Lạm phát ở Pakistan tăng phi mã trong bối cảnh dự trữ ngoại tệ sắp cạn kiệt
Cục Thống kê Pakistan ngày 1/2 công bố các số liệu cho thấy chỉ số giá tiêu dùng ở nước này trong tháng 1 vừa qua tăng 27,55% so với cùng kỳ năm trước và tăng 2,9% so với tháng trước.
Người dân bị ảnh hưởng bởi ngập lụt chờ nhận hàng cứu trợ tại tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, Pakistan ngày 31/8/2022. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo cơ quan trên, lạm phát giá thực phẩm trong tháng 1 là 42,94%, trong đó lạm phát giá thực phẩm tươi sống lên tới 61,63%.
Trước đó, giới thương mại và công nghiệp ngày 31/1 dự báo Pakistan có thể phải đối mặt nguy cơ gián đoạn nguồn cung nhiên liệu trong tháng 2 vì các ngân hàng ngừng chi trả và tạo điều kiện thanh toán cho nhiên liệu nhập khẩu do cạn kiệt dự trữ ngoại tệ.
Video đang HOT
Quốc gia Nam Á này đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng cán cân thanh toán và đồng rupee giảm giá mạnh đã khiến giá cả hàng hóa nhập khẩu leo thang.
Năng lượng chiếm phần lớn trong hóa đơn nhập khẩu của Pakistan. Hơn 1/3 nhu cầu điện hằng năm của Pakistan được đáp ứng bằng việc nhập khẩu khí tự nhiên. Giá nhập khẩu mặt hàng này đã tăng chóng mặt từ khi bùng phát cuộc xung đột tại Ukraine.
Cùng ngày 31/1, Pakistan đã tiến hành vòng đàm phán đầu tiên với Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) để được giải ngân khoản hỗ trợ 7 tỷ USD, qua đó ngăn chặn khủng hoảng kinh tế.
Bộ trưởng Tài chính Ishaq Dar đã gặp đại diện của IMF tại Pakistan, ông Nathan Porter và thông báo về những cải cách kinh tế và tài chính, cũng như các biện pháp mà Chính phủ Pakistan đã thực hiện trong nhiều lĩnh vực.
Tiền hỗ trợ từ IMF rất quan trọng đối với Pakistan, trong bối cảnh lượng dự trữ ngoại tệ của nước này được cho là chỉ còn đủ để chi trả nhập khẩu hàng hóa trong 3 tuần nữa.
Pakistan đã được nhận 6 tỷ USD cứu trợ tài chính từ IMF trong năm 2019 và thêm 1 tỷ USD trong năm 2022.
Các cuộc đàm phán sẽ tiếp tục đến ngày 9/2 tới để IMF đưa ra bản đánh giá thứ 9 về quỹ hỗ trợ dài hạn (EFF) – cơ chế nhằm giúp các nước đang đối mặt với khủng hoảng cán cân thanh toán.
Lũ lụt nghiêm trọng khiến giá thực phẩm tại Pakistan tăng phi mã
Lũ lụt nghiêm trọng tại Pakistan đã khiến giá thực phẩm tăng vọt, đẩy nhiều gia đình vào cảnh khó khăn.
Lực lượng cứu hộ sơ tán người dân khỏi vùng ngập lụt tại tỉnh Punjab, Pakistan ngày 29/8/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Cục thống kê Pakistan, giá hành và cà chua, hai nguyên liệu phổ biến trong bữa ăn của người dân nước này, đã tăng tới 40%. Bộ trưởng Tài chính Miftah Ismail cho biết giá hành đã tăng gấp 5 lần. Chính phủ đang nỗ lực nhanh chóng thực thi các chính sách nhằm ổn định giá lương thực, bao gồm việc nhập khẩu từ Ấn Độ.
Ước tính lũ lụt đã 1/3 diện tích đất của Pakistan chìm trong nước, cướp đi sinh mạng của hơn 1.100 người và ảnh hưởng đến hơn 33 triệu dân. Mưa lũ đã hủy hoại đất nông nghiệp và vụ mùa. Giao thông ở các khu vực vùng núi phía Bắc và vựa lúa mỳ ở miền Nam đã bị cắt đứt do lũ cuốn trôi cầu đường. Với hàng triệu ha đất nông nghiệp vẫn đang chìm trong nước lũ, nhiều con đường không thể tiếp cận được, giá lương thực nhiều khả năng sẽ tiếp tục lên cao. Thư ký Ủy ban thị trường Lahore Shahzad Cheema cho biết khoảng 80% vụ mùa cà chua tại Pakistan đã bị hư hại do lũ lụt.
Trước khi chịu ảnh hưởng mưa lũ nghiêm trọng, Pakistan đã phải chật vật chống lạm phát cao do giá lương thực toàn cầu tăng mạnh và khủng hoảng cán cân thanh toán. Để hỗ trợ Pakistan vượt qua khó khăn, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ngày 29/8 đã thông qua việc nối lại chương trình cho vay quy mô lớn đối với Pakistan, đồng thời ngay lập tức giải ngân 1,1 tỷ USD.
Nhiều thành phố lớn của Pakistan mất điện hoàn toàn Từ sáng 23/1, hàng triệu người dân ở nhiều thành phố lớn của Pakistan đã phải sống trong cảnh mất điện sau khi hệ thống phân phối điện của quốc gia Nam Á này đột ngột bị sập. Theo Bộ Năng lượng Pakistan, hệ thống điện toàn quốc đã bị sập sau khi mạng lưới điện quốc gia đột ngột giảm tải. Sự...