Lạm phát lương thực toàn cầu thêm trầm trọng khi Ấn Độ hạn chế xuất khẩu lúa mỳ
Để bảo đảm nguồn cung trong nước trong điều kiện mùa vụ thất thu vì nắng nóng, Chính phủ Ấn Độ có kế hoạch hạn chế xuất khẩu lúa mỳ.
Nắng nóng kỷ lục khiến sản lượng thu hoạch lúa mỳ tại Ấn Độ suy giảm. Ảnh: Getty Images
New Delhi đang xem xét hạn chế xuất khẩu lúa mỳ khi thời tiết nắng nóng khiến sản lượng mùa vụ suy giảm, làm trầm trọng thêm vấn nạn căng thẳng nguồn cung toàn cầu trong bối cảnh cuộc chiến ở Ukraine khiến lạm phát lương thực tăng cao.
Ấn Độ vừa trải qua tháng 3 nắng nóng nhất trong lịch sử, làm giảm năng suất mùa vụ lúa mỳ – nguồn cung vốn được thế giới trông đợi nhiều để làm dịu thiếu hụt lương thực. Theo nguồn thạo tin ẩn danh trong chính quyền Ấn Độ, để bảo đảm cung ứng trong nước, nước này đang xem xét hạn chế xuất khẩu lúa mỳ. Nguồn tin cho biết, giới chức hàng đầu tại New Delhi đang thảo luận về hướng đi này và sẽ trình đề xuất lên Thủ tướng Narendra Modi – người sẽ đưa ra quyết định cuối cùng.
Theo Bộ trưởng Lương thực Sudhanshu Pandey, Ấn Độ ở thời điểm hiện tại chưa cần áp hạn chế xuất khẩu, khi nguồn cung vẫn bảo đảm đủ nhu cầu trong nước. Người phát ngôn Bộ Tài chính Ấn Độ không trả lời cuộc gọi của phóng viên tờ The Economist đề nghị làm rõ thông tin, trong khi Bộ Thương mại nước này cũng không phản hồi đề nghị gửi qua thư điện từ muốn xác minh thông tin chính phủ có kế hoạch hạn chế xuất khẩu lúa mỳ.
Hạn chế xuất khẩu sẽ là cú đánh mạnh vào tham vọng của Ấn Độ về nguồn thu lớn đến từ đà tăng giá mạnh của lúa mỳ trên thị trường toàn cầu – xu hướng nổi lên ngay sau khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine làm đứt gãy dòng thương mại tại vựa lúa mỳ tại khu vực Biển Đen. Các quốc gia nhập khẩu từng trông đợi nhiều vào nguồn cung từ Ấn Độ, với việc khách hàng lớn Ai Cập mới đây đã phê duyệt kế hoạch nhập khẩu lúa mỳ của Ấn Độ.
Bước đi này nếu được triển khai trên thực tế cũng sẽ làm gia tăng làn sóng của chủ nghĩa bảo hộ mùa vụ trên thế giới, khi chính phủ nhiều nước tìm cách bảo vệ nguồn cung trong nước giữa thời điểm giá tăng cao, lo sợ thiếu hụt nguồn cung. Điều này tiềm ẩn nguy cơ khiến lạm phát lương thực toàn cầu tồi tệ hơn sau khi giá tăng mạnh, nhanh lên mức cao kỷ lục trong thời gian qua.
Một trong những chiến lược mà Ấn Độ có thể theo đuổi là áp mức giá xuất khẩu tối thiểu. Bằng cách này, chính quyền New Delhi tránh được việc bị mang tiếng là cấm xuất khẩu, đồng thời vẫn có thể thúc đẩy nguồn cung trong nước, giữ giá ổn định. Bộ Lương thực Ấn Độ ngày 4/5 cắt giảm dự báo sản lượng thu hoạch lúa mỳ vụ này xuống còn 105 triệu tấn, gaimr so với mức 111 triệu tấn như dự báo trước đó và thấp hơn mức sản lượng 106,9 triệu tấn của vụ trước.
Video đang HOT
Sản lượng thu hoạch giảm đang gây ra nhiều quan ngại với thị trường trong nước, khi có hàng triệu người Ấn Độ sống phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, coi đây là sinh kế chính và nguồn cung lương thực chủ đạo. Nó cũng làm giảm thu nhập của nông dân. Chính phủ cũng mua lúa mỳ theo chương trình phúc lợi, một chương trình cung cấp trợ giá lương thực cho khoảng 2/3 dân số Ấn Độ. Nhưng số lượng mua có thể giảm xuống còn 19,5 triệu tấn trong niên vụ 2022-2023, chưa bằng 50% so với năm trước – Bộ trưởng Pandey cho biết.
Nông dân Ấn Độ hiện có xu hướng bán lúa cho các công ty tư nhân – số chào mức giá cao hơn giá tối thiểu được chính phủ đặt ra. Nguyên nhân là do nhu cầu trong nước và các thị trường nước ngoài tăng. Theo Bộ Lương thực Ấn Độ, các đầu mối xuất khẩu tại nước này đã ký hợp đồng xuất khẩu 4 triệu tấn lúa mỳ trong niên vụ 2022-2023. Sau Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ cũng thông qua quyết định nhập khẩu lúa mỳ của Ấn Độ.
Trong một diễn biến phản ánh lo ngại của nhà chức trách New Delhi về làm phát gia tăng, Ngân hàng Trung ương Ấn Độ ngày 4/5 đã bất ngờ tăng lãi suất chủ chốt, đẩy thị trường cổ phiếu, trái phiếu mất giá mạnh. Sức ép lạm phát kéo dài đang ngày một rõ, nhất là với lương thực và đây là nguy cơ khiến giá mặt hàng này đứng ở mức cao trong thời gian tới.
Khả năng Ấn Độ cứu thế giới khỏi khủng hoảng lương thực
Tuần trước, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nói rằng New Delhi sẵn cung cấp lương thực cho phần còn lại của thế giới sau "cú sốc" về nguồn cung và giá cả leo thang do cuộc xung đột tại Ukraine.
Ấn Độ là một trong những nước sản xuất lúa mì hàng đầu thế giới. Ảnh: Reuters
Theo đài BBC (Anh), trong cuộc trao đổi với Tổng thống Mỹ Joe Biden, ông Modi khẳng định Ấn Độ có khả năng đảm bảo đủ lương thực cho 1,4 tỷ dân và nước này "sẵn sàng cung cấp lương thực dữ trữ cho thế giới ngay từ ngày mai", nếu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép.
Trước khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, giá cả hàng hóa đã ở mức cao nhất trong 10 năm trở lại đây do các vấn đề thu hoạch trên toàn cầu. Sau đó, giá cả đã tăng vọt khi xung đột leo thang và vượt lên mức cao nhất kể từ năm 1990.
Nga và Ukraine là hai trong số các nước xuất khẩu lúa mì lớn của thế giới và chiếm khoảng 1/3 tổng doanh số bán lúa mì hàng năm toàn cầu. Hai quốc gia này cũng chiếm 55% tổng lượng xuất khẩu dầu hướng dương hàng năm, 17% lượng xuất khẩu ngô và lúa mạch của thế giới. Theo dự kiến của UNFAO, cả Moskva và Kiev sẽ xuất khẩu 14 triệu tấn lúa mì và hơn 16 triệu tấn ngô trong năm nay.
Nhà kinh tế Upali Galketi Aratchilage của FAO bình luận: "Nguồn cung gián đoạn và mối đe dọa cấm vận mà Nga đang phải đối mặt đồng nghĩa với việc những mặt hàng này có thể không được xuất khẩu theo kế hoạch. Trong khi đó, Ấn Độ có thể tham gia xuất khẩu nhiều hơn, đặc biệt là khi nước này có đủ lượng lúa mì dự trữ".
Ấn Độ là nước sản xuất gạo và lúa mì lớn thứ hai trên thế giới. Tính đến đầu tháng 4, Ấn Độ có tới 74 triệu tấn hai mặt hàng chủ lực này trong kho. Trong số đó, 21 triệu tấn sẽ được đưa vào kho dự trữ chiến lược và Hệ thống phân phối công cộng (PDS), trong nỗ lực giúp hơn 700 triệu người nghèo tiếp cận lương thực giá rẻ.
Ấn Độ đang đối mặt với tình trạng thiếu phân bón. Ảnh: Reuters
Ấn Độ cũng là một trong những nhà cung cấp lúa mì và gạo rẻ nhất toàn cầu. Quốc gia này đã xuất khẩu gạo tới gần 150 quốc gia và xuất khẩu lúa mì tới 68 nước. Chỉ riêng trong giai đoạn 2020-2021, Ấn Độ đã xuất khẩu khoảng 7 triệu tấn lúa mì.
Trước tình trạng giá lương thực toàn cầu leo thang, các thương nhân Ân Độ đã ký hợp đồng xuất khẩu hơn 3 triệu tấn lúa mì trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 7. Lượng xuất khẩu của họ đã vượt mức kỷ lục 50 tỷ USD trong giai đoạn 2021-2022.
Theo ông Ashok Gulati, Giáo sư nông nghiệp tại Hội đồng Nghiên cứu Quan hệ Kinh tế Quốc tế, Ấn Độ có khả năng xuất khẩu 22 triệu tấn gạo và 16 triệu tấn lúa mì trong năm tài chính này. Ông nói: "Nếu WTO cho phép xuất khẩu kho dự trữ của Ấn Độ, con số này có thể cao hơn nữa. Điều này sẽ giúp hạ nhiệt giá lương thực toàn cầu và giảm gánh nặng cho các nước nhập khẩu trên thế giới".
Ông Harish Damodaran, thành viên cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách có trụ sở tại Delhi, nói: "Chúng tôi có đủ lương thực dự trữ vào lúc này. Nhưng Ấn Độ sẽ phải đối mặt với một số lo ngại và chúng ta không nên quá nhiệt tình cung cấp lương thực cho thế giới".
Trước mắt, Ấn Độ có thể phải đối mặt với vụ thu hoạch kém hơn mong đợi. Vụ lúa mì mới của Ấn Độ đang diễn ra và giới chức ước tính nước này sẽ thu hoạch kỷ lục 111 triệu tấn - mùa vụ bội thu thứ 6 liên tiếp. Tuy nhiên, các chuyên gia như ông Damodaran không cho rằng Ấn Độ có thể đạt năng suất như kỳ vọng. Ông tin rằng năng suất của Ấn Độ sẽ thấp hơn nhiều vì tình trạng thiếu phân bón và thời tiết thay đổi bất thường. Quốc gia Nam Á này đang phải chật vật vì lượng mưa quá nhiều và nắng nóng gay gắt đầu mùa hè năm nay.
Ấn Độ xuất khẩu gạo sang gần 150 quốc gia. Ảnh: Reuters
Ngoài ra, các chuyên gia lo ngại việc thúc đẩy canh tác sẽ cần rất nhiều phân bón, trong khi nguồn dự trữ của Ấn Độ đã giảm xuống mức thấp trong thời kỳ xung đột. Ấn Độ đang phải nhập khẩu di-amoni photphat và phân bón có chứa nitơ, photphat, lưu huỳnh và kali. Trong khi đó, Nga và Belarus chiếm 40% lượng kali xuất khẩu của thế giới. Trên toàn cầu, giá phân bón đã ở mức cao do giá khí đốt tăng mạnh.
Tình trạng thiếu phân bón có thể ảnh hưởng đến sản xuất trong mùa thu hoạch tới. Ông Damodaran cho biết cách giải quyết vấn đề này là Ấn Độ có thể ký kết các thỏa thuận đổi lúa mì lấy phân bón với các nước, như Ai Cập và ở châu Phi.
Ngoài ra, nếu xung đột kéo dài, Ấn Độ có thể phải đối mặt với những thách thức về hậu cần trong việc đẩy mạnh xuất khẩu. Chuyên gia Aratchilage nhận định: "Xuất khẩu khối lượng lớn ngũ cốc đòi hỏi cơ sở hạ tầng khổng lồ như vận chuyển, kho chứa, tàu". Bên cạnh đó, chi phí vận chuyển hàng hóa cũng sẽ tăng cao hơn.
Cuối cùng là mối lo ngại về giá thực phẩm tăng phi mã trong nước. Lạm phát thực phẩm ở Ấn Độ đạt mức cao nhất trong 16 tháng qua, ở mức 7,68% vào tháng 3. Điều này chủ yếu được thúc đẩy bởi sự tăng giá dầu ăn, rau, ngũ cốc, sữa, thịt và cá. Ngân hàng trung ương Ấn Độ đã cảnh báo về áp lực tăng giá toàn cầu đối với các mặt hàng lương thực chính yếu, dẫn đến tình trạng mất ổn định.
Theo Viện Nghiên cứu Chính sách Thực phẩm Quốc tế (IFPRI), căng thẳng Nga-Ukraine có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với an ninh lương thực toàn cầu. UNFAO ước tính tình trạng gián đoạn xuất khẩu lúa mì, phân bón cùng các mặt hàng khác từ Moskva và Kiev có thể làm gia tăng số người suy dinh dưỡng trên thế giới từ 8 lên 13 triệu người.
Chính phủ Ấn Độ thừa nhận nước này vẫn còn hơn 3 triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng mặc dù mùa màng bội thu và nguồn lương thực dự trữ dồi dào. Chuyên gia Damodaran nói: "Chúng ta không thể chủ quan về vấn đề an ninh lương thực".
Ấn Độ tái khẳng định quan hệ kinh tế với Nga trước thềm 'Đối thoại 2+2' với Mỹ Tờ The Times of India dẫn nguồn tin Chính phủ Ấn Độ cho biết trước thêm cuộc "Đối thoại 2 2" với Mỹ vào tuần tới, Ấn Độ đã tái khẳng định cam kết về quan hệ kinh tế với Nga. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Arindam Bagchi. Ảnh: hindustantimes.com Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, nguồn tin trên...