Lạm phát hai tháng đầu thường chiếm 26% cả năm
Mặt bằng giá thị trường dự kiến trong năm nay sẽ không biến động nhiều, tuy nhiên, CPI phụ thuộc lớn vào sự điều hành của Nhà nước trong giá hàng hóa, dịch vụ công cũng như hoạt động cung tiền ra nền kinh tế.
Lạm phát 2 tháng đầu năm đã tăng xấp xỉ 2,6% so với đầu năm.
Cẩn trọng trong cung tiền ra lưu thông xử nợ xấu, cứu bất động sản
Trong 2 tháng vừa qua, mặc dù lạm phát ở mức cao so với mục tiêu cả năm (6-6,5%), song theo đánh giá của Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia (UBGS), mức này chưa thực sự đáng ngại.
Phân tích các nhân tố chính tác động đến lạm phát Việt Nam trong năm nay, cơ quan này cho rằng, tác động của lạm phát cầu kéo là không quá lớn do tổng cầu còn khá yếu. Trong khi đó, lạm phát chi phí đẩy chưa đáng lo ngại do giá cả hàng hóa thế giới sẽ tương đối ổn định trong năm 2012. Vì vậy, việc kiểm soát lạm phát chi phí đẩy của Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào chính sách quản lý giá.
Theo đánh giá mới nhất của World Bank, giá cả hàng hóa trong năm 2013 sẽ không có sự biến động lớn. Mặc dù một số chuyên gia cho rằng giá lương thực trên thị trường thế giới năm nay sẽ tăng, song giá gạo sẽ không tăng. Việt Nam và một số nước Đông Nam Á sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi giá lương thực.
Trong khi đó, yếu tố tiền tệ lại đang tạo nên những áp lực nhất định. Cụ thể, cung tiền (M2) đã tăng trên 22% trong năm ngoái, so mức tăng 12,5% trong năm 2011, phần nào sẽ ảnh hưởng đến lạm phát 2013 với độ trễ khoảng 6 tháng.
Lạm phát cơ bản sau khi được duy trì ổn định quanh mức 8% trong khoảng từ tháng 5 đến tháng 8/2012 đã bắt đầu xu hướng tăng dần lên mức 10% trong khoảng từ tháng 9 đến tháng 11/2012 và duy trì ở mức 12% kể từ tháng 12 cho đến nay. Theo lưu ý của UBGS, lạm phát cơ bản cao một phần do điều chỉnh giá thuốc và dịch vụ y tế. Nếu loại trừ yếu tố này, lạm phát cơ bản của năm 2012 sẽ ở mức thấp hơn (khoảng 10% so với năm 2011).
Video đang HOT
UBGS cho rằng, việc thực hiện các kế hoạch giải cứu bất động sản theo Nghị quyết 01 và 02 cũng như quá trình xử lý nợ xấu cần tính đến lượng tiền ra lưu thông để không ảnh hưởng nhiều đến mục tiêu lạm phát của cả năm 2013.
Lạm phát tháng 2 qua các năm.
Tạo “gói bình ổn giá” với điện, xăng dầu, các dịch vụ công
Cơ quan này cũng tính toán, nếu VND giảm giá 3% sẽ góp phần làm CPI tăng thêm khoảng 0,3-0,4%. Trong khi đó, nếu giá điện tăng 10% thì CPI tăng thêm 0,4% gà giá xăng tăng khoảng 5% thì CPI tăng thêm 0,1-0,15%.
Như vậy, chỉ tính riêng 3 yếu tố này nếu được điều chỉnh vào cùng thời điểm thì sẽ góp phần làm CPI tăng khoảng 0,8-1%.
UBGS khuyến nghị, việc điều chỉnh tỷ giá cũng như giá điện, nước và các dịch vụ công khác cần phải cẩn trọng và có sự phối hợp chặt chẽ.
Theo các nghiên cứu trước đây của UBGS, mức ảnh hưởng về mặt định lượng của từng yếu tố trên đến lạm phát tổng thể là không quá lớn, song việc điều chỉnh sẽ có tác động nhiều đến lạm phát kỳ vọng, nhất là trong bối cảnh chúng ta đặt mục tiêu lạm phát năm 2013 thấp hơn năm 2012.
Cơ quan này giám sát tài chính khuyến nghị, trong điều hành, Chính phủ cần tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý để tạo một “gói bình ổn giá” trong đó bao gồm các loại lộ trình tăng giá xăng, dầu, giá điện, giá dịch vụ công… nhằm phân bổ hợp lý hơn việc tăng giá (nếu cần thiết). Theo đó, tăng giá sẽ chia đều cho các tháng, tránh tập trung vào các tháng có CPI tăng cao theo tính chất mùa vụ hoặc vào những thời điểm nhạy cảm làm gia tăng kỳ vọng lạm phát.
Cũng theo nhận định của Ủy ban, lạm phát chi phí đẩy chủ yếu phụ thuộc vào sự phối hợp trong điều hành chính sách, và đây có lẽ là nhân tố cần được đặc biệt quan tâm đối với công tác quản lý giá trong thời gian tới.
Lạm phát 2 tháng đầu năm đã tăng xấp xỉ 2,6% so với đầu năm. Xem xét quy luật trong 5 năm trở lại, tốc độ tăng CPI của 2 tháng đầu năm chiếm khoảng 26% của cả năm. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc, không loại trừ nguy cơ, lạm phát sẽ tăng cao trở lại.
Theo Dantri
"Nếu cần thiết, có thể điều chỉnh dự án bôxít"
"Hiệu quả một dự án cần tính trong cả vòng đời. Với những dự án có hiệu quả nhưng trước mắt gặp khó khăn, nhà nước có thể xem xét một số cơ chế hỗ trợ" - Bộ trưởng Vũ Đức Đam trao đổi về việc Vinacomin xin cơ chế đặc thù cho bôxít Tây Nguyên.
Trả lời nhiều câu hỏi về những diễn biến "nóng" nhất liên quan đến dự án khai thác bôxít ở Tây Nguyên trong cuộc họp báo Chính phủ tháng 2, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh, bôxít là một trong rất ít tài nguyên của Việt Nam có quy mô ở tầm quốc tế, thuộc số ít nước đứng hàng đầu thế giới. Vì vậy, trong nhiều nhiệm kỳ gần đây, chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước là phải thăm dò, khai thác để phục vụ việc phát triển kinh tế của khu vực và cả đất nước.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam
Từ năm 2007, Chính phủ đã có chủ trương đầu tư, tiến hành các dự án thử nghiệm với tinh thần vừa làm vừa xem xét kỹ lưỡng không chỉ với từng công trình dự án mà với cả chủ trương đầu tư để có điều chỉnh phù hợp.
"Trữ lượng bô xít của ta rất lớn, không phải ngay một lúc khai thác hết. Chúng ta cũng chưa có kinh nghiệm về việc khai thác, chế biến tài nguyên này nên không chỉ cân nhắc các yếu tố môi trường, điều kiện hạ tầng kỹ thuật mà còn cả các yếu tố thị trường thế giới..." - Bộ trưởng Đam trao đổi.
Ông Đam khẳng định, nguyên tắc chung, tài nguyên là hữu hạn nên sử dụng phải tiết kiệm, khai thác phải dùng công nghệ tiên tiến để bảo vệ môi trường. Dự án cũng chỉ được thực hiện khi có hiệu quả kinh tế xã hội. Đối với từng dự án cụ thể, hiệu quả phải tính trên cả vòng đời của dự án cũng như các lợi ích gián tiếp mang lại.
Với câu hỏi Chính phủ có tính đến việc tạm dừng dự án bôxít Tây Nguyên chờ thời điểm phù hợp hơn, ông Đam trả lời, dự án này nằm trong quy hoạch phát triển của một ngành công nghiệp. Trong quá trình thực hiện, nếu cần thiết có thể cân đối, điều chỉnh.
Về vấn đề tập đoàn Than-Khoáng sản (Vinacomin) xin cơ chế đặc thù trong bối cảnh nhà máy đầu tiên đi vào hoạt động đã thua lỗ, nhiều khó khăn phát sinh, ông Đam chia sẻ: "Hiệu quả một dự án cần tính trong cả vòng đời, có khi tới 30-50 năm, trong khi thị trường luôn đầy biến động. Trường hợp những dự án có hiệu quả nhưng trước mắt chưa có hiệu quả kinh tế ngay, nhà nước cũng có thể xem xét một số cơ chế hỗ trợ".
Lấy ví dụ về hiệu quả tổng hợp của một dự án, ông Đam đề cập câu chuyện địa điểm nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi). Khi chuẩn bị đầu tư, nhiều chuyên gia trong và ngoài nước đều "can gián" vị trí đặt nhà máy. Nếu xét ở khía cạnh kinh tế đơn thuần, thực hiện dự án tại Quảng Ngãi không có nhiều lợi thế. Nhưng xét đến khả năng tạo hiệu quả lan tỏa, "làm bừng dậy cả khu vực kinh tế miền Trung", phương án vẫn được quyết định.
Thông tin về quyết định dừng đầu tư xây dựng cảng Kê Gà, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ khẳng định, Vinacomin được giao đầu tư hợp phần này để phục vụ việc vận chuyển, tiêu thụ bôxít. Khi làm dự án, Vinacomin đã khảo sát năng lực, nhu cầu vận chuyển, đầu tư đường sá và báo cáo việc cần thiết phải làm cảng này.
Tuy nhiên, quá trình triển khai, xem xét lại quy mô dự án tại thời điểm này cũng như tổng quy hoạch phát triển giao thông, hạ tầng của khu vực, Vinacomin thấy chưa cần thiết đầu tư cảng Kê Gà. Thời gian trước mắt có thể sử dụng cảng lân cận trong khu vực như cảng Dầu Giây... nên đề xuất dừng dự án.
"Đây là quyết định hợp lý. Đương nhiên mỗi dự án khi chuẩn bị dầu tư cũng đã phải mất một phần chi phí nhưng tính toán lại, nếu thấy việc dừng lại có lợi hơn việc tiếp tục thì phải cân nhắc dừng. Theo Bộ Công thương và các cơ quan chức năng, việc dừng xây dựng cảng này cũng không ảnh hưởng lớn đến quy hoạch phát triển Cảng biển khu vực" - ông Đam nói.
Theo Dantri
Đề xuất xử phạt dùng điện ít hơn đăng ký Một đề xuất đáng chú ý của Bộ Công thương là bên mua điện sản xuất sử dụng điện thấp hơn 50% công suất trong biểu đồ phụ tải được đăng ký trong hợp đồng mua bán điện sẽ bị phạt. Bộ Công thương đang soạn Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Điện lực (sửa đổi). Một đề xuất đáng chú ý...