Lạm phát tại Thổ Nhĩ Kỳ lên mức kỉ lục 61% do giá năng lượng, lương thực tăng vọt
Lạm phát tại Thổ Nhĩ Kỳ đã lên mức cao kỉ lục trong vòng 20 năm qua, khi giá năng lượng, lương thực tăng vọt, làm trầm trọng thêm những thách thức kinh tế đối với chính quyền của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan.
Giá lương thực, chiếm khoảng 25% trong rổ hàng hóa tính lạm phát của Thổ Nhĩ Kỳ, đã tăng 70% so với cùng kỳ năm trước. Ảnh: Getty Images
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng tới 61% trong tháng 3, tăng so với mức 54% trong tháng 2 và là mức cao nhất tính từ thời điểm tháng 3/2002. Giá lương thực, thực phẩm, vốn chiếm 25% trong rổ lạm hàng hóa tính lạm phát của Thổ Nhĩ Kỳ, đã tăng 70% so với cùng kỳ năm trước. Giá nhiên liệu tăng 103% và chi phí vận tải, đi lại tăng 99% khi giá hàng hóa quốc tế tăng vọt sau sự kiện Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Bình luận về con số lạm phát chính thức được công bố trong ngày 4/4 này, Bộ trưởng Tài chính Nureddin Nebati cho biết Thổ Nhĩ Kỳ đã phải trải qua “giai đoạn rất đặc biệt”, trong đó hai năm phải đối mặt với đại dịch COVID-19 và tiếp sau đó là xung đột tại Ukraine.
Phe đối lập cho rằng con số lạm phát trên thực tế thậm chí còn cao hơn số liệu chính thức. Ali Babacan, cựu Bộ trưởng Kinh tế và hiện là thủ lĩnh một đảng đối lập mô tả giá cả đang tăng “vượt tầm kiểm soát”. Còn theo nghị sĩ Veli Agbaba thuộc đảng Nhân dân Cộng hòa đối lập, Thổ Nhĩ Kỳ đang bước vào chu kỳ “siêu lạm phát”, một khái niệm thường dùng để mô tả lạm phát hàng tháng trên 50% và kéo dài trong nhiều tháng liên tục.
Lạm phát là vấn nạn mà đảng Công lý và Phát triển (AKP) của Tổng thống Erdogan phải đối mặt kể từ khi lên nắm quyền lãnh đạo gần 20 năm trước. Cuối năm ngoái, Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ đã quyết định cắt giảm mạnh 5% lãi suất, khi ông Erdogan yêu cầu giới hoạch định chính sách ưu tiên cho mục tiêu tăng trưởng bất chấp giá cả hàng hóa, dịch vụ trong nước tăng cao.
Nga điều tra tình trạng đường tăng giá và khan hiếm
Cơ quan chống độc quyền liên bang Nga (FAS) ngày 17/3 cho biết sẽ tiến hành các cuộc điều tra chống độc quyền, nhằm vào các nhà sản xuất đường trong bối cảnh đường tăng giá mạnh và khan hiếm "một cách không lý giải được" tại một số khu vực khiến người dân đổ xô đi mua.
Nhiều người Nga coi đường là một sản phẩm hữu ích cần tích trữ trong thời kỳ khủng hoảng và đã vội vã đi mua sau khi các trừng phạt của phương Tây đang làm đồng ruble mất giá, khiến giá cả các mặt hàng lương thực tăng cao.
Số liệu của cơ quan thống kê Nga Rosstat cho thấy đến ngày 11/3, lạm phát ở Nga đã tăng lên mức cao nhất kể từ cuối năm 2015. Giá đường đã tăng 12,8% trong tuần trước. Nhà chức trách đã trấn an người dân rằng không có lý do gì để đổ xô đi mua thực phẩm.
FAS cho biết: "Thiếu đường trên kệ hàng ở một số khu vực là do nhu cầu tăng, nhưng tình trạng này nghiêm trọng hơn vì các tổ chức không trung thực". Cơ quan này cho biết sẽ thanh tra các nhà máy sản xuất đường, các chuỗi bán lẻ và các nhà trung gian.
Trước đó, Nga đã cấm xuất khẩu đường đến ngày 31/8 và đặt hạn ngạch miễn thuế nhập khẩu 300.000 tấn đường và đường nâu, trong một nỗ lực nhằm giảm lạm phát lương thực trong nước. Bộ Nông nghiệp cho biết các biện pháp trên, cùng với kế hoạch tăng diện tích trồng củ cải đường của Nga trong năm 2022 lên 1,1 triệu hécta, sẽ giúp tăng nguồn cung cho nhu cầu nội địa.
Thứ trưởng Thương mại Viktor Evtukhov cho biết: "Chúng ta không có vấn đề gì với đường, các nhà sản xuất sẽ sản xuất đủ lượng" phục vụ nhu cầu. Ông Evtukhov khẳng định "sẽ không xảy ra tình trạng khan hiếm mặt hàng này".
Theo thông tin mới nhất, hai tàu chở 88.000 tấn đường thô đang trên đường từ Brazil đến cảng Biển Đen ở Nga. Nhà bán lẻ Magnit đã tuyển dụng thêm nhân viên nhằm tăng cường năng lực đóng gói mặt hàng này để đẩy nhanh việc đưa hàng lên kệ.
Nhiều quốc gia hành động trước tình trạng lạm phát đáng quan ngại Nhiều người lao động đã lên tiếng đề nghị các chính phủ từ châu Âu cho đến Mỹ can thiệp khi giá tiêu dùng tăng mạnh gây khó khăn cho kinh doanh và các hộ gia đình. Một người bán hạt dẻ tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) ngày 16/12. Ảnh: AP Nhiều người lao động đã lên tiếng đề nghị các chính phủ...