Lạm phát khu vực đồng tiền chung châu Âu lập kỷ lục mới – 8,6%
Số liệu chính thức mới công bố ngày 1-7 cho thấy lạm phát của khu vực đồng tiền chung châu Âu (euro) đã tăng lên mức cao kỷ lục mới, trong bối cảnh chiến sự Nga – Ukraine làm tăng giá năng lượng và tác động xấu đến nền kinh tế châu Âu.
Lạm phát khu vực đồng tiền chung châu Âu lập kỷ lục mới – 8,6% – Ảnh: AFP
Theo Hãng tin AFP, Cơ quan thống kê châu Âu Eurostat cho biết mức tăng giá tiêu dùng ở 19 quốc gia sử dụng đồng euro là 8,6% trong tháng 6-2022, nhảy vọt so với kỷ lục cũ 8,1% của tháng trước.
Kể từ tháng 11 năm ngoái, giá tiêu dùng khu vực đồng tiền chung châu Âu liên tục lập kỷ lục do giá năng lượng tăng cao. Giá năng lượng ở đây đã tăng 41,9% so với cùng kỳ năm trước, do hậu quả của chiến sự Nga – Ukraine.
Video đang HOT
Ngoài giá năng lượng, giá lương thực cũng tăng 8,9%, cho thấy lạm phát đang lan rộng trong nền kinh tế. Thực phẩm chưa qua chế biến, như rau và trái cây, cũng tăng đáng kể với mức 11,1% do giá khí đốt cao khiến phân bón đắt đỏ hơn.
Không một quốc gia nào trong khu vực sử dụng đồng euro không bị ảnh hưởng của lạm phát, vốn chưa bao giờ cao như hiện nay. Vấn đề này đã trở thành một thách thức vô cùng cấp bách và phức tạp với các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Các nước Baltic vẫn là các nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất do xu hướng tăng giá – Estonia có mức lạm phát 22%, Lithuania lạm phát 20,5% và Latvia lạm phát 19% – do phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nước ngoài để đáp ứng nhu cầu năng lượng.
Ông Philippe Waechter, chuyên gia của Công ty quản lý tài sản Ostrum Asset Management, cho biết: “Trong lịch sử, chúng ta chưa bao giờ có mức tăng cao tương tự về giá thực phẩm. Nó sẽ có tác động lớn”.
Ngân hàng Trung ương châu Âu cho biết họ sẽ làm tất cả những gì cần làm để đưa lạm phát trở lại mức mục tiêu, mà cụ thể là đưa giá năng lượng và thực phẩm về tầm kiểm soát.
Pushpin Singh, chuyên gia kinh tế của Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và thương mại, cảnh báo: “Lạm phát ở khu vực đồng euro đang lan rộng hơn, triển vọng cho phần còn lại của năm 2022 với khu vực này sẽ tiếp tục ảm đạm”.
Trong bối cảnh đó, kể từ khi tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Nga ngày càng cho thấy nước này sẵn sàng cắt nguồn cung khí đốt cho châu Âu, một nguy cơ khiến khu vực đồng euro có thể sẽ không có đủ khí đốt cho mùa đông tới.
Lạm phát ở EU đạt kỷ lục mới
Theo dữ liệu của cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat), lạm phát hàng năm trong tháng 5/2022 của EU đã đạt mốc kỷ lục mới khi tăng lên 8,8%.
Trong phạm vi hẹp hơn là khu vực đồng euro cũng ghi nhận mức lạm phát cao nhất kể từ khi đồng euro được tạo ra ở mức 8,1%.
Cộng hòa Séc là một trong số các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi lạm phát trong tháng 5. Theo Văn phòng Thống kê Séc, lạm phát trong quý đầu tiên của năm 2022 đạt 11,2% so với cùng kỳ năm trước. So với quý IV/2021, giá tiêu dùng tăng 6,3%, cao nhất kể từ năm 1993. Séc hiện đứng thứ 4 trong khu vực đồng euro về tỷ lệ lạm phát hàng năm. Đứng đầu là Estonia ở mức 20,1%, các vị trí tiếp theo thuộc về Litva ở mức 18,5% và Latvia ở mức 16,8%. Pháp và Malta là những quốc gia có tỷ lệ lạm phát thấp nhất ở mức 5,8%.
Lạm phát ở EU đạt kỷ lục mới (Ảnh minh họa: Expats.cz)
Nguyên nhân ban đầu được cho là do tình trạng thiếu hụt nguồn cung sau đại dịch Covid-19 và giá năng lượng tăng vọt sau khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ucraina. Tuy nhiên, giá cả đã tăng trong 10 tháng liên tiếp và không có dấu hiệu giảm nhẹ đã làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt cho người tiêu dùng. Hiện nay, lạm phát ngày càng trở nên rộng lớn, ảnh hưởng đến mọi thứ từ thực phẩm, dịch vụ đến hàng hóa hàng ngày và buộc các nhà hoạch định chính sách châu Âu phải cam kết nhiều biện pháp để giải quyết vấn đề này.
Ủy ban châu Âu gần đây đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế từ mức 4% xuống 2,7% trong năm nay. Tuy nhiên, do lạm phát đang đạt mức kỷ lục khiến ngày càng nhiều nhà kinh tế cảnh báo rằng châu Âu có thể rơi vào tình trạng suy thoái mạnh hoặc suy thoái hoàn toàn trước cuối năm nay.
Tại sao Mỹ không thể từ bỏ urani của Nga? Điều gì sẽ xảy ra với năng lượng hạt nhân của Mỹ nếu không có urani của Nga? Về mặt lý thuyết, câu trả lời ngắn gọn, sẽ là một sự cố hạt nhân. Công nhân khai thác urani ở Nga. Ảnh: TASS Các nhà khoa học Mỹ lo ngại Nga có thể cản trở hoạt động của các lò phản ứng hạt...