Lạm phát thúc đẩy tâm lý nhà đầu tư mua bất động sản để trú ẩn dòng tiền
Theo một khảo sát của VARS, có tới 83% số người được hỏi cho rằng nên đầu tư bất động sản như một công cụ đối phó với lạm phát. Do đó, trước sức ép lạm phát gia tăng càng thúc đẩy tâm lý mua bất động sản để trú ẩn dòng tiền. Các nhà đầu tư cá nhân và hộ gia đình đang sở hữu bất động sản càng có nhu cầu nắm giữ tài sản thay vì bán ra và thu tiền mặt.
Ảnh minh họa.
TS Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV đưa ra dự báo về 6 tháng cuối năm, kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục đà phục hồi, nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh và các hoạt động kinh tế – xã hội tiếp tục khởi sắc. Theo kịch bản cơ sở, tăng trưởng GDP cả năm 2022 dự kiến ở mức 6 – 6,5%; thậm chí nhiều khả năng có thể đạt 6,5 – 7% trong kịch bản tích cực.
Với kịch bản tiêu cực, nếu rủi ro bên ngoài gia tăng, dịch bệnh bùng phát trở lại; chương trình phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội 2022 – 2023 chậm triển khai; các động lực tăng trưởng không được thúc đẩy mạnh mẽ, kinh tế Việt Nam năm 2022 dự báo chỉ tăng trưởng khoảng 5,5 – 6%.
Đáng chú ý, dự báo 6 tháng cuối năm, giá cả, lạm phát toàn cầu còn ở mức cao. Đà phục hồi kinh tế, sức cầu và vòng quay tiền trong nước cải thiện hơn. Chỉ số CPI 6 tháng cuối năm dự báo sẽ cao hơn nửa đầu năm. Dự báo lạm phát cả năm ở mức 3,8 – 4,2%. TS Cấn Văn Lực cho rằng lạm phát có thể sẽ cao hơn mức mục tiêu 4% song đây là mức chấp nhận được trong bối cảnh lạm phát toàn cầu tăng mạnh và Việt Nam cần ưu tiên phục hồi kinh tế.
Báo cáo mới đây của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho biết, lạm phát phủ bóng lên nền kinh tế, dòng tiền có những dấu hiệu chậm lại.
Mặc dù vậy, trong một cuộc khảo sát gần đây của VARS với các hội viên là những nhà môi giới bất động sản đang hoạt động, có tới 83% số người được hỏi cho rằng nên đầu tư bất động sản như một công cụ đối phó với lạm phát.
Trong tình hình vĩ mô diễn biến phức tạp và khó dự đoán, hầu hết các nhà môi giới được hỏi (90%) cho rằng giá căn hộ sẽ tăng trong nửa cuối năm nay. Tuy nhiên, cũng chỉ 53% tin rằng giao dịch bất động sản sẽ sôi động trong thời gian tới.
Video đang HOT
VARS cho biết, chỉ sau một tuần mở lại kênh huy động vốn tín phiếu – bắt đầu từ 21/6 – Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã hút về lượng tiền hơn 85.000 tỷ đồng. Tín hiệu này cho thấy tình hình thắt chặt tiền tệ trong tương lai không xa, dù NHNN cho biết sẽ không tăng lãi suất điều hành trong năm nay. Đây cũng là viễn cảnh được nhiều chuyên gia dự báo, khi các ngân hàng trung ương trên thế giới đã bắt đầu rục rịch tăng lãi suất trước sức ép lạm phát toàn cầu.
Giai đoạn tiền rẻ thực sự đã qua đi. Dòng tiền đang cân nhắc với các kênh đầu tư, ngay cả các kênh truyền thống như bất động sản, chứng khoán, vàng… Nhà đầu tư cá nhân lẫn tổ chức buộc phải thận trọng hơn nữa với các quyết định rót tiền ra.
Tuy nhiên, với bất động sản, lạm phát càng thúc đẩy tâm lý mua bất động sản để trú ẩn dòng tiền. Các nhà đầu tư cá nhân và hộ gia đình đang sở hữu bất động sản càng có nhu cầu nắm giữ tài sản thay vì bán ra và thu tiền mặt.
Trong khi đó, thời gian qua, chính sách tín dụng cùng những quyết định của các cơ quan chức năng liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp đã khiến nguồn cung trên thị trường chững lại. Thống kê của VARS cho thấy, hầu hết căn hộ chung cư được chào bán trong nửa đầu năm đều là từ các dự án đã chào bán trước đó, tình hình cấp phép dự án mới rất hạn chế. Tỷ lệ hấp thụ các căn hộ tiếp tục duy trì mức 51% như năm 2021.
Chia sẻ về vấn đề này tại một tọa đàm, TS Cấn Văn Lực cho biết, lạm phát cao sẽ tác động nhiều đến thị trường bất động sản. Các quốc gia trên thế giới đã buộc phải can thiệp bằng cách tăng lãi suất. Theo thống kê, từ đầu năm đến nay đã có khoảng 80 quốc gia nâng lãi suất. Lãi suất tăng đồng nghĩa với việc nghĩa vụ trả nợ vay tăng lên, tỷ giá tăng lên, đồng tiền nội tệ của các nước mất giá…
Song song với đó, giá cả các mặt hàng tăng lên, thậm chí có hiện tượng “té nước theo mưa”. Nhà đầu tư có tâm lý “phòng thủ”, tiết giảm chi tiêu và đầu tư, từ đó kinh tế giảm đà hồi phục.
Tuy nhiên, ở khía cạnh tích cực với thị trường bất động sản, nhà đầu tư sẽ quay về các kênh đầu tư an toàn. Có thể thấy, xu hướng đã thay đổi rất rõ thời gian gần đây. Một số người cho rằng đây là thời điểm tốt để mua bất động sản.
“Đây là kênh để đầu tư trú ẩn, chờ thời trong bối cảnh thị trường nhiều rủi ro. Cho nên, lúc này lại thuận lợi hơn cho những người đầu tư dài hạn”, TS Cấn Văn Lực nhận định.
Dự báo thêm về thị trường bất động sản nửa cuối năm 2022, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho hay, quỹ đất hạn chế, tốc độ cấp phép dự án chậm chạp cùng với một số chính sách kiểm soát tín dụng bất động sản khiến thị trường có thể lâm vào tình trạng hụt nguồn cung. Cùng với đó, nỗi lo lạm phát, nhu cầu tích lũy tài sản, trong đó có tài sản bất động sản lên cao, khiến nhu cầu bất động sản đầu tư tăng trưởng, thúc đẩy mặt bằng giá tại một số phân khúc.
Trước sức ép của lạm phát, ông Trần Quang Trung – Giám đốc kinh doanh của OneHousing chia sẻ: “Từ nay đến cuối năm, các chủ đầu tư với năng lực tài chính, năng lực triển khai kém hoặc ít kinh nghiệm, lần đầu triển khai hoặc không tiếp cận được nguồn vốn sẽ phải tìm cách M&A (mua bán, sáp nhập) dự án.
Với nhà đầu tư nhỏ lẻ ở giai đoạn này, ai có dòng tiền vẫn có đặc biệt trong dân. Hiện nay, nhiều người dân đang tìm nơi neo đậu tạm dòng tiền vì người ta đang lưỡng lự giữa việc nên đầu tư hay không nên đầu tư. Nhưng với tâm lý cầm tiền trong tay của người dân, không ai cầm lâu được, sớm muộn cũng tìm cách “hạ cánh”, neo đậu chỗ nào có vị trí tốt”.
Chờ hay vào "bắt đáy" bất động sản?
Ông Phan Vi, Chuyên môi giới Nhà phố Tp.HCM cho biết, hiện tại sức bán chắc chắn nhiều hơn sức mua, không ai biết trước được điều gì. Việc đầu tư bất động sản ngắn hạn hay dài hạn nhìn chung không mấy khả quan ở thời điểm này.
Ông Phan Vi cho hay, gần đây, cụm từ "bắt đáy" liên tục được nhắc tới nhiều. Ai cũng muốn mua với giá đáy nhưng "đáy" thời điểm này chưa rõ ràng.
"Vì lý do này, tâm lý chờ đang nhen nhóm ở người mua ở lẫn nhà đầu tư ở thời điểm này", ông Vi nhấn mạnh.
Chỉ ra động thái của nhà đầu tư với từng phân khúc BĐS, ông Phan Vi cho hay, hiện tại sức bán chắc chắn nhiều hơn sức mua, không ai biết trước được điều gì. Việc đầu tư bất động sản ngắn hạn hay dài hạn nhìn chung không mấy khả quan ở thời điểm này. Ngoài ra, trên thị trường thứ cấp, nhà đầu tư đang chuyển loại hình đầu tư.
Cụ thể, ở loại hình căn hộ mini, căn hộ dịch vụ hoặc khách sạn, nhà đầu tư sẽ bán chuyển sang những căn bé hơn hoặc sẽ mua 50% ngắn hạn 30% dài hạn và 20% lướt .
Cùng với đó, từ vốn lớn sẽ "xé nhỏ" lại đầu tư phân khúc trung bình khi nhu cầu nhà ở dạng này còn nhiều. Phân khúc khá sẽ chậm lại vì nguồn vốn kinh doanh sau dịch sẽ Được giữ lại phần lớn để khôi phục kinh doanh nên việc đẩy hết vào BĐS là không khả thi sinh lợi.
Ở phân khúc đất nền từ 2 tỉ đồng quay đầu chưa thấy có cơ sở để tăng giá. Giá bán giữ nguyên. Trong khi đất nền dưới 500 triệu đồng ở các tỉnh lẻ lại đang được nhà đầu tư chú ý, thậm chí vẫn còn "hot".
Ở phân khúc căn hộ, nhu cầu mua ở luôn luôn có nên các căn hộ đã có sổ nhưng ở mức 60 triệu đồng/m2 quay đầu cho đến các căn hộ cũ vùng ven 40 triệu đồng/m2 mới có sức hút.
Còn với phân khúc khách sạn, các khách sạn nhà nghỉ ở các trung tâm du lịch như: Vũng Tàu, Phan Thiết, Nha Trang, Dalat sẽ bán nhiều ở phân khúc từ 8-20 tỉ đồng/căn khá nhiều. Đây có thể là kênh đầu tư dài hạn nếu dịch hoàn toàn do kiểm soát trong năm 2022. Theo ông Phan Vi, việc tăng trưởng về du lịch thời gian sắp tới là có. Khi tăng trưởng về du lịch sẽ kéo theo BĐS cho thuê phục hồi. Các mặt bằng cho thuê thiết lập giá mới nhưng vẫn ở mức thấp chưa tăng giá thuê lên cao được.
Tóm lại, với kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư và môi giới, ông Phan Vi cho rằng, mua bán BĐS tầm này và sau dịch phải cẩn thận. Nhà đầu tư vẫn xét nét về thanh khoản các sản phẩm mình cần mua và phân tích thời gian đầu tư tài chính mình đang có. Cụ thể, nhà đầu tư phải phân tích: Mua ngắn hạn bao lâu, tài chính mua phân khúc nào? Mua dài hạn có nên chia tiền mua mỗi thứ một ít không? Đầu tư kinh doanh BĐS sinh lợi bằng hình thức cho thuê?
"Nhà đầu tư nên mua những BĐS có tính thanh khoản, gần trung tâm, thuận tiện kinh doanh, có tính đột biến thị trường; mua các nhà mặt tiền hẻm chợ, trường học, xí nghiệp; mua các kiot xung quanh khu công nghiệp, kho bãi...", ông Vi nhấn mạnh.
Theo một số chuyên gia, sau thời gian thị trường BĐS tăng giá mạnh trong năm 2021, sự chững lại của thị trường trong nửa đầu năm 2022 đang khiến nhiều người hoài nghi về khả năng xuất hiện "bong bóng" BĐS. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, khả năng này rất khó xảy ra. Bởi ngoài mục đích để ở với nhu cầu luôn cao, mục đích đầu tư sẽ hướng tới dài hạn.
Chuyên gia BĐS Trần Khánh Quang cho hay, hiện hiện tượng bán cắt lỗ, thoát hàng để thu hồi tiền mặt chỉ diễn ra một cách âm thầm, cục bộ ở một số khu vực, một số nhà đầu tư, chứ không phải là làn sóng bán tháo. Trong lúc này, nhiều nhà đầu tư đang tranh thủ để cơ cấu lại tài sản. Nếu người bán giảm đến 10-15% so với thị trường thì nên mua ngay. Cơ hội lúc này dành cho những nhà đầu tư có tiềm lực mạnh, đầu tư dài hạn.
Một nhà đầu tư có nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường BĐS cũng chia sẻ, những nhà đầu tư mới thường thích lao vào khi sốt đất, còn người có kinh nghiệm thì thường "mua khi trầm lắng, bán khi sôi động". Và đây là thời điểm thích hợp cho những "tay chơi" thực thụ.
"Nhiều người đang cố tình theo "trend" cắt lỗ để bán hàng, rao bán chịu lỗ 10 - 20% nhưng thực chất giá vẫn trên trời so với mặt bằng thị trường. Nhà đầu tư cần đặc biệt thận trọng, tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi xuống tiền mua", vị này cho hay.
Theo hầu hết các chuyên gia, để an toàn, nhà đầu tư nên chọn mua các sản phẩm có hiệu quả khai thác, không mua theo số đông. Bên cạnh đó, nhà đầu tư không nên vay ngân hàng để "lướt sóng" vào lúc này, bởi khả năng được duyệt hồ sơ không cao và lãi suất có thể tăng trong thời gian tới.
Căn hộ dịch vụ còn "cửa sống"? Nguồn vốn FDI có tác động lớn đến nhu cầu của thị trường căn hộ dịch vụ. Theo Colliers Việt Nam, việc các nhà đầu tư nước ngoài vẫn chọn Việt Nam là điểm đến để đầu tư lâu dài, kéo theo dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục chảy mạnh vào nước ta và một lượng lớn các chuyên...