Làm rõ nguyên nhân chưa phân bổ hết kế hoạch vốn được giao năm 2022
Làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm đối với 12 bộ, cơ quan trung ương, 16 địa phương đến ngày 31/5/2022 chưa phân bổ hết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2022 được Thủ tướng Chính phủ giao.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, để tiếp tục đẩy nhanh tiến độ giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước, phấn đấu giải ngân 100% kế hoạch được giao, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương, địa phương tập trung triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra; trong đó, nghiêm khắc phê bình và yêu cầu kiểm điểm, làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm đối với 12 bộ, cơ quan trung ương, 16 địa phương đến ngày 31/5/2022 chưa phân bổ hết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2022 được Thủ tướng Chính phủ giao; 5 cơ quan trung ương đến nay chưa giải ngân (tỷ lệ giải ngân 0%) như báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Theo đó, Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư công khai danh sách các bộ, cơ quan trung ương và địa phương bị phê bình trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư công và trang tin điện tử của Bộ theo quy định. Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương bị phê bình có báo cáo kiểm điểm gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2022.
Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương và địa phương trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc giải ngân vốn đầu tư công. Chính phủ yêu cầu người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương và địa phương phải trực tiếp chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến đất đai, tài nguyên.
Cùng với đó, rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách pháp luật về đầu tư công, đất đai, xây dựng và pháp luật có liên quan theo hướng phân cấp, đơn giản hóa thủ tục; rà soát điều chuyển kế hoạch đầu tư vốn giữa các dự án chậm giải ngân sang dự án có tiến độ giải ngân tốt…; đồng thời, chịu trách nhiệm giải trình về kết quả giải ngân cũng như hiệu quả đầu tư; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, siết chặt kỷ cương, xử lý nghiêm các vi phạm.
Bên cạnh đó, triển khai nhanh, có hiệu quả các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 cho các địa phương và dự toán ngân sách trung ương năm 2022 để thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia.
Video đang HOT
Không điều chỉnh giảm kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 nguồn vốn ngân sách trung ương của bộ, cơ quan trung ương và địa phương tương ứng với số vốn kế hoạch năm 2021 không giải ngân hết, không được kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân và bị hủy dự toán theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương chủ động bố trí lại trong kế hoạch vốn ngân sách trung ương năm 2022 và các năm sau tương ứng với số vốn không giải ngân hết năm 2021, bị hủy dự toán cho các dự án bảo đảm bố trí đủ theo kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 đã được giao để hoàn thành đúng tiến độ.
Hiện, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đang khẩn trương hoàn chỉnh dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 114/2021/NĐ-CP ngày 16/12/2021 của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài để trình Chính phủ.
Về tình hình phân bổ, giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước 5 tháng năm 2022, Chính phủ cơ bản thống nhất với báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Văn bản số 3605/BC-BKHĐT ngày 02/6/2022. Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương đã chủ động, tích cực triển khai giao kế hoạch vốn đầu tư ngân sách nhà nước năm 2022 kịp thời; tổ chức thực hiện nhiều giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.
Tính đến ngày 31/5/2022, tổng số vốn các bộ, cơ quan trung ương, địa phương đã có quyết định giao chi tiết cho các dự án đủ thủ tục đầu tư, đủ điều kiện giải ngân trong năm 2022 đạt 92,9% so với số vốn Thủ tướng Chính phủ đã giao kế hoạch; ước thanh toán đạt 22,37% kế hoạch (cùng kỳ năm 2021 đạt 22,12% kế hoạch). Có 41/51 bộ, cơ quan trung ương và 18/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp (dưới 20%).
Trong tháng 5/2022, 6 Tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 do Thủ tướng Chính phủ thành lập đã khẩn trương, tích cực triển khai công việc; kịp thời chỉ ra các tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện và trong các quy định của pháp luật; xác định những nguyên nhân của tồn tại, hạn chế và kiến nghị các giải pháp để tháo gỡ.
Xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết đang xây dựng dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023.
Mục tiêu xây dựng dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ nhằm quán triệt, hướng dẫn và giao nhiệm vụ cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 của quốc gia, ngành, lĩnh vực và địa phương.
Nội dung chủ yếu của dự thảo Chỉ thị được kết cấu gồm 3 phần, đó là: xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; nhiệm vụ xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2023, Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2023-2025 và tổ chức thực hiện.
Dự thảo Chỉ thị quy định các yêu cầu xây dựng và nội dung chủ yếu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; trong đó, trên cơ sở tình hình, kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm 2022, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tổ chức đánh giá, ước thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 trên tất cả các ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách và quản lý.
Theo đó, nội dung đánh giá phải đầy đủ, thực chất, khách quan, trung thực, chính xác, có so sánh với năm 2021 về các kết quả đạt được, những khó khăn, hạn chế và phân tích rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan, bài học kinh nghiệm để có biện pháp khắc phục; trong đó có đánh giá các tác động của thiên tai, dịch bệnh, xung đột ...
Trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, các bộ, cơ quan trung ương, địa phương dự báo tình hình trong nước, khu vực, quốc tế. Từ đó, dự kiến mục tiêu của năm 2023; đề xuất các mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng, nhiệm vụ chủ yếu của năm 2023.
Đối với nội dung dự thảo Chỉ thị về xây dựng Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023, Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2023-2025 được tổng hợp theo đề xuất của Bộ Tài chính và bổ sung, hoàn thiện các nội dung quy định về xây dựng kế hoạch đầu tư công.
Theo đó, giai đoạn 2023-2025 quyết định việc thực hiện các mục tiêu Kế hoạch tài chính quốc gia, vay, trả nợ công 5 năm 2021-2025. Mục tiêu cho công tác xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2023-2025 là đẩy mạnh thực hiện chính sách tài khóa hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Đồng thời, tiếp tục cơ cấu lại ngân sách nhà nước, nợ công gắn với phân bổ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính, góp phần kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và hoàn thành các mục tiêu Kế hoạch tài chính quốc gia, vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025...
Về tổ chức thực hiện xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn chi tiết nội dung, tiến độ việc xây dựng Kế hoạch; xây dựng Đề cương báo cáo "Tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023" của cả nước, phân công nhiệm vụ, tiến độ báo cáo cụ thể đối với các bộ, cơ quan trung ương, địa phương trong tháng 6 năm 2022.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo Tổng cục Thống kê biên soạn và công bố số liệu chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (GRDP) cho địa phương xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.
Theo đó, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương hướng dẫn các ngành, các cấp trực thuộc xây dựng Kế hoạch thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách và của địa phương; gửi các báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 và dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 31/7/2022.
Về tổ chức thực hiện xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2023, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2023-2025, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn cụ thể về nội dung, tiến độ xây dựng Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023, Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2023-2025 và Kế hoạch đầu tư công năm 2023 phù hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Luật Đầu tư công.
Tỉnh Quảng Ninh đưa 1.421 tổ công nghệ số cộng đồng đi vào hoạt động Tại 13 địa phương của tỉnh Quảng Ninh đã ban hành kế hoạch, thành lập 1.421 tổ công nghệ số cộng đồng bao phủ 173/177 xã, phường, thị trấn. Thực hiện Kế hoạch số 59/KH-UBND ngày 1/3/2022 của UBND tỉnh về thực hiện Chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, đến nay 13 địa...