Làm rõ quyền về đất đai trong Hiến pháp
Các nội dung về đất đai luôn làm nóng diễn đàn QH. Tại phiên thảo luận sửa đổi Hiến pháp ở kỳ họp cuối năm vừa qua, có nhiều ý kiến góp ý về sở hữu đất đai.
Sở hữu toàn dân
Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Đinh Xuân Thảo (ĐB Hà Nội) tán thành quy định sở hữu đất đai tại dự thảo, theo đó khẳng định “đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý theo quy định của pháp luật”.
Ông Thảo đưa ra các lý do: Thứ nhất, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, Nhà nước thay mặt toàn dân quản lý và phân bổ đất đai, đảm bảo điều tiết quá trình phân phối địa tô công bằng, ngăn ngừa khả năng số ít chiếm dụng phần lớn địa tô, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận bình đẳng và trực tiếp với đất đai, xóa bỏ tình trạng dùng độc quyền sở hữu đất đai bóc lột người sử dụng đất.
Ông Đinh Xuân Thảo: Sở hữu toàn dân có thể ngăn ngừa chiếm dụng địa tô. Ảnh: Minh Thăng
Thứ hai, ghi nhận thành quả cách mạng về đất đai của dân tộc ta, dù đất đai là tự nhiên, vốn đất đai quý báu ngày nay có được là do công sức, mồ hôi, xương máu của biết bao thế hệ người Việt Nam.
Thứ ba, Việt Nam là nước nông nghiệp, khoảng 70% là nông dân, bình quân đất sản xuất thấp nhất thế giới. Do đó, đất đai là điều kiện vật chất đảm bảo việc làm, đời sống ổn định cho nông dân.
Thứ tư, nội hàm quyền sử dụng đất theo quy định hiện hành không hạn chế quyền của tổ chức, cá nhân sử dụng đất, mà gần như quyền của một chủ sở hữu ở các nước có đa sở hữu về đất đai.
Thứ năm, quy định này giữ được ổn định quan hệ đất đai, ngăn ngừa xung đột, phức tạp về mặt xã hội, lịch sử có thể nảy sinh nếu thay đổi hình thức sở hữu đất đai.
Quy định đủ quyền của người sử dụng đất
Video đang HOT
Tuy vậy, nhiều ĐB thấy trong tình hình các quan hệ đất đai ngày càng trở nên phức tạp như hiện nay, Hiến pháp cần quy định cụ thể và rõ ràng hơn.
Điều 58 tại dự thảo hiện đang quy định: “Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất để sử dụng ổn định lâu dài hoặc có thời hạn. Người sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ, khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, đúng mục đích được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các nghĩa vụ liên quan theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất là quyền tài sản được pháp luật bảo hộ”.
ĐB Phùng Đức Tiến (Hà Nam) thấy quy định “được chuyển quyền sử dụng đất” chưa bao hàm hết các quyền của người sử dụng đất như quyền thừa kế, tặng, cho, chuyển đổi quyền sử dụng đất… Ông Tiến đề nghị sửa thành “có các quyền sử dụng đất”.
Về thu hồi đất, dự thảo hiện đang quy định: “Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân sử dụng có bồi thường theo quy định của pháp luật trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế – xã hội”.
Nội dung “các dự án phát triển kinh tế – xã hội” mới được bổ sung để thống nhất với dự thảo sửa đổi luật Đất đai dự kiến được QH thông qua trước dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
ĐB Nguyễn Văn Tiên (Tiền Giang) đề nghị “để vẹn toàn, đầy đủ ý nghĩa và dễ cho việc hướng dẫn sau này”, nên thêm các khái niệm “trưng mua”, “trưng dụng” bên cạnh khái niệm “thu hồi” đối với đất đai.
Theo soha
Khẳng định chủ quyền biển đảo trong Hiến pháp
Không ít đại biểu tại kỳ họp Quốc hội vừa rồi nhận định sửa đổi Hiến pháp lần này là cơ hội quý báu để khẳng định mạnh mẽ hơn chủ quyền của đất nước.
ĐB Phạm Đức Châu (Quảng Trị) cho rằng tại điều 1, sau khi khẳng định chủ quyền quốc gia, cần đưa khoản 1, điều 11 "Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng bất khả xâm phạm" lên.
Khi ấy, điều 1 sẽ được viết thành: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập dân chủ, có chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời. Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng bất khả xâm phạm.
ĐB Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) còn cho rằng cần nghiên cứu cẩn trọng để đưa tuyên bố chủ quyền của Hoàng Sa và Trường Sa vào Hiến pháp.
"Biết rằng đây là một nội dung nhạy cảm và một cuộc tranh đấu khó khăn lâu dài, nhưng tôi nghĩ đây là cơ hội chín muồi và hết sức cần thiết để chúng ta thể hiện tuyên bố mạnh mẽ về chủ quyền với những chứng cứ lịch sử rõ ràng và sự ủng hộ của phần đông dư luận thế giới.
Có thể hôm nay chúng ta chưa làm được nhưng với ý chí ngoan cường không d Khẳng định chủ quyền biển đảo trong Hiến phápễ bị khuất phục của dân tộc Việt Nam, tôi có niềm tin vững chắc rằng các thế hệ tiếp nối sẽ thực hiện lời tuyên bố của chúng ta hôm nay đó là toàn vẹn lãnh thổ, toàn vẹn chủ quyền của Việt Nam là bất tử, là bất khả xâm phạm" , ông Nhân nói.
Hệ thống thắp sáng và tua-bin gió trên đảo Trường Sa. Ảnh: Ngô Xuân Quang
ĐB Triệu Là Pham (Hà Giang) thì đề nghị bổ sung một quy định riêng đối với tài nguyên biển, đảo.
"Nước ta là một quốc gia có biển lớn, chứa đựng nhiều tài nguyên phong phú và đa dạng với trữ lượng quy mô lớn cho phép phát triển nhiều lĩnh vực về kinh tế biển quan trọng góp phần lớn trong việc xây dựng cho nền kinh tế quốc dân", ông Pham nói.
"Nhưng việc khai thác về các ngành du lịch biển, khai thác hải sản và nuôi trồng thủy sản, dầu khí, các dịch vụ kinh tế biển và ven biển chưa được quy hoạch cụ thể, quy mô còn nhỏ bé chưa khai thác hết tiềm năng lợi thế, những lợi ích kinh tế của biển, đảo còn thiếu bền vững, chưa thực sự đi vào phát triển đúng tiềm năng và lợi thế của biển đảo".
Vì vậy cần thống nhất quản lý theo Hiến pháp và pháp luật, đảm bảo khai thác có hiệu quả vùng kinh tế biển, bảo vệ môi trường biển, quy hoạch, khai thác theo quy trình nguồn tài nguyên biển.
"Công tác nghiên cứu xây dựng quy hoạch không gian biển, bảo vệ môi trường biển kết hợp với phát triển kinh tế biển gắn với quốc phòng an ninh, chủ quyền biển, đảo của nước ta" , ĐB Hà Giang nói.
Khoản 2, điều 11: "Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị theo pháp luật",cũng nhận được góp ý của các ĐBQH.
Luật sư Trương Trọng Nghĩa (đại biểu TP.HCM) đề nghị sửa thành: "Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xâm hại lợi ích của đất nước và nhân dân đều bị cấm và nghiêm trị".
ĐB Đỗ Hữu Lâm (Long An) thì lưu ý điều 13 Hiến pháp 1992 diễn giải mọi âm mưu và hành động chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc... bị nghiêm trị, nhưng điều 11 của dự thảo sửa đổi bỏ từ "âm mưu và hành động" mà thay bằng "hành vi".
Ông Lâm cho rằng "có âm mưu mới có hành vi, đã có hành vi mới nghiêm trị thì quá trễ" nên đề nghị diễn đạt thành: "Mọi âm mưu và hành vi chống lại độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, xâm phạm lợi ích của tổ quốc và nhân dân đều bị nghiêm trị theo pháp luật".
Quy định rõ nhiệm vụ quốc tế của quân đội
Chính vì vậy, các ĐB đều đồng tình chương IV về bảo vệ Tổ quốc phải khẳng định đây là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị.
Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu cho rằng: "Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc phải được thể hiện trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh và đối ngoại, xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ của quốc phòng, an ninh, xác định vị trí nòng cốt của quân đội nhân dân, công an nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc".
Một điểm còn có ý kiến khác nhau từ các ĐB là việc "lực lượng vũ trang nhân dân thực hiện nghĩa vụ quốc tế". ĐB Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) cho rằng việc bổ sung nhiệm vụ này là "tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho lực lượng vũ trang khi thực hiện các nghĩa vụ quốc tế góp phần bảo vệ hòa bình thế giới và khu vực".
Trong khi đó, ĐB Nguyễn Hữu Hùng (Tiền Giang) đề nghị nghiên cứu khả năng lực lượng vũ trang của chúng ta tham gia nhiệm vụ giữ gìn hòa bình, tham gia nhiệm vụ bảo đảm an ninh phi truyền thống ở nước ngoài.
"Đây là vấn đề rất hệ trọng mà chưa được Hiến pháp quy định. Để nước ta thực hiện vai trò là thành viên có trách nhiệm của LHQ thể hiện tinh thần chủ động và tích cực của ta trong hội nhập quốc tế góp phần bảo vệ lợi ích và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, cũng phải tính đến khả năng này" , ông Hùng nói.
"Tuy nhiên trong thực hiện nhiệm vụ này phải có bước đi thích hợp, bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc và phù hợp với lòng dân và phải hợp hiến, hợp pháp".
Cho rằng viết "thực hiện nghĩa vụ quốc tế" là quá rộng, ĐB Tiền Giang đề nghị chỉ viết "nhiệm vụ góp phần bảo vệ hòa bình trong khu vực và thế giới", sau này sẽ có các luật cụ thể để điều chỉnh khi nào thực hiện nhiệm vụ và khi nào sẽ sử dụng lực lượng vũ trang đối với nhiệm vụ đó.
Theo soha
Ban Đối ngoại TW góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp Ngày 19/3, Ban Đối ngoại Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị toàn thể cán bộ công chức trong cơ quan lấy ý kiến đóng góp Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Hoàng Bình Quân phát biểu ý kiến chỉ đạo hội nghị. Các ý kiến đóng góp bày...