Làm rõ vụ bệnh nhân sau 4 năm quay lại tố BV Việt Đức tự ý cắt thận
Theo lãnh đạo BV Việt Đức, BV đã giải thích về biến chứng và bệnh nhân cùng người nhà biết về việc phải cắt một bên bỏ thận trong ca mổ từ năm 2015.
Chiều 26/8, lãnh đạo Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) có buổi làm việc với phóng viên để thông tin về vụ một bệnh nhân có đơn đề nghị làm rõ việc bác sĩ BV Việt Đức đã tự ý cắt bỏ thận trái của mình trong ca phẫu thuật năm 2015, mà không thông báo cho gia đình.
Thông tin với báo chí, GS.TS Trịnh Hồng Sơn, Phó Giám đốc BV Việt Đức cho biết, hồ sơ bệnh viện lưu lại của trường hợp bệnh nhân này đều rất rõ ràng. Cụ thể, trường hợp bệnh nhân này có chỉ định mổ và đánh giá thận đã mất chức năng.
Lãnh đạo Bệnh viện Việt Đức trao đổi với phóng viên báo chí để làm rõ vụ bệnh nhân 4 sau năm quay lại tố BV Việt Đức tự ý cắt thận.
“Bệnh nhân có hồ sơ rất rõ ràng, chúng tôi không thể bịa đặt hay sửa chữa hồ sơ này. Có rất nhiều phương pháp điều trị sỏi thận, với mỗi chỉ định khác nhau và có thể thay đổi từng ngày từng giờ theo tiến triển của bệnh. Sỏi thận có thể không mổ nếu chức năng thận còn tốt, không đau không xuất huyết… Thận mất chức năng phải xử lý và một trong những phương pháp điều trị là phải cắt thận vì không thể tán sỏi và điều trị được nữa. Bệnh nhân này rơi vào trường hợp phải cắt thận”, GS.TS Trịnh Hồng Sơn nói.
Thận đã cắt nhưng siêu âm vẫn thấy?
Trước đó ngày 6/8/2019, bà Lê Thị Nga, sinh năm 1964, quê quán xã Hà Thái, huyện Hà Trung, Thanh Hóa có đơn đề nghị làm rõ và xử lý vụ việc bà bị cắt thận trái mà gia đình không hề được thông báo trong ca phẫu thuật tại BV Việt Đức năm 2015.
Trong đơn bà Nga nêu rõ: “Ngày 20/7/2019, tôi đi tiểu buốt, tiểu ra máu nghi bị sỏi thận nên ra Bệnh viện Việt Đức thăm khám. Cách đây gần 4 năm tôi cũng đã phẫu thuật lấy sỏi tại BV nên rất tin tưởng chuyên môn của các bác sĩ.
Ngày 24/7/2019, sau khi thăm khám, tôi được các sĩ chỉ định siêu âm tại BV Việt Đức. Kết quả siêu âm xác định: Thận phải: Kích thước bình thường, nhu mô dày bình thường, nhóm đài bể thận trên giãn khu trú, không thấy sỏi. Có nang cực dưới, kích thước 21mm. Thận trái: kích thước bình thường, nhu mô dày mỏng không đều, đài bể thận giãn. Đài bể thận có vài sỏi, các sỏi nhỏ nhất kích thước lớn nhất là 23mm.
Sau đó, tôi được cho đi chụp Xquang tại BV và chụp cắt lớp. Kết quả cho thấy: Thận bờ không đều, kích thước bình thường dọc thận 105mm. Đài bể thận giãn không đều, có sỏi nhóm đài trên và dưới. Sỏi lớn nhất là 7mm, dày nhẹ và đều thành bể thận. Nhu mô dày mỏng không đều. Niệu quản không gian. Không thấy thận trái bình thường trong hố thận trái. Không thấy khối khu trú bất thường trong hố thận trái (không có thận trái).
Sau khi nhận kết quả siêu âm, chụp Xquang, gia đình tôi tá hỏa bởi không biết tại sao mình mất thận trái”.
Bệnh nhân và người nhà đã đến BV Việt Đức thắc mắc về kết quả chụp cắt lớp không có thận trái. Lúc này, BV siêu âm lại lần 2 cho kết quả: Thận trái không quan sát thấy và kết luận người bệnh không có thận trái.
BS Đỗ Ngọc Sơn, Phó Trưởng khoa Tiết Niệu, BV Việt Đức cho biết, trường hợp này có thể giải thích được: “Bác sĩ phẫu thuật trước đây đã cắt thận ở dưới bao. Có nghĩa là bao thận còn nguyên. Thận bệnh nhân lúc đó ứng mủ quá nhiều, khiến bao thận dày và không thể cắt bỏ hết được. Do vậy, khi siêu âm nhiều khi thấy bao này là thận. Do bao này bị teo nhỏ lại, nên bác sĩ tiếp tục cho bệnh nhân chụp cắt lớp”.
GS.TS Trịnh Hồng Sơn cũng cho rằng, với trường hợp này chỉ siêu âm thì việc chẩn đoán còn thận là bình thường.
Video đang HOT
Người bệnh không thấy thỏa đáng với giải thích của Bệnh viện
Lá đơn kiến nghị của Lê Thị Nga được viết sau buổi làm việc với BV Việt Đức hôm 5/8/2019. Bà Nga và gia đình khẳng định, chưa được bao giờ được thông báo phải cắt thận trong ca phẫu thuật 4 năm trước và cho rằng việc bác sĩ tự ý cắt thận trong ca phẫu thuật mà không thông báo cho gia đình là vi phạm quy trình của ngành y.
“Trước khi phẫu thuật, tôi và người nhà là Lê Văn Bảy (anh trai) làm các thủ tục tại BV. Chúng tôi được bác sĩ BV giải thích là mổ để lấy sỏi và gia đình ký cam kết theo đúng quy trình. Gia đình đồng ý và ký cam kết phẫu thuật lấy sỏi. Sau phẫu thuật, tôi xuất viện về quê. Từ thời điểm đó đến nay, tôi vẫn không biết mình bị mất thận trái”, bà Nga nêu rõ trong đơn.
Bà Nga cho biết, phía BV Việt Đức đã giải thích rằng, khi phẫu thuật lấy sỏi, kíp mổ thấy thận trái yếu, ứ nước và có liên quan đến tụy nên “tự cắt” không cần giải thích với người nhà. BV sau đó đã đưa ra, bản cam kết thực hiện cắt thận có chữ ký của người nhà bệnh nhân. Tuy nhiên, gia đình người bệnh cho rằng sự việc không đúng như vậy.
Theo bà Nga, vì bác sĩ giải thích là phẫu thuật lấy sỏi nên người nhà đã ký mà không xem xét lại. Bà cho rằng, BV đã sửa hoặc ghi thêm vào giấy cam đoan để hoàn thiện hồ sơ.
Trong khi đó, tại cuộc gặp gỡ phóng viên, GS.TS Trịnh Hồng Sơn và các bác sĩ BV Việt Đức khẳng định bác sĩ trước khi thực hiện phẫu thuật đã giải thích với người bệnh và gia đình về những biến chứng trong phẫu thuật và gia đình đã ký cam kết. Trong đó, biến chứng chính là phải cắt thận hay biến chứng nặng nhất là tử vong.
Các bác sĩ cho biết, trong giấy ra viện của bệnh nhân cách đây 4 năm đã ghi rõ việc phải cắt bỏ thận. Giấy chứng nhận cách thức phẫu thuật; Giấy hẹn khám lại; Đơn thuốc đều ghi rõ điều này và những giấy tờ này đều giao bệnh nhân giữ.
“Trong hồ sơ của người bệnh vẫn còn lưu Bản mạch của điều dưỡng theo dõi ở đầu giường bệnh nhân và thậm chí quả thận bị cắt cũng phải gửi xuống Khoa Giải phẫu bệnh để đánh giá quả thận có đáng bị cắt hay không… Tôi là người chuyên môn tiết niệu, tôi không bao giờ khẳng định cắt thận ngay với trường hợp sỏi thận. Đây là bệnh lành tính và phải cứu trước, cứu không được mới buộc lòng phải cắt”, BS Đỗ Ngọc Sơn nói.
Tuy nhiên, phía người bệnh Lê Thị Nga trong đơn vẫn đề nghị Bộ Y tế tổ chức buổi đối thoại với sự có mặt của các cơ quan chức năng và gia đình về sự việc này. Đối với tổn hại sức khỏe khi bị cắt thận, người bệnh đề nghị được hỗ trợ chi phí điều trị sau này tại BV Việt Đức./.
Thiên Bình/VOV.VN
Tỷ phú giàu thứ 3 thế giới thoát chết nhờ phát hiện ung thư sớm
Warren Buffett phát hiện mắc ung thư tuyến tiền liệt năm 2012. Nhờ điều trị sớm, sức khỏe của vị tỷ phú đã ổn định.
Tháng 4/2012, bức thư từ chủ nhân khối tài sản 89 tỷ USD, Warren Buffett, đã được đăng tải trên trang web chính thức của Berkshire Hathaway. "Huyền thoại đầu tư" cho biết mình đang mắc ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn đầu.
Ông chủ của Berkshire cũng trấn an các cổ đông rằng tình trạng sức khỏe không đáng lo ngại. Điều bất ngờ là sau đó Warren Buffett lựa chọn cách điều trị mà theo như Reuters viết "gây kinh ngạc cho một số chuyên gia".
Xạ trị ngay sau khi phát hiện bệnh
Ngày 17/4/2012, Warren Buffett viết trong thư gửi tới cổ đông công ty rằng: "Tôi vừa nhận được chẩn đoán mắc ung thư tuyến tiền liệt vào thứ Tư tuần trước. Tôi đã quét CAT, xương cũng như chụp MRI (...) và phát hiện ra mình mắc bệnh vì mức độ PSA gần đây đã vượt quá độ cao bình thường". Cùng với đó, ông chia sẻ trong tháng 7/2012 bản thân sẽ bước vào đợt xạ trị.
Warren Buffett chọn cách xạ trị ngay khi phát hiện mắc ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn đầu. Ảnh: Essential News.
Theo ABC News, giữa tháng 9/2012 tỷ phú giàu thứ 3 thế giới đã hoàn thành khóa điều trị với kết quả tích cực. Ông chia sẻ: "Đó là một ngày tuyệt vời đối với tôi sau khi trải qua 44 lần xạ trị".
Warren Buffett thậm chí còn nói đùa với các giám đốc điều hành về kế hoạch sống của bản thân để để trở thành người đàn ông mắc ung thư tuyến tiền liệt sống sót lâu nhất. Ông cũng bày tỏ sự nhẹ nhõm vì đã hoàn thành các phương pháp điều trị bức xạ. "Các tác dụng phụ sẽ tới trong một vài tuần, nhưng tôi rất vui khi nói rằng mình đã tạm biệt ung thư", vị tỷ phú nói.
Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ (ACS), tỷ lệ sống sót tương đối năm năm đối với nam giới bị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn một là gần 100%. Vì vậy, ABC News cho rằng quyết định của Warren Buffett trước bệnh ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn 1 là phương pháp gây tranh cãi. Bởi lẽ, ở giai đoạn này, căn bệnh có thể chữa khỏi và việc dùng xạ trị thường thích hợp với các thời kỳ sau.
Ung thư tuyến tiền liệt có thể chữa khỏi nhờ phát hiện sớm?
Medicinenet cho biết các chuyên gia lưu ý rằng ung thư tuyến tiền liệt được phát hiện ở giai đoạn 1, khi các tế bào vẫn đang trú ngụ ở bộ phận này, có khả năng chữa khỏi cao. ACS thống kê, cứ 4 trong số 5 bệnh nhân mắc ung thư tuyến tiền liệt được phát hiện ở giai đoạn 1 hoặc 2 có tỷ lệ sống sót thêm 10 năm là 98%.
Tỷ lệ chữa khỏi ung thư tuyến tiền liệt nếu phát hiện sớm là xấp xỉ 100%. Ảnh: Medscape.
Hiện nay, khoảng 242.000 nam giới được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở Mỹ mỗi năm và khoảng 28.000 người chết vì căn bệnh này hàng năm. "Nhiều bệnh nhân có thể được chữa khỏi nếu tế bào ung thư không lan rộng", Viện Ung thư Quốc gia Mỹ lưu ý trên trang web của mình. Và thậm chí "một số bệnh nhân ung thư không lan rộng ra ngoài tuyến tiền liệt cũng có thể được chữa khỏi".
Trả lời phỏng vấn của MSNBC, TS Christopher Kane, Trưởng khoa tiết niệu trường Đại học California (San Diego) cho biết, thực tế Warren Buffett đang ở giai đoạn 1, các tế bào ung thư trú ngụ ở tuyến tiền liệt, chớm lây lan sang các bộ phận khác, vì vậy việc chữa khỏi hoàn toàn là điều có thể làm được.
Phát hiện sớm ung thư tuyến tiền liệt bằng cách nào?
Mayo Clinic đưa ra ý kiến, việc nên tầm soát khi không có triệu chứng ung thư tuyến tiền liệt hay không vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi. Các tổ chức y tế không đồng ý về việc sàng lọc bởi chưa rõ lợi ích mà nó mang lại.
Một số tổ chức y tế khuyên nam giới nên xem xét sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt ở độ tuổi 50, hoặc sớm hơn đối với những người đàn ông có yếu tố nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt. Xét nghiệm sàng lọc tuyến tiền liệt có thể bao gồm:
- Khám trực tràng kỹ thuật số (DRE): Nếu bác sĩ của bạn tìm thấy bất kỳ sự bất thường trong kết cấu, hình dạng hoặc kích thước của tuyến tiền liệt, người bệnh có thể cần xét nghiệm thêm.
- Xét nghiệm kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA): Tuyến tiền liệt chịu trách nhiệm sản xuất chất lỏng nuôi dưỡng và vận chuyển tinh trùng. Ung thư tuyến tiền liệt xảy ra do dư thừa protein PSA trong máu. Xét nghiệm PSA kết hợp với DRE sẽ giúp xác định ung thư tuyến tiền liệt ở giai đoạn sớm nhất.
Nam giới nên thận trọng với những dấu hiệu bất thường khi đi tiểu. Ảnh: Medical Newstoday.
Nếu xét nghiệm DRE hoặc PSA phát hiện bất thường, các bác sĩ sẽ đề nghị các xét nghiệm tiếp theo chẳng hạn như: Siêu âm, kiểm tra mẫu mô tuyến tiền liệt hoặc kiểm tra phản ứng tổng hợp MRI.
Các phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt phổ biến hiện nay bao gồm: phẫu thuật cắt bỏ khối u, liệu pháp suy giảm hormone (nội tiết tố nam) và phương pháp xạ trị. Nếu khối u vẫn đang phát triển chậm, dựa trên sự thay đổi mức độ kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA), các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân điều trị bằng thuốc và theo dõi.
Nếu có các dấu hiệu cảnh báo sau đây, bạn nên đi khám bác sĩ để phát hiện sớm ung thư tuyến tiền liệt:
- Tiểu buốt hoặc khó khăn khi đi tiểu
- Thường xuyên đi tiểu hơn vào ban đêm
- Mất kiểm soát cảm giác buồn tiểu
- Giảm lưu lượng hoặc tốc độ của dòng nước tiểu bất thường
- Tiểu ra máu hoặc có máu trong tinh dịch
- Rối loạn cương dương
- Đau khi xuất tinh
Theo Zing
Suýt bị cắt bỏ thận, bệnh nhân nước ngoài sang Việt Nam chữa trị Tại bệnh viện ở Campuchia, chị được chỉ định cắt bỏ thận phải do sỏi to không thể phẫu thuật. Qua Việt Nam, bệnh nhân đã được mổ lấy sỏi mà không phải cắt bỏ thận. Bệnh nhân ổn định sức khỏe sau khi được nội soi tán sỏi thành công mà không cần cắt bỏ thận - Ảnh: BVCC Hôm nay (19.8),...