Làm rõ vụ Asanzo, xem xét trách nhiệm vụ Nhật Cường
Sáng 25/7, Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm của Chính phủ (Ban 138) và Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban 389) tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ thời gian tới.
Ban Chỉ đạo 389 cho biết sẽ xem xét làm rõ trách nhiệm của các lực lượng chức năng để xảy ra vi phạm kéo dài như vụ việc ở công ty Nhật Cường
Tại Hội nghị này, đại diện các cơ quan chức năng cho biết, sẽ làm rõ vụ việc Asanzo, đồng thời xem xét trách nhiệm lực lượng chức năng để xảy ra vi phạm kéo dài ở Công ty Trách nhiệm hữu hạn điện thoại Nhật Cường ở Hà Nội, vụ xăng giả ở Sóc Trăng.
Thất thu ngân sách, gây thiệt hại cho người tiêu dùng
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo 389, thời gian qua hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến, địa bàn cả nước tiếp tục diễn biến phức tạp. Các đối tượng hoạt động ngày càng tinh vi, có tổ chức và manh động. Ban Chỉ đạo 389 cho biết, tình trạng vận chuyển ma tuý, buôn bán hàng hóa sản xuất từ bên ngoài, hàng giả, hàng nhái, giả mạo xuất xứ, nhãn mác “made in Vietnam” để gian lận thương mại, gây thất thu ngân sách, ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp Việt Nam, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
Theo ông Trần Hữu Linh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công thương, những mặt hàng không rõ nguồn gốc, giả mạo xuất xứ, gán mác “Made in Việt Nam” chủ yếu là thực phẩm, rau củ quả; hàng dệt may, quần áo, giày dép, đồ chơi trẻ em; đồ dùng, thiết bị giáo dục; chất tẩy rửa, hàng gia dụng, điện gia dụng, điện tử, thiết bị xây dựng… Theo ông Linh, công tác kiểm tra, xử lý vi phạm rất khó khăn. “Nếu cơ quan thực thi không có bằng chứng rõ ràng, không bắt quả tang hoặc giám định chất lượng thì việc phát hiện vi phạm rất khó, đặc biệt là đối với hàng nhập lậu sau khi được đưa qua các đường mòn, lối mở”, ông Linh cho biết.
Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan: Đủ cơ sở pháp lý xử lý vụ Asanzo
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Cẩn, Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải Quan cho biết, đã khởi tố vụ an liên quan đến công ty con của Asanzo và chuyển cho công an xử hành vi một công ty con nhập khẩu hàng giả xuất xứ Việt Nam để tiêu thụ, giả mạo nhãn mác, đồng thời khẳng định “sẽ làm sâu và có đủ cơ sở pháp lý để xử lý”.
Ông Nguyễn Văn Cẩn, Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan chỉ ra thủ đoạn mới của các đối tượng là thành lập công ty ma chia cắt phân ra từng công đoạn vận chuyển qua biên giới, tập kết tại các tụ điểm để đưa vào trong nước tiêu thụ. “Thậm chí các đối tượng buôn lậu còn thuê người có tiền án tiền sự thành lập doanh nghiệp phục vụ cho việc gian lận thương mại, hàng giả. Khi bị phát hiện và xử lý họ chấp nhận đi tù thay cho chủ doanh nghiệp”, ông Cẩn phản ánh.
Đề cập đến vụ việc Asanzo, ông Cẩn cho biết, đã chuyển công an khởi tố vụ án, về hành vi một công ty con nhập khẩu hàng giả mạo thiết bị Việt Nam để đưa hàng vào nước ta tiêu thụ, sau đó giả mạo nhãn mác. Về một số thông tin cho rằng cơ sở pháp lý không đủ để xử lý hành vi vi phạm, ông Cẩn khẳng định “sẽ làm sâu và có đủ cơ sở”. “Trong 2 tuần nữa sẽ đưa ra kết luận về hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ và tổ chức sản xuất hàng giả, tiêu thụ hàng giả đối với một số doanh nghiệp liên quan nhóm hàng điện tử, điện lạnh, mỹ phẩm”, ông Cẩn cho biết.
Làm rõ dấu hiệu bảo kê, tiêu cực
Theo Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc, Cục trưởng Cảnh sát kinh tế (C03 – Bộ Công an), thời gian qua C03 phối hợp các lực lượng địa phương triệt phá: Đường dây buôn lậu đường ở An Giang; Đường dây buôn lậu điện thoại theo đường hàng không; vụ các đối tượng thành lập công ty để hoạt động buôn lậu như Công ty Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường (Công ty Nhật Cường) ở Hà Nội.
“Thông qua những vụ việc đó, chúng tôi chỉ đạo các địa phương cùng tham gia điều tra, xử lý”, ông Ngọc nói. Trong quá trình xử lý các vụ việc, Thiếu tướng Ngọc cho rằng, còn một số tồn tại, có dấu hiệu bảo kê, tiêu cực của lực lượng chức năng. “Chúng tôi thống kê 25 địa phương có biên giới, trong 6 tháng đầu năm, chỉ có 6 địa phương khởi tố án buôn lậu…”, Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc cho hay.
Báo cáo của Ban chỉ đạo 389 nêu sẽ xem xét, làm rõ trách nhiệm của các lực lượng chức năng để xảy ra vi phạm kéo dài như vụ việc ở Công ty Nhật Cường tại Hà Nội, vụ xăng giả ở Sóc Trăng.
Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình lưu ý, các cơ quan, đơn vị: Nghiêm túc thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về ngăn chặn tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc; Tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ, kiên quyết ngăn chặn tình trạng “tham nhũng vặt” ở các cơ quan hành chính; Không để người dân bức xúc, giảm sút niềm tin vào đội ngũ cán bộ, công chức.
Cùng với đó, tổ chức phòng, chống tội phạm, buôn lậu, gian lận thương mại ngay trong chính lực lượng chức năng, kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm, loại ra khỏi bộ máy những cán bộ, công chức tha hóa, biến chất tiếp tay cho tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật.
Phó Thủ tướng yêu cầu Tổng cục Quản lý thị trường tập trung hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao trình độ nghiệp vụ, trách nhiệm trong thực thi công vụ cho công chức Quan lý thị trường. “Nếu tỉnh, thành phố nào xảy ra tình trạng bày bán, tàng trữ hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc thì phải thay thế, điều chuyển người đứng đầu”, Phó Thủ tướng chỉ đạo.
“Trong 2 tuần nữa sẽ đưa ra kết luận về hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ và tổ chức sản xuất hàng giả, tiêu thụ hàng giả đối với một số doanh nghiệp liên quan nhóm hàng điện tử, điện lạnh, mỹ phẩm”, ông Nguyễn Văn Cẩn, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan
VĂN KIÊN
Theo tienphong
Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo 2 Sở cung cấp thông tin Nhật Cường cho Bộ Công an
Ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, đã chỉ đạo hai Sở của TP cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan điều tra của Bộ Công an để phục vụ điều tra vụ án liên quan đến Công ty Nhật Cường.
Sáng ngày 25/7, ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, ngày 19/7, TP đã nhận được công văn của Cục Cảnh sát kinh tế (C03 - Bộ Công an) đề nghị chỉ đạo các sở ngành cung cấp thông tin, tài liệu để phục vụ điều tra vụ án liên quan đến Công ty Nhật Cường.
"Ngay sau khi nhận được đề nghị, tôi đã chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp cung cấp thông tin, tài liệu cho của Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an", ông Nguyễn Đức Chung nói.
Hai Sở của TP Hà Nội có trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan đến Nhật Cường cho Bộ Công an
Theo nội dung văn bản đề nghị của C03, quá trình điều tra, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường (gọi tắt là Công ty Nhật Cường) và Công ty TNHH Giải pháp phần mềm Nhật Cường (Công ty Nhật Cường Software) đã xây dựng, đang quản trị một số phần mềm được ứng dụng trong một số lĩnh vực như y tế, giáo dục, dịch vụ công trực tuyến... của TP Hà Nội.
Kết quả điều tra xác định, Công ty Nhật Cường và Công ty Nhật Cường Software hoạt động chủ yếu trên nguồn tiền bất hợp pháp nên trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra sẽ áp dụng biện pháp tố tụng đối với một số vật chứng theo quy định của pháp luật.
Trong ngày 25/7, phát biểu tại Hội nghị toàn quốc sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2019, triển khai nhiệm vụ thời gian tới của Ban chỉ đạo 138 và Ban chỉ đạo 389, Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc - Cục trưởng Cảnh sát kinh tế (C03 - Bộ Công an) cho biết, đơn vị này luôn nhận được chỉ đạo điều tra cơ bản phải thật kỹ, phối hợp chặt chẽ với các cấp, xây dựng các biện pháp cụ thể để nhận diện và phát hiện ra các đường dây của nhóm tội phạm, bắt triệt phá được các đối tượng cầm đầu để xử lý theo pháp luật.
Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc cũng đưa ra một số chuyên án lớn, C03 phối hợp cùng các lực lượng địa phương triệt phá. Cụ thể, đó là đường dây buôn lậu đường ở An Giang, sau khi bị triệt phá giá đường ở phía Nam đã tăng lên 2.000 đồng/kg.
Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc - Cục trưởng Cảnh sát kinh tế Bộ Công an
"Đường dây buôn lậu điện thoại theo hàng không hoặc thành lập các công ty hoạt động buôn lậu như Nhật Cường ở Hà Nội, chúng tôi đã chỉ đạo các địa phương cùng tham gia điều tra, xử lý. Điển hình trong đó là Công an Đắk Nông phối hợp với Bộ Công an phá đường dây sản xuất xăng giả của Trịnh Sướng", ông Ngọc nói.
Qua 6 tháng đầu năm 2019, Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc nhận thấy, vụ việc kinh tế khởi bố về buôn lậu, hàng giả đều tăng. Cụ thể, lực lượng chức năng đã khởi tố bị can tăng đến 80%. Lực lượng chức năng cũng đã khởi tố toàn diện đối với các hành vi vi phạm pháp luật đồng đều giữa C03 của Bộ Công an và công an các địa phương.
Trong quá trình xử lý các vụ việc, Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc nhận thấy vẫn còn một số tồn tại cần trao đổi thêm với các địa phương. "Các đường dây chúng tôi phá án vẫn còn có dấu hiệu bảo kê, tiêu cực của lực lượng chức năng. Chúng tôi thống kê 25 địa phương có biên giới vùng biên trong 6 tháng đầu năm, chỉ có 6 địa phương khởi tố án buôn lậu...", Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc nói thêm.
Theo Dân trí
Khởi tố vụ công ty nhập hàng Trung Quốc gắn mác Asanzo Bước đầu cơ quan Công an xác định, công ty Sa Huỳnh có hành vi gian dối khi nhập hàng từ Trung Quốc về gắn mác Asanzo để bán trong nước. Thông tin từ cơ quan CSĐT Công an TP.HCM cho hay, vừa ra quyết định khởi tố vụ án "buôn lậu" xảy ra tại công ty TNHH sản xuất thương mại Sa...