Lạm phát tại Hàn Quốc cao nhất trong 24 năm
Chính phủ Hàn Quốc ngày 5/7 ghi nhận giá tiêu dùng ở nước này trong tháng 6 vừa qua tăng nhanh nhất trong gần 24 năm qua, chủ yếu do chi phí năng lượng tăng vọt, theo đó làm dấy lên dự báo về một đợt tăng lãi suất mạnh ngay trong tháng 7 này.
Một trạm xăng ở Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: YONHAP/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Seoul dẫn số liệu của Cơ quan thống kê của Hàn Quốc công bố cùng ngày cho thấy giá tiêu dùng ở nước này tháng 6 vừa qua đã tăng 6% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là tháng thứ 15 liên tiếp giá tiêu dùng ở Hàn Quốc cao hơn mục tiêu lạm phát 2% mà ngân hàng trung ương nước này đặt ra trong trung hạn. Đây cũng là mức lạm phát cao nhất kể từ mức 6,8% ghi nhận vào tháng 11/1998, giữa cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998.
Lạm phát tháng 6 chủ yếu do giá các sản phẩm xăng dầu và dịch vụ cá nhân tăng. Theo đó, giá các sản phẩm xăng dầu tăng 39,6% so với cùng kỳ năm 2021 do chi phí nhiên liệu cao trong khi Hàn Quốc phụ thuộc chủ yếu vào nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu năng lượng của nước này. Bên cạnh đó, nhu cầu phục hồi và việc dỡ bỏ các biện pháp giãn cách xã hội mạnh mẽ cũng đẩy giá dịch vụ cá nhân tăng 5,8%. Chi phí ăn uống tại nhà hàng cũng tăng vọt ở mức 8%, cao nhất trong gần 30 năm. Lạm phát cơ bản, không bao gồm giá thực phẩm và dầu biến động, đã tăng 3,9% so với tháng trước đó, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 2/2009.
Video đang HOT
Ngoài ra, giá các mặt hàng thiết yếu (khoảng 141 mặt hàng liên quan chặt chẽ đến cuộc sống hằng ngày của người dân như thực phẩm, quần áo, nhà ở) tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2021 và là mức tăng cao nhất kể từ tháng 11/1998.
Cơ quan thống kê Hàn Quốc cho biết lạm phát dự kiến sẽ duy trì trong phạm vi 6% trong thời điểm hiện tại và khó tránh khả năng sẽ tăng lên mức 7%. Phát biểu với báo giới cùng ngày, quan chức cấp cao của Cơ quan thống kê, ông Eo Woon-sun dự báo: “Nếu xu hướng hiện tại tiếp tục, lạm phát năm có thể vượt mức dự báo 4,7% của Bộ Kinh tế và Tài chính”.
Người dân chọn mua hàng tại một siêu thị ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 26/6/2022. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Áp lực lạm phát gia tăng cũng là lý do dẫn đến nhiều đồn đoán Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BOK) sẽ tiếp tục tăng lãi suất cơ bản ngay trong tháng 7 này. Một số chuyên gia dự báo đợt tăng lãi suất mạnh chưa từng có, tới 50 điểm cơ bản, sẽ được đưa ra tại cuộc họp chính sách ngày 13/7 tới nhằm kiềm chế lạm phát. Kể từ tháng 8/2021 đến nay BOK đã tăng lãi suất cơ bản 5 lần (mỗi lần 1/4 điểm phần trăm) lên 1,75%.
Chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra một loạt biện pháp để ổn định giá tiêu dùng, như cắt giảm thuế nhiên liệu nhằm giảm bớt gánh nặng do giá năng lượng cao. Ngay trong tháng 7 này, Hàn Quốc đã mở rộng cắt giảm thuế nhiên liệu lên mức trần 37% so với mức 30% trước đó và có hiệu lực cho đến cuối năm nay.
Tuy nhiên, những đợt tăng giá điện mới nhất cũng như tăng giá khí đốt tự nhiên được cho là một trong những nguyên nhân khác có thể làm tăng lạm phát. Ngoài ra, sự suy yếu của đồng nội tệ cũng có thể gây thêm áp lực lạm phát vì sẽ đẩy giá hàng nhập khẩu tăng cao. Đồng won hiện đã giảm hơn 8% so với đồng USD trong bối cảnh Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ tăng mạnh lãi suất.
Giá dầu châu Á sáng 1/11 giảm sau khi Trung Quốc xuất xăng, dầu diesel từ kho dự trữ
Giá dầu châu Á giảm trong phiên giao dịch sáng 1/11 sau khi Trung Quốc xuất xăng và dầu diesel từ kho dự trữ để gia tăng nguồn cung, trong khi các nhà đầu tư không cam kết lâu dài trước thềm cuộc họp của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác (OPEC ) vào ngày 4/11.
Tại một trạm xăng ở Changwon, tỉnh Nam Gyeongsang, Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Tại thị trường Tokyo, giá dầu thô Brent giao kỳ hạn giảm 20 xu Mỹ (0,2%) xuống 83,52 USD/thùng, sau khi tăng 6 xu Mỹ vào thứ Sáu (29/10). Giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao kỳ hạn cũng giảm 37 xu Mỹ (0,4%) xuống 83,20 USD/thùng, sau khi tăng 76 xu Mỹ. Cả hai loại dầu này đều giảm nhẹ vào tuần trước, ghi dấu lần giảm đầu tiên trong 8 tuần đối với dầu Brent và lần giảm đầu tiên trong 10 tuần đối với dầu WTI.
Cơ quan Dự trữ Chiến lược và Thực phẩm Quốc gia Trung Quốc cho biết, nước này đã xuất xăng và dầu diesel từ kho dự trữ để tăng nguồn cung cho thị trường, cũng như hỗ trợ ổn định giá cả ở một số khu vực.
Hiroyuki Kikukawa, Tổng giám đốc phụ trách nghiên cứu của Nissan Securities, cho biết: "Các nhà đầu tư đang điều chỉnh hoạt động sau khi có thông tin về việc Trung Quốc xuất kho dự trữ nhiên liệu và trước thềm cuộc họp của OPEC . Các nhà đầu tư đang chú ý đến cuộc họp vào ngày 4/11 của OPEC khi các nhà phân tích kỳ vọng tổ chức này sẽ bám sát kế hoạch cung cấp thêm 400.000 thùng/ngày vào tháng 12/2021.
Vĩnh Phúc thuê máy bay đón công dân từ TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai trở về Tỉnh Vĩnh Phúc đã và đang thực hiện thủ tục thuê máy bay để đón công dân có hoàn cảnh khó khăn đang sinh sống tại TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai trở về địa phương. Thông tin từ UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Vĩnh Phúc vừa tổ chức tiếp nhận ủng hộ tiền thuê máy bay đón...