Lạm phát hai bên bờ Đại Tây Dương: Ai sẽ cắt giảm lãi suất trước?
Tình hình lạm phát ở cả hai bờ Đại Tây Dương đang trở nên nghiêm trọng hơn so với dự đoán của nhiều ngân hàng trung ương.
Việc cắt giảm lãi suất vào thời điểm này được cho là không khả thi do những lo ngại về kinh tế đang gia tăng.
Thông báo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) hôm 1/5 bác bỏ khả năng sớm cắt giảm lãi suất không phải là điều bất ngờ. Trong vài tháng qua, lạm phát đã tăng trở lại, gây đau đầu cho các nhà hoạch định chính sách, các ngân hàng trung ương và giới đầu tư – những người đang kỳ vọng không chỉ một mà nhiều lần cắt giảm lãi suất trong năm 2024.
Bức tranh ở châu Âu không khác lắm. Tỷ lệ lạm phát ở Đức trong tháng 4 vừa qua tăng cao hơn dự kiến do giá thực phẩm và năng lượng tăng mạnh. Điều đó cũng làm giảm kỳ vọng về việc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ thực hiện một số đợt cắt giảm lãi suất trong năm nay như một số người đã dự đoán.
Francesco Papadia, chuyên viên cấp cao của tổ chức tư vấn Bruegel và là cựu Giám đốc Điều hành thị trường tại ECB, cho rằng dữ liệu gần đây “không thực sự giải quyết được vấn đề “chặng cuối”. Tin này không xấu nhưng cũng không tốt như mong đợi”. Chặng cuối mà ông Papadia đề cập là kéo lạm phát về mức ổn định 2%, mục tiêu đã được các ngân hàng trung ương ở châu Âu và FED chia sẻ kể từ khi họ bắt đầu đối phó với đợt lạm phát gia tăng toàn cầu, bắt đầu vào năm 2021 và đạt đỉnh điểm vào cuối năm 2022.
Ngân hàng trung ương châu Âu, trụ sở tại Frankfurt dự định cắt giảm lãi suất vào tháng 6/2024.
Điều này khiến FED rơi vào tình thế đặc biệt nhạy cảm. Diane Swonk, nhà kinh tế trưởng tại công ty tư vấn KPMG US, cho biết: “Đối với FED, ngưỡng tăng lãi suất luôn cao hơn ngưỡng cắt giảm. Nhưng cả hai đều bắt đầu tăng khá cao”.
Lạm phát trở lại
Từ năm 2021 đến 2023, tỷ lệ lạm phát trên thế giới đạt mức cao kỷ lục trong nhiều thập kỷ khi nền kinh tế toàn cầu phải thích nghi với nhiều cú sốc, từ đại dịch COVID-19 đến cuộc chiến ở Ukraine. Các ngân hàng trung ương đã phản ứng bằng cách tăng lãi suất mạnh. Lãi suất của Mỹ hiện dao động trong khoảng 5,25%-5,5%, là mức cao nhất trong 23 năm và được duy trì kể từ tháng 7/2023. Trong khi đó, tại Khu vực đồng euro, ECB hiện đang giữ lãi suất ở mức cao kỷ lục từ 4% đến 4,75%.
Nhà phân tích Bruegel nêu rõ: “Lãi suất là công cụ chính để ngân hàng trung ương tác động đến nền kinh tế. Cơ chế rất đơn giản: nếu bạn tăng lãi suất, các khoản đầu tư sẽ giảm vì chi phí tài trợ cho những khoản đầu tư đó tăng lên. Tăng lãi suất sẽ ảnh hưởng đến tiêu dùng, vì khi đó người dân nhiều khả năng trì hoãn chi tiêu hơn”. Đối với các ngân hàng trung ương nỗ lực ổn định nền kinh tế, “thay đổi lãi suất là công cụ quan trọng nhất”.
Điều này phần nào giải thích tại sao FED và ECB hiện đều rất thận trọng về khả năng cắt giảm lãi suất. Cuối năm ngoái và đầu năm nay, tỷ lệ lạm phát ngày càng tiến gần đến mục tiêu 2% đã đề ra và dường như không thể tránh khỏi việc chính sách lãi suất mạnh có thể nhanh chóng bị đảo ngược.
Tuy nhiên, với việc lạm phát tăng trở lại, người ta lo ngại rằng cắt giảm lãi suất có thể khiến vấn đề trở nên trầm trọng hơn và đẩy lạm phát lên cao hơn nữa. Trong thông báo hôm 1/5, Chủ tịch FED Jerome Powell cho biết: “Có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn dự kiến để FED cảm thấy đủ tự tin đang đi đúng hướng tiến tới mục tiêu lạm phát 2%. Tôi không biết sẽ mất bao lâu”.
Video đang HOT
Theo chuyên gia kinh tế Swonk, điều này khiến các nhà hoạch định chính sách của Mỹ rơi vào thế khó xử. “Họ buộc phải chờ đợi và điều đó khiến thị trường tài chính thất vọng”, bà nói. Tuy nhiên, FED cực kỳ thận trọng với việc cắt giảm lãi suất quá sớm, như trường hợp cuối năm 2023, khi họ không hạ lãi suất mặc dù tỷ lệ lạm phát giảm. “Điều duy nhất FED chưa làm là cắt giảm lãi suất sớm. Họ biết đó là sai lầm chết người”.
Bức tranh lạm phát ở hai bờ Đại Tây Dương
Lạm phát có thể đã giảm từ mức cao nhất trong nhiều thập kỷ ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển về lạm phát ở Mỹ đã chững lại, trong khi FED vẫn cam kết với mục tiêu lạm phát 2%. Ngân hàng trung ương Mỹ được cho là sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất sau đối tác châu Âu.
Lạm phát ở Mỹ, được đo bằng chỉ số tiêu dùng cá nhân (PCE) – thước đo lạm phát ưa thích của FED – đã tăng từ mức 2,5% của tháng 2 lên 2,7% trong tháng 3, cao hơn nhiều so với mục tiêu 2%. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) – một thước đo khác về lạm phát – cũng cho thấy xu hướng tăng tương tự. Trong khi đó, chi phí lao động trong quý I/2024 cũng tăng cao hơn dự kiến, làm tăng thêm áp lực lạm phát.
Tại châu Âu, lạm phát dường như được kiểm soát hợp lý cho đến khi Đức và Tây Ban Nha công bố số liệu trong tháng 4/2024 của hai nước này, cho thấy mức tăng lạm phát lần lượt là 0,5% và 0,7% so với tháng 3. Tại Khu vực đồng euro, CPI đã tăng chậm lại kể từ đầu năm, đứng ở mức 2,4% trong tháng 3. ECB dự định sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất, lần đầu tiên sau 5 năm, tại cuộc họp vào tháng 6 tới, ba tháng trước khi FED được dự báo sẽ thực hiện điều tương tự dựa trên kỳ vọng của thị trường.
Ở Anh, quốc gia đứng ngoài EU nhưng vẫn là một phần của nền kinh tế châu Âu, việc cắt giảm lãi suất cũng sẽ sớm diễn ra. Andrew Goodwin, nhà kinh tế trưởng tại Công ty tư vấn Oxford Economics, cho biết ông “sẽ không khẳng định rằng lạm phát đã được kiểm soát, nhưng triển vọng chắc chắn ít lo ngại hơn so với hồi giữa năm ngoái. Chúng tôi kỳ vọng Ngân hàng Anh sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất vào mùa Hè này”.
Mặc dù bức tranh lạm phát ở châu Âu và Mỹ “sao chép” lẫn nhau một cách vô thức ở một mức độ nhất định, điểm khác biệt chính theo các chuyên gia là lạm phát ở châu Âu chủ yếu bị ảnh hưởng bởi giá năng lượng, trong khi ở Mỹ, nhu cầu tăng mạnh giữa bối cảnh nền kinh tế đang bùng nổ đã đẩy giá cả tăng trở lại. “Tình hình ở Mỹ rất khác và nền kinh tế châu Âu không cho thấy mức độ phát triển năng động như kinh tế Mỹ”, chuyên gia Papadia nhận định. Điều thách thức, như chuyên gia Swonk nói, là nó cũng đi kèm với một chút sức nóng.
Tại sao Mỹ gặp vấn đề lạm phát lớn hơn châu Âu?
Một số nhà kinh tế cho rằng thực tế không có nhiều khác biệt giữa tỷ lệ lạm phát ở Mỹ và châu Âu, chỉ ra điểm bất thường trong các thước đo lạm phát của Mỹ.
Chủ tịch FED thận trọng về việc cắt giảm lãi suất quá sớm.
Không giống như thước đo ưu tiên của ECB, cả PCE và CPI đều bao gồm chi phí nhà ở của chủ sở hữu nhà – về cơ bản là thước đo số tiền bạn có thể kiếm được từ việc cho thuê nhà và do đó sẽ bỏ qua nếu bạn sống ở đó. Biện pháp này nhằm theo dõi lạm phát trên thị trường bất động sản đồng thời tính đến thực tế là hầu hết người Mỹ đều sở hữu nhà của họ. Nhưng mọi người không nhận thức được những chi phí nhà ở giả định này, Paul Donovan, nhà kinh tế trưởng tại UBS Global Wealth Management cho biết.
Theo công ty tư vấn Capital Economics, tỷ trọng dành cho chi phí nhà ở của chủ sở hữu nhà trong CPI của Mỹ lớn hơn nhiều so với PCE – 32% so với 13% – nhưng cả hai con số này vẫn lớn hơn nhiều so với mức 0% áp cho những chi phí này trong thước đo lạm phát chính của Khu vực đồng euro liên quan chỉ số giá tiêu dùng.
Theo Simon MacAdam, Phó Giám đốc kinh tế toàn cầu tại Capital Economics, sự khác biệt xuyên Đại Tây Dương này đã phóng đại những khác biệt gần đây giữa lạm phát ở Mỹ và Khu vực đồng euro. Khi sử dụng một thước đo khác, cùng với những điều chỉnh khác, loại bỏ những chi phí nhà ở giả định này, MacAdam nhận thấy tỷ lệ lạm phát cơ bản – không tính giá năng lượng và thực phẩm – “rất giống nhau” ở cả Mỹ và châu Âu trong 6 tháng qua. Ông kết luận: “Mỹ không gặp phải vấn đề cơ bản về áp lực giá quá mức trên diện rộng, trái ngược với một số nhận định gần đây của các chuyên gia”.
Vì vậy, nếu mức độ lạm phát về cơ bản là giống nhau ở cả hai bờ Đại Tây Dương, tại sao các ngân hàng trung ương của Mỹ và châu Âu lại tìm cách bắt đầu cắt giảm lãi suất vào những thời điểm khác nhau?
Câu trả lời rất đơn giản, như MacAdam đã nói, “các ngân hàng trung ương cuối cùng sẽ thay đổi chính sách tiền tệ để đáp ứng với những thay đổi trong thước đo lạm phát mà họ nhắm tới, chứ không dựa trên các thước đo hài hòa hoặc điều chỉnh”.
Tuy nhiên, theo Carsten Brzeski, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu kinh tế vĩ mô toàn cầu tại ING, nó phức tạp hơn thế: “Sự khác biệt giữa hai bờ Đại Tây Dương lớn hơn khi nói đến tăng trưởng kinh tế”. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 2,7% trong năm nay, trong khi Khu vực đồng euro chỉ tăng trưởng 0,8%. Mặc dù dữ liệu sơ bộ được công bố hồi cuối tháng 4 cho thấy tốc độ tăng trưởng của Mỹ trong quý I/2024 thấp hơn dự kiến, nền kinh tế Mỹ, theo lời Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen, vẫn đang “hoạt động hết công suất”.
Nền kinh tế châu Âu yếu hơn nhiều một phần do tác động kéo dài của cuộc khủng hoảng năng lượng. Khi Nga – quốc gia từng cung cấp hơn 40% lượng khí đốt cho châu Âu – mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine năm 2022, giá khí đốt tự nhiên ở khu vực đã tăng lên mức cao kỷ lục chưa từng thấy. Kết quả là lạm phát ở Khu vực đồng euro đạt đỉnh ở mức cao hơn nhiều so với PCE.
Brzeski cho biết sức mạnh của nền kinh tế Mỹ khiến nhiều khả năng lạm phát cao sẽ quay trở lại, điều này khiến FED do dự hơn ECB trong việc bắt đầu cắt giảm lãi suất. Ông lưu ý cả Mỹ và Khu vực đồng euro đều đang vật lộn với tình trạng thiếu lao động, buộc các nhà tuyển dụng phải tăng lương để thu hút và giữ chân nhân công, đồng thời thúc đẩy lạm phát trong lĩnh vực dịch vụ. Nhưng nhìn rộng hơn, nhu cầu tiêu dùng của Mỹ có vẻ mạnh hơn. Davide Oneglia, Giám đốc kinh tế vĩ mô toàn cầu và châu Âu thuộc công ty nghiên cứu TS Lombard, cũng có quan điểm tương tự, lưu ý rằng người tiêu dùng Mỹ có xu hướng chi tiêu nhiều hơn vì có thể họ nhìn thấy triển vọng tốt hơn trên thị trường việc làm.
Liệu có tăng lãi suất?
Hiện nay, câu hỏi lớn ở Mỹ là liệu FED có khả năng sẽ tăng thay vì cắt giảm lãi suất, một tình huống dường như không thể tưởng tượng được chỉ cách đây vài tháng. Chủ tịch FED cho biết điều đó sẽ không xảy ra, nhưng lạm phát cao trong những tháng gần đây tiếp tục reo rắc sự hoài nghi. Bà Michelle Bowman, thành viên Ủy ban Thị trường mở liên bang (cơ quan hoạch định chính sách của FED), cho biết hồi tháng 4 rằng bà sẽ ủng hộ việc tăng lãi suất “nếu đà giảm lạm phát tiến triển chậm lại hoặc thậm chí đảo chiều”. Chuyên gia Swonk nêu quan điểm: “Có lẽ nó không tệ như vẻ bề ngoài, nhưng chúng tôi sẽ không biết trước được điều gì cho đến khi bước sang Hè hoặc cuối Xuân”.
Lạm phát của Eurozone bất ngờ tăng sau 5 tháng suy giảm
Giá tiêu dùng tại Eurozone tăng từ mức 6,9% của tháng 3/2023, nằm ngoài dự đoán của thị trường, khi các nhà phân tích của FactSet và Bloomberg dự đoán tỷ lệ này sẽ vẫn ổn định trong tháng Tư.
Người dân mua sắm tại một chợ ở Madrid, Tây Ban Nha. (Ảnh: THX/TTXVN)
Cơ quan thống kê của Liên minh châu Âu (Eurostat) ngày 2/5 cho biết lạm phát tại Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) đã tăng lên 7% trong tháng 4/2023, mức tăng đầu tiên sau 5 tháng giảm liên tiếp.
Cụ thể, giá tiêu dùng tại Eurozone tăng từ mức 6,9% của tháng 3/2023, điều này có thể càng khuyến khích Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tăng lãi suất vào cuộc họp chính sách ngày 4/5 tới.
Kết quả này nằm ngoài dự đoán của thị trường, khi các nhà phân tích của FactSet và Bloomberg đã dự đoán tỷ lệ này sẽ vẫn ổn định trong tháng Tư.
ECB đã liên tục tăng lãi suất kể từ tháng Bảy năm ngoái để kiềm chế lạm phát nóng, và các nhà phân tích kỳ vọng thể chế tài chính có trụ sở tại Frankfurt này sẽ tăng lãi suất một lần nữa tại cuộc họp sắp tới, mặc dù mức tăng dự kiến vẫn đang được tranh cãi.
Sau khi cuộc xung đột Nga-Ukraine nổ ra hồi năm ngoái, giá năng lượng tăng vọt đã đẩy giá tiêu dùng tăng cao hơn trên toàn Eurozone, đạt mức cao nhất là 10,6% trong tháng 10/2022.
Lạm phát sau đó đã giảm nhờ tốc độ tăng giá năng lượng chậm lại, nhưng vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của ECB.
Eurostat cho biết giá thực phẩm và đồ uống tiếp tục leo thang, gây áp lực lên các hộ gia đình châu Âu, nhưng tốc độ tăng đã chậm lại còn 13,6% trong tháng 4/2023 sau khi chứng kiến mức tăng 15,5% trong tháng Ba.
Tuy nhiên, giá năng lượng tăng 2,5% sau khi giảm 0,9% trong tháng Ba.
Nhà kinh tế Carsten Brzeski của ING nói: "Sự gia tăng lạm phát bất ngờ là kết quả của việc giá năng lượng phục hồi trở lại và giá dịch vụ tại nhiều nước tăng cao hơn một chút."
Lạm phát cơ bản của Eurozone, không tính giá lương thực và năng lượng hay biến động, đã giảm nhẹ xuống 5,6% trong tháng 3/2023, từ mức 5,7% của một tháng trước đó.
Ông Brzeski cho biết "Chúng tôi dự đoán lạm phát toàn diện của Eurozone sẽ tiếp tục giảm, trong khi lạm phát lõi sẽ vẫn ở mức cao."
Theo Eurostat, trong số 20 quốc gia sử dụng đồng euro, Luxembourg có tỷ lệ lạm phát thấp nhất, ở mức 2,7% trong tháng 4/2023.
Dữ liệu cũng cho thấy lạm phát ở Đức - nền kinh tế lớn nhất của EU - đã giảm xuống 7,6% trong tháng 4/2023, từ mức 7,8% một tháng trước đó.
Nhưng tại Pháp, giá tiêu dùng đã tăng 6,9% trong tháng Tư vừa qua, sau khi tăng 6,7% trong tháng Ba.
Nhiều nhà kinh tế dự đoán ECB sẽ tăng lãi suất thêm 0,50 điểm phần trăm vào cuộc họp tới, tương tự như đã làm trong ba cuộc họp trước đó, trong khi số ít người khác nghĩ rằng ngân hàng này sẽ thu hẹp mức tăng lãi suất còn 0,25 điểm phần trăm.
Ông Brzeski nói: "Dữ liệu lạm phát mới nhất nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp tục tăng lãi suất nhưng với báo cáo tăng trưởng GDP yếu hơn dự kiến vào tuần trước, cũng như dữ liệu tăng trưởng cho vay và nhu cầu vay yếu như hiện nay, khả năng ECB giảm tốc độ và quy mô tăng lãi suất chiếm ưu thế hơn."./.
Điều gì sẽ xảy ra khi hiện tượng El Nino sắp kết thúc? Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) ngày 9/5 dự đoán rằng hiện tượng El Nino dự kiến kết thúc vào tháng tới. Vậy điều này có ý nghĩa gì với khí hậu mùa hè này? Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Tờ The Hill dẫn lời các nhà khoa học cho biết tiếp theo sẽ là một thời kỳ trung...