Lạm phát tại Mỹ có thể sẽ không nghiêm trọng như những năm 1970
Theo một số chuyên gia về đầu tư và các nhà kinh tế, việc giá cả tại Mỹ tăng mạnh như hiện nay sẽ không nghiêm trọng như cú sốc kéo dài vào những năm 1970.
Giá thực phẩm tại siêu thị ở Millbrae, California, Mỹ, ngày 5/4/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Một số nhà quản lý quỹ và các nhà chiến lược vẫn giữ vững quan điểm cho rằng lạm phát sẽ sớm đạt đỉnh và nền kinh tế sẽ không rơi vào suy thoái.
Lạm phát là mối lo ngại, nhưng việc làm vẫn đảm bảo. Tỷ lệ thất nghiệp thấp và lương vẫn tăng, dù không nhanh như giá cả. Những gián đoạn của chuỗi cung ứng có thể sẽ bắt đầu giảm đi, từ đó giảm đáng kể sức ép lên giá hàng hóa.
Nhiều nhà kinh tế và các nhà đầu tư nhận thấy rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã chậm trễ trong việc phản ứng trước vấn đề lạm phát.
Video đang HOT
Giá cả tăng có thể gây ra tình trạng lạm phát đình trệ, kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế trì trệ và lạm phát phi mã. Fed đang tăng lãi suất để ngăn chặn nguy cơ này, điều có thể khiến tăng trưởng kinh tế giảm đáng kể, hay thậm chí là gây suy thoái.
Các nhà kinh tế tại UCLA Anderson Forecast cho rằng nền kinh tế sẽ không rơi vào suy thoái trong hai năm tới, nhưng nguy cơ này đã gia tăng. Fed được cho là sẽ tăng lãi suất đáng kể trong năm nay, điều sẽ làm nhu cầu tiêu dùng tăng chậm lại, đặc biệt là về nhà ở và cũng khiến đầu tư kinh doanh chậm hơn.
Tuy nhiên, một số nhà kinh tế hy vọng rằng giai đoạn tồi tệ nhất của lạm phát sẽ sớm qua. Nhà chiến lược Kit Juckes tại Societe Generale nhận định lạm phát sẽ lên đến đỉnh điểm trong một, hai tháng tới và lạm phát lõi sẽ giảm xuống khoảng 3%.
Người tiêu dùng đang điều chỉnh hành vi. Các tập đoàn bán lẻ Walmart và Target gần đây đã công bố các dự báo kém khả quan khi người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu cho các mặt hàng không thiết yếu.
Giám đốc đầu tư tại Verdence Capital Advisors, Megan Horneman, cho rằng sức ép lạm phát hiện nay là đáng kể và là một trong những yếu tố gây rủi ro suy thoái. Bà cũng cho rằng lạm phát đã gần đạt đỉnh, nhưng các nhà đầu tư cần chuẩn bị tâm lý cho việc lạm phát sẽ cao hơn so với thập niên qua. Theo bà, chuỗi cung ứng sẽ cần cải thiện và nhu cầu cần tăng chậm hơn.
Theo bà Kathy Jones, người phụ trách chiến lược về thu nhập cố định tại Trung tâm nghiên cứu tài chính Schwab, tình hình lạm phát hiện nay sẽ không như giai đoạn đầu những năm 1980, nhưng nguy cơ suy thoái gia tăng.
Lạm phát tại Mỹ tiếp tục tăng kỷ lục
Theo phóng viên TTXVN tại New York, Bộ Lao động Mỹ ngày 11/5 công bố tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế lớn nhất thế giới tháng 4 vừa qua tăng 8,3% so với cùng kỳ năm ngoái, đồng thời là tháng thứ hai liên tục trong năm nay lạm phát vượt trên 8%.
Người tiêu dùng mua hàng hoá trong siêu thị ở Glendale, California (Mỹ). Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Như vậy lạm phát ở Mỹ trong tháng 3 (8,5%) và tháng 4 năm nay đều tăng tới mức kỷ lục trong hơn 40 năm qua, tính từ tháng 12/1981.
Ngày 11/5, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) ra thông cáo báo chí nhận định tình hình lạm phát vẫn cao như vậy cho thấy sự mất cân bằng giữa cung và cầu liên quan tới đại dịch đồng thời giá năng lượng tăng cao đã tạo thêm nhiều áp lực về giá cả đối với nhiều loại mặt hàng. FED cũng cho rằng cuộc xung đột Nga - Ukraine và những vấn đề liên quan tới cuộc chiến này đang tạo ra áp lực ngày càng lớn đối với tỷ lệ lạm phát và điều này chắc chắn ảnh hưởng tới nền kinh tế.
Theo Bộ Lao động Mỹ, mặc dù tỷ lệ lạm phát trong tháng 4 có thấp hơn tháng 3 một chút chủ yếu nhờ giá xăng dầu có hạ nhiệt, tuy nhiên kể từ ngày 10/5 vừa qua thì giá xăng lại tiếp tục leo thang. Giá cả rau quả, thực phẩm, các loại dịch vụ và giao thông đi lại, nhất là bằng đường hàng không đều tăng đáng kể; giá vé máy bay tăng 18,6% trong tháng 4 so với tháng 3, mức tăng có thể nói là nhanh kỷ lục; giá ăn uống tại các nhà hàng cũng tăng 0,9% - mức tăng nhiều nhất kể từ tháng 10/2021.
Giá các loại xe biến động khó lường trong tháng 4 dù đã tăng mạnh kể từ năm 2021 do thiếu cung. Giá ô tô đã qua sử dụng và xe tải tăng 22,7% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng có giảm so với mức tăng 35,3% trong tháng 3. Tuy nhiên, giá xe mới lại tăng tới 13,2% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức tăng lớn nhất trong 12 tháng, tính từ năm 1949.
Tỷ lệ lạm phát của Mỹ đã tăng vọt kể từ đầu năm 2021 khi nền kinh tế nước này bắt đầu phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch, thậm chí khiến các chuỗi cung bị đứt gãy và chính sự mất cân bằng cung cầu đã tạo áp lực khiến giá cả tăng cao, chưa kể các nguyên nhân khác.
FED hiện đối mặt với bài toán rất khó là làm sao có thể thắt chặt chính sách tiền tệ để giảm lạm phát và hạ nhiệt nền kinh tế mà lại không hạn chế tăng trưởng và gây ra suy thoái. Trong khi đó, giới chuyên gia tại địa bàn tính toán rằng để giữ cho nền kinh tế ổn định, FED phải nỗ lực để đưa được tỷ lệ lạm phát của Mỹ về mức 2%.
Những quốc gia châu Á thiệt hại nhiều nhất, ít nhất từ cuộc chiến ở Ukraine Từ giá lương thực đến du lịch và nguồn cung vũ khí, các nước châu Á-Thái Bình Dương có thể chịu ảnh hưởng nặng nề vì cuộc chiến Nga-Ukraine, ngay cả khi không bị cuộc chiến tác động trực tiếp. Theo kênh CNBC, nhận định trên được đưa ra trong một báo cáo mới của Economic Intelligence Unit (EIU). Theo đó, giá lương...