đựng đồ, bàn ghế gấp có thể di chuyển, xếp gọn…
So với giải pháp đồng bộ sắc màu và khéo léo chọn lựa, sử dụng đồ nội thất, việc sử dụng thêm vật dụng bổ trợ vừa có tác dụng trang trí, vừa nới rộng không gian như gương, rèm cửa cũng mang lại hiệu quả rõ rệt.
Với gương, đây là đồ vật có sự linh động rất lớn nhưng cũng cần sự khéo léo, tinh tế để biến đổi từ không gian nhỏ gọn sang không gian lớn hơn, sáng và thu hút hơn.
Tùy vào vị trí lắp đặt và mục đích, gương có thể được dùng để tạo ảo giác về một chiếc cửa sổ rộng mở, ốp ngoài để ẩn đi những cột trụ, che giấu đồ đạc, che phủ chân tường. Tất nhiên, dù là vật trang trí có tác dụng tạo hiệu ứng thị giác mạnh mẽ, vẫn có những lưu ý nhất định khi lựa chọn gương, nhất là vị trí đặt và kích thước. Đặc biệt, để hiệu ứng mở rộng không gian đạt hiệu quả tối đa và không phản tác dụng, cần tránh lắp gương ở vị trí phản chiếu đồ nội thất vì hình ảnh này sẽ khiến căn phòng chật chội và tù túng.
Lưu ý khi thiết kế phòng khách và phòng bếp liền kề
Thiết kế phòng khách và phòng bếp liền kề là xu hướng phổ biến trong các căn hộ có diện tích nhỏ, ưu tiên tạo ra không gian đẹp mắt, tiện nghi và hài hòa.
Phân chia khu vực chức năng hợp lý
Việc phân chia khu vực chức năng là vô cùng quan trọng để đảm bảo sự ngăn nắp và tiện lợi cho việc sử dụng. Bạn có thể sử dụng các vách ngăn, kệ bếp, bàn đảo bếp hoặc thảm để phân chia không gian giữa phòng khách và phòng bếp.
Sử dụng vách ngăn: Vách ngăn có thể là một bức tường thấp, kệ sách, hoặc rèm cửa. Vách ngăn giúp tạo cảm giác riêng biệt cho hai khu vực mà vẫn giữ được sự kết nối thông thoáng.
Sử dụng kệ bếp: Kệ bếp cao có thể đóng vai trò như một vách ngăn, đồng thời cung cấp thêm không gian lưu trữ cho đồ đạc nhà bếp.
Sử dụng bàn đảo bếp: Bàn đảo bếp không chỉ là nơi để nấu nướng và sơ chế thực phẩm mà còn có thể được sử dụng như quầy bar ăn sáng hoặc bàn ăn nhỏ.
Sử dụng thảm: Thảm là một cách đơn giản và hiệu quả để phân chia khu vực chức năng. Hãy chọn những tấm thảm có màu sắc và hoa văn phù hợp với phong cách trang trí của căn nhà.
Ảnh minh họa: Katahome.
Các yếu tố khác
Màu sắc: Màu sắc và họa tiết đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên cảm giác rộng rãi và thoáng mát cho không gian. Nên chọn những gam màu sáng và trung tính như trắng, be, kem,... cho cả phòng khách và phòng bếp. Bạn có thể sử dụng một số gam màu nhấn để tạo điểm nhấn cho không gian, nhưng không nên sử dụng quá nhiều màu sắc sặc sỡ sẽ khiến cho căn nhà trở nên rối mắt.
Ánh sáng: Ánh sáng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên bầu không khí ấm cúng và lãng mạn cho không gian. Nên sử dụng kết hợp nhiều loại ánh sáng khác nhau như ánh sáng tự nhiên, ánh sáng đèn downlight, đèn tracklight, đèn led âm trần,... để tạo hiệu ứng ánh sáng đẹp mắt.
Hệ thống thông gió: Hệ thống thông gió tốt giúp loại bỏ mùi thức ăn, khói bụi và tạo cảm giác thông thoáng cho không gian. Nên bố trí cửa sổ thông gió hoặc sử dụng máy hút mùi để đảm bảo hệ thống thông gió tốt cho khu vực bếp.
Nội thất: Nội thất thông minh giúp tiết kiệm diện tích và tạo sự gọn gàng cho không gian. Bạn có thể sử dụng sofa giường, bàn gấp, kệ treo tường,... để tối ưu hóa diện tích sử dụng.
Phụ kiện trang trí: Phụ kiện trang trí giúp tạo điểm nhấn và tăng tính thẩm mỹ cho không gian. Bạn có thể sử dụng tranh ảnh, cây xanh, lọ hoa,... để trang trí cho phòng khách và phòng bếp.
Lưu ý: Nên tham khảo ý kiến của kiến trúc sư hoặc chuyên gia thiết kế nội thất để có được một bản vẽ thiết kế phù hợp với nhu cầu và sở thích của bạn. Cần đảm bảo an toàn khi sử dụng các thiết bị điện trong khu vực bếp. Vệ sinh nhà bếp thường xuyên để tránh vi khuẩn và nấm mốc phát triển.
Ngôi nhà có diện tích nhỏ nhưng thiết kế đẹp, hiện đại Chỉ với diện tích 59,2 m, kiến trúc sư đã thiết kế ngôi nhà hiện đại, đầy nắng và gió với kinh phí xây dựng, hoàn thiện 3,5 tỉ đồng. Dự án Nhà Tổ Ấm Bạn Đời có diện tích 59,2 m nằm ở quận 7, TP.HCM do kiến trúc sư Story Architecture thiết kế. Ngôi nhà phục vụ cho nhu cầu của...