Lạm phát tại Argentina lên tới 66,1%
Phóng viên TTXVN tại Buenos Aires dẫn số liệu của Viện Thống kê và Điều tra Quốc gia Argentina (INDEC) ngày 14/10 cho biết tỷ lệ lạm phát tại nước này trong 9 tháng đầu năm nay đã tăng lên tới 66,1%.
Rau củ được bày bán tại khu chợ ở Tigre, Buenos Aires, Argentina. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo số liệu, mặc dù trong tháng 9 vừa qua lạm phát tại Argentina đã giảm nhẹ so với tháng trước đó nhưng vẫn ở mức cao. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 9 đã tăng tới 83% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng hàng năm cao nhất kể từ tháng 12/1991. Nguyên nhân phần lớn do giá lương thực tại Argentina trong 9 tháng đầu năm tăng 69,5%. Các loại thực phẩm tăng giá nhiều nhất gồm rau, củ và các loại đậu (tăng 144,4%), dầu, mỡ và bơ (tăng 89,8%), đồ ngọt (tăng 79%).
Dữ liệu trong tháng 9 cũng đã “phá vỡ” dự báo được Chính phủ Argentina đưa ra trước đó. Người phát ngôn Văn phòng Tổng thống Argentina, Gabriela Cerruti, cho biết chính phủ nước này cho rằng trên thị trường đã xuất hiện tình trạng “độc quyền giá bán” đối với một số sản phẩm tiêu dùng nên sẽ phải đưa ra thêm các biện pháp để giảm thiểu tình trạng này.
Trong dự thảo ngân sách 2023 trình Quốc hội vào tháng trước, Chính phủ của Tổng thống Alberto Fernández ước tính Argentina sẽ kết thúc năm 2022 với mức lạm phát 95%, CPI dự kiến sẽ giảm xuống còn 60% vào năm tới. Theo Bộ trưởng Kinh tế Argentina Sergio Massa, dự báo lạm phát trong bản dự thảo ngân sách này mang tính “thận trọng và thực tế” và Chính phủ Argentina sẽ tìm cách chặn đà tăng lạm phát dựa trên việc củng cố trật tự tài chính, gia tăng xuất khẩu và thúc đẩy đầu tư trong nước.
Dự thảo ngân sách năm 2023 do Chính phủ Argentina đề xuất được cho là “phù hợp” với các mục tiêu đặt ra trong khuôn khổ thỏa thuận tái cơ cấu khoản nợ trị giá 44,5 tỷ USD mà nước này đã ký hồi tháng 3 với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Vào tuần trước, IMF cũng ước tính lạm phát tại Argentina sẽ giảm dần trong những tháng cuối năm và kéo dài sang năm sau.
Trong phiên rà soát thứ hai liên quan tới thỏa thuận tái cơ cấu nợ, Argentina và IMF đã nhất trí điều chỉnh tăng mức dự báo lạm phát năm 2022 ở quốc gia Nam Mỹ này lên khoảng 90 – 100%. Đây là con số ước tính “thực tế hơn” so với mức dự báo 52-62% đưa ra hồi tháng 6 vừa qua.
Tổng thống Argentina thay đổi nội các
Theo phóng viên TTXVN tại Buenos Aires, Tổng thống Argentina Alberto Fernandez ngày 10/10 đã quyết định bổ nhiệm ba phụ nữ vào vị trí người đứng đầu các Bộ Lao động, Bộ Phát triển Xã hội và Bộ Phụ nữ và Giới tính để thay thế các bộ trưởng vừa từ chức trong những ngày gần đây.
Tổng thống Argentina Alberto Fernandez phát biểu tại Buenos Aires. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Cụ thể, hạ nghị sĩ của Hạ viện tỉnh Buenos Aires Tolosa Paz được bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Phát triển Xã hội; Quốc vụ khanh phụ trách các vấn đề phụ nữ của tỉnh miền trung San Luis, bà Ayelen Mazzina được giao trọng trách đứng đầu bộ Phụ nữ và Giới tính; và Phó Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư và Ngoại thương Kelly Olmos được bổ nhiệm vị trí đứng đầu Bộ Lao động.
Trước đó, hôm 6/10, bà Elizabeth Gomez Alcorta đã đệ đơn từ chức Bộ trưởng Phụ nữ và Giới tính. Tiếp đó, đến ngày 9/10, Bộ trưởng Phát triển Xã hội Juan Zabaleta và Bộ trưởng Lao động Claudio Moroni cũng đã đệ đơn từ chức.
Những thay đổi này diễn ra vào thời điểm chính phủ đang tìm cách phục củng cố hoạt động quản lý nhà nước sau nhiều tuần đối phó với các cuộc biểu tình xã hội và xung đột trong các ngành khác nhau, do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính kéo dài dẫn đến sự gia tăng tỷ lệ lạm phát, được dự tính có thể lên tới 100% vào cuối năm nay.
Mercosur hoàn tất quá trình đàm phán FTA với Singapore Theo phóng viên TTXVN tại Buenos Aires, ngày 20/7, Bộ trưởng Ngoại giao Paraguay Julio Arriola thông báo khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur), gồm các nước Argentina, Brazil, Paraguay và Uruguay, đã hoàn tất quá trình đàm phán Hiệp định Tự do Thương mại (FTA) với Singapore, đồng thời đạt được thỏa thuận về việc giảm 10% mức thuế chung đối...