Làm rõ hơn vị trí nguyên thủ quốc gia
TS Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp – Ủy ban Thường vụ Quốc hội, khẳng định dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã làm rõ quyền của chủ tịch nước với vị trí là nguyên thủ và làm rõ hơn quyền của người dân
*Phóng viên: Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tiếp tục quy định chủ tịch nước là chủ tịch Hội đồng Quốc phòng an ninh, tuy nhiên, phạm vi phong hàm tướng lĩnh đã rộng hơn, việc điều chỉnh này có phải nhằm làm rõ vị trí nguyên thủ và điều chỉnh lại nhiệm vụ này của thủ tướng, thưa ông?
- TS Đinh Xuân Thảo:
Hiến pháp sửa đổi làm rõ hơn việc phân công, kiểm soát của chủ tịch nước. Chủ tịch nước không nắm 1 trong 3 nhánh quyền lực (lập pháp, hành pháp, tư pháp) mà là một thiết chế, là người đứng đầu Nhà nước về đối nội, đối ngoại cho nên có các quyền của 3 nhánh. Theo đó, Hiến pháp sửa đổi có điểm mới là xác định quyền cụ thể trong lập pháp, hành pháp, tư pháp. Cụ thể, trong hành pháp, việc chủ tịch nước là thống lĩnh lực lượng vũ trang được cụ thể hóa bằng việc phong hàm cấp tướng nói chung, trong khi trước đó chỉ phong hàm cấp thượng tướng trở lên, còn thủ tướng ở cấp thấp hơn. Nay đã thống nhất về một đầu mối.
Về vị trí thống lĩnh lực lượng vũ trang và chủ tịch Hội đồng Quốc phòng an ninh thì tại Hiến pháp sửa đổi nội hàm cụ thể hóa hơn. Ví dụ, khi có sự việc đặc biệt nằm trong thẩm quyền như liên quan đến quốc phòng an ninh, chủ tịch nước có quyền yêu cầu thủ tướng triệu tập cuộc họp nội các và chủ tịch nước chủ trì cuộc họp này.
Về đối ngoại cũng xác định chủ tịch nước được trực tiếp tham gia đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế. Tất nhiên, cũng có quy định cụ thể từng trường hợp có quyền. Hay việc trách nhiệm đóng góp nghĩa vụ quốc tế như gửi quân đến vùng chiến sự, Chủ tịch nước có quyền ký sắc lệnh.
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 làm rõ hơn quyền của chủ tịch nước trong vị trí thống lĩnh lực luợng vũ trang.
Trong ảnh: Bộ đội Truờng Sa tổ chức huấn luyện tại đảo Ðá Nam Ảnh: THẾ DŨNG
*Xin ông nói rõ thêm về quy định chủ tịch nước có quyền triệu tập họp Chính phủ trong những vấn đề trọng đại của quốc gia?
- Về nguyên tắc, thủ tướng do chủ tịch nước đề nghị Quốc hội bầu. Do vậy, vị trí của chủ tịch nước rõ ràng cao hơn. Lẽ ra chủ tịch nước có quyền đề nghị chọn thì đương nhiên có quyền đề nghị bãi miễn. Có ý kiến đề nghị chủ tịch nước có quyền triệu tập các phiên họp của Chính phủ. Vì vậy, chỉ khi có những trường hợp quan trọng, đặc biệt của đất nước như liên quan tới đối ngoại: chiến tranh, hòa bình, kinh tế đất nước quá khó khăn (kiểu như Hội nghị Diên Hồng) thì chủ tịch nước phải đề nghị Chính phủ triệu tập một hội nghị đặc biệt mà chủ tịch nước chủ trì.
Khi đất nước lâm nguy, Thường vụ Quốc hội không triệu tập được thì vai trò cá nhân giao cho chủ tịch nước là người có quyền cao nhất đất nước về đối nội, đối ngoại để ra một tuyên bố trước quốc dân đồng bào. Nếu không, lỡ tình huống cấp bách xảy ra thì không biết phải làm như thế nào, ai làm, lúng túng thì sao? Tuy nhiên, không chỉ riêng chủ tịch nước mà từng nhánh quyền lực cũng được thể hiện rõ nét hơn. Ví dụ như quyền lập pháp, vai trò của Quốc hội trong việc quyết định thì trước đây dàn trải, có khi quyết định 15, 17 vấn đề nhưng chưa chắc như thế đã là mạnh, có khi chỉ cần gút lại vài cái thôi nhưng thể hiện sức mạnh hơn.
Đồng thời quy định về quyền của thủ tướng, không phải như trước đây thụ động chờ Quốc hội nữa mà chủ động đề xuất chính sách, như vậy là mạnh hơn. Tất cả đều mạnh hơn, tự khắc sẽ thành sức mạnh tổng hợp của cả bộ máy chính trị.
Video đang HOT
*Hiến pháp sửa đổi làm rõ hơn quyền của người dân ở điểm nào, thưa ông?
- Đây được xem là bước tiến của Hiến pháp sửa đổi vì ngoài quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp hiện hành thì còn quy định thêm quyền công dân. Ý ở đây được hiểu là quyền con người nằm ngoài quyền cơ bản công dân, quyền tự nhiên vốn có của nó, bao gồm cả người Việt Nam và không có quốc tịch Việt Nam nhưng đang sinh sống tại Việt Nam. Quy định này nằm trong những điều ước, công ước quốc tế về quyền con người như dân sự, chính trị, văn hóa – xã hội… Tất cả các quyền công dân được gom vào một chương trong Hiến pháp và biện pháp bảo đảm công dân được thực hiện các quyền của mình.
Theo Tinmoi
"Quốc hội nên có thông điệp cam kết không tham nhũng"
"Ngay trong kỳ họp này, Quốc hội nên gửi 1 thông điệp là 498 đại biểu cùng tuyên bố trước quốc dân đồng bào về quyết tâm cao để đẩy lùi tệ tham nhũng, cam kết không phạm vào tham nhũng" - đại biểu Võ Thị Dung phát biểu trước Quốc hội.
Phiên thảo luận về tình hình tội phạm, công tác phòng chống tham nhũng năm 2012 sang đến buổi làm việc thứ 2 (chiều 1/11) vẫn không giảm sức nóng với nhiều ý kiến sắc sảo của đại biểu.
Cuộc vận động tiết chế lòng tham
Đại biểu Võ Thị Dung: "Đại biểu nào lỡ tham nhũng hãy tự nhận, xin được tha lỗi".
Đại biểu Đỗ Văn Đương (TPHCM) phản ánh cử tri đang rất bức xúc, bất bình với tệ tham nhũng, vì sao ta càng kêu gọi chống tham nhũng thì nó lại càng nhiều, trầm trọng hơn. Tham nhũng nhiều nhưng phát hiện ít, phát hiện nhiều nhưng xử ít, xử nhẹ, tài sản thất thoát nhiều nhưng thu hồi ít.
Ông Đương đề nghị, trong năm 2013 nên mở cuộc vận động cao điểm về tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, công chức tiết chế lòng tham. "Hãy dùng con mắt lương tâm của mình xem mình làm giàu bất hợp pháp đến mức nào, gây thiệt hại gì cho dân cho nước" - đại biểu bày tỏ tâm huyết.
Đại biểu cũng đề xuất mở cuộc vận động từ chức, trước hết là với các bộ trưởng, chủ tịch UBND các tỉnh trong các lĩnh vực để xảy ra bê bối, thất thoát, lãng phí nghiêm trọng.
Ông Đương phân tích: "Phấn đấu chức quyền là một việc khó, giữ được chức quyền còn khó hơn và dám từ bỏ chức vụ thực sự là anh hùng, vì có lợi cho dân cho nước".
Nếu không làm được thế thì tới đây cũng nên đưa một số bộ trưởng mà dân đang bức xúc về một số lĩnh vực như ngân hàng, xăng dầu, thủy điện ra bỏ phiếu thăm dò tín nhiệm.
Đại biểu TP.HCM cũng đề nghị Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước và Bộ Công an tập trung, phối hợp chặt chẽ đột phá vào một số lĩnh vực cử tri bức xúc như ngân hàng, đất đai, khai khoáng, các dự án sử dụng vốn và tài sản công, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước có dấu hiệu thua lỗ, thất thoát, lãng phí nghiêm trọng... để kịp thời ngăn ngừa, xác định nguyên nhân, xử lý trách nhiệm hình sự, thu hồi tài sản cho nhà nước.
Một đại biểu khác của TPHCM - bà Võ Thị Dung cũng làm xôn xao hội trường với đề xuất, ngay trong kỳ họp này, Quốc hội nên gửi 1 thông điệp đến cử tri và nhân dân cả nước. Cụ thể là 498 đại biểu cùng tuyên bố trước quốc dân đồng bào về quyết tâm cao để đẩy lùi tệ tham nhũng, cam kết không phạm vào tham nhũng.
"Còn những ai đã lỡ tham nhũng thì hãy tự nhận, xin được tha lỗi, sẽ được áp dụng cơ chế không hồi tố nhưng vẫn phải xử lý tài sản bất minh đã có được" - bà Dung kêu gọi.
Kỷ luật thẩm phán tiêu cực trong việc xử án tham nhũng
Đại biểu Nguyễn Văn Hiến (Bà Rịa - Vũng Tàu) "phê" việc giải quyết án kinh tế, chức vụ, tham nhũng thường kéo dài bất thường. Dù xác nhận việc điều tra án tham nhũng không đơn giản nhưng ông Hiến vẫn bức xúc khi đề cập chuyện, có những vụ án, riêng việc họp liên ngành để thống nhất hướng xử lý cũng mất cả năm mới trả được hồ sơ.
Mặt khác, khi đưa ra xét xử thì tội trạng lại thường nhẹ hơn mức truy tố, án treo tùy tiện.
Ông Hiến nêu dẫn chứng, có vụ án, VKS truy tố về tội tham ô tài sản, lúc xử bị cáo lại được chuyển sang tội cố ý làm trái và 11 bị cáo, trong đó có 7 là quan chức khi đó đều được tòa cho hưởng án treo.
Ngoài ra cũng không loại trừ trường hợp, tòa án thấy VKS truy tố sai mà vẫn xét xử, tòa xử sai VKS cũng không kháng nghị theo thẩm quyền, nghĩa vụ. Thêm cả tình trạng áp dụng pháp luật khác nhau, cùng một hành vi phạm tội trong hai vụ án kinh tế tương đồng, tòa trong Nam xử tội tham ô, ngoài Bắc xử tội cố ý làm trái...
Đại biểu Lê Thị Nga: "Tội phạm tham nhũng rất dễ được hưởng án treo".
Tán thành những nhận định này, đại biểu Lê Thị Nga (Thái Nguyên) - Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp của Quốc hội phân tích, án treo là quy định rất nhân đạo trong BLHS nhưng phải xử đúng.
Bà Nga chỉ ra sơ hở trong quy định hiện nay là chưa lường hết những điểm đặc thù của tội phạm tham nhũng. Chủ thể tham nhũng rất đặc biệt, phải là người có chức vụ quyền hạn mới tham nhũng được. Trong khi điều kiện để áp dụng án treo là: bị phạt tù không quá 3 năm, có những tình tiết giảm nhẹ, có nhân thân tốt. Rõ ràng người có chức vụ quyền hạn là nhân thân tốt. Ngoài ra tại chiếu theo quy định giảm nhẹ với người "có thành tích, phạm tội lần đầu, đã được thưởng huân huy chương"... thì các vị quan chức đều đáp ứng cả, chức càng cao càng nhiều tình tiết giảm nhẹ.
"Mâu thuẫn là ở chỗ, chúng ta vừa muốn trừng trị chủ thể đặc biệt ấy, đồng thời lại vừa lấy những đặc điểm của họ ra để cho giảm tội, hưởng án treo" - bà Nga cho rằng, vì thế, không thể "vặn" tòa là xử nhiều án treo được vì nếu cả 100 bị cáo tham nhũng có đủ điều kiện thì tòa cũng cho hưởng án treo đủ cả 100 .
Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp kiến nghị xem xét lại quy định về điều kiện để được hưởng án treo đối với tội phạm tham nhũng. Không thể coi những người phạm tội tham nhũng ngang với những người phạm tội về trật tự trị an khác.
Lý giải vấn đề này, Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình khẳng định, tỷ lệ án tham nhũng được "xử treo" đã giảm nhiều những năm qua. Năm 2010, có 36% người phạm tội tham nhũng được cho hưởng án treo, năm 2012, tỷ lệ này chỉ còn 30,2%.
Ông Bình xác nhận những thông tin như phân tích của bà Nga về việc áp dụng án treo cho người có nhân thân tốt, án dưới 3 năm, có nhiều tình tiết giảm nhẹ. Vấn đề, theo Chánh án Bình là việc áp dụng quy định đúng hay không.
Án treo nhiều mà đúng vẫn tốt, án treo thấp nhưng sai vẫn không tốt. Không thể nói, với tội phạm tham nhũng, không cho hưởng án treo mà chỉ có thể sửa luật để áp dụng điều kiện nghiêm khắc hơn với người phạm tội tham nhũng" - ông Bình phân trần.
Chánh án TAND tối cao cũng thông tin thêm, năm 2010, ngành đã xử lý, không tái bổ nhiệm 6 thẩm phán cho bị cáo hưởng án treo sai quy định, năm 2011 và 2012 đều có 9 thẩm phán "dính" kỷ luật như vậy. Ngoài ra, nếu phát hiện dấu hiệu tiêu cực trong việc quyết định cho đương sự hưởng án treo, thẩm phán sẽ bị đình chỉ việc xét xử.
Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Hòa Bình: "Xử tử hình bằng thuốc độc, vướng không chỉ vì thiếu thuốc"
Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình (giữa) cùng Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh (phải) trong giờ nghỉ giải lao.
"Chúng tôi đề nghị UB Thường vụ Quốc hội bố trí một cuộc họp để nghe các cơ quan (TAND tối cao, VKSND tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Y tế) báo cáo về những khó khăn của việc thi hành quy định xử tử hình bằng tiêm thuốc độc. Vấn đề vướng không chỉ vì thiếu thuốc độc.", Viện trưởng VKSNDTC Trương Hòa Bình nói.
Theo ông Bình, hiện cả nước đã xây dựng được 5 đơn vị để tổ chức thi hành án nhưng việc vận chuyển "tử tù" từ các nơi khác (nhất là khu vực vùng sâu vùng xa) đến để thụ án rất phức tạp. Hầu hết các trường hợp phạm tội bị tuyên phạt tử hình đều là tội phạm có tổ chức, dễ xảy ra việc "đánh tháo" tù nhân trên đường di chuyển.
Ngoài ra, mỗi cuộc xử tử phải kéo theo rất nhiều thành phần đi theo tử tội này đến nơi thi hành để chứng kiến, ký xác nhận theo quy định (đại diện VKS, Tòa án, trại giam...) cũng là điều kiện khó đáp ứng.
Còn về nguồn thuốc độc, theo dự kiến, nguyên liệu sẽ được nhập từ nước ngoài nhưng khi nước bạn biết mục đích Việt Nam nhập thuốc về để xử tử hình thì cũng không thuận lợi.
Đến thời điểm này, Bộ Công an vẫn khẳng định có thể thực hiện được hình thức xử tử hình này nhưng tôi nghĩ sẽ rất khó khăn.
Theo Dantri
Sửa Hiến pháp: Tăng quyền của Chủ tịch nước (Quyền hạn của Chủ tịch nước được mở rộng hơn về việc phong hàm, phong cấp sĩ quan cấp cao quyền bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ... Đó là những nét mới trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý, thay mặt Ủy ban dự thảo sửa...