Lạm phát của Nam Phi đạt mức kỷ lục trong 13 năm
Lạm phát đã tăng vọt trên toàn thế giới, do sự gián đoạn chuỗi cung ứng, cũng như giá năng lượng, giá lương thực tăng cao sau khi cuộc xung đột Nga – Ukraine bùng nổ và Nam Phi không là ngoại lệ.
Một cửa hàng bán đồ uống có cồn tại Johannesburg, Nam Phi. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Ngày 24/8, Cơ quan Thống kê quốc gia Nam Phi (StatsSA) cho biết lạm phát của nước này trong tháng 7 vừa qua đã tăng lên mức cao kỷ lục trong vòng 13 năm, chủ yếu do giá thực phẩm, vận tải và điện tăng cao.
Cụ thể, theo StatsSA, giá tiêu dùng tại Nam Phi trong tháng 7 vừa qua đã tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2021, cao hơn mức 7,4% trong tháng 6. Nam Phi công bố số liệu thống kê trên trong bối cảnh biểu tình đang diễn ra tại nhiều thành phố lớn ở nước này do điều kiện kinh tế xấu đi, đặc biệt gây tác động đến những người nghèo.
Dù con số lạm phát mới là một tin xấu với người tiêu dùng, song các nhà kinh tế cho rằng đây có thể đã là “điểm tới hạn”, do đó tình hình lạm phát có thể được cải thiện trong những tháng tới. Theo nhà kinh tế trưởng Annabel Bishop thuộc ngân hàng Investec, đây có thể là “mức đỉnh trong chu kỳ lạm phát hiện nay”.
Video đang HOT
Lạm phát đã tăng vọt trên toàn thế giới, do sự gián đoạn chuỗi cung ứng, cũng như giá năng lượng và lương thực tăng cao, sau cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. Tại Nam Phi, StatsSA cho biết chi phí cho các nhu yếu phẩm, trong đó có thực phẩm, điện, nhiên liệu và thuốc men, cũng đã tăng cao. Giá bánh mỳ và ngũ cốc của nước này trong tháng 7 đã tăng 13,7%, từ mức 11,2% trong tháng 6, trong khi giá nhiên liệu tăng tới 56,2% so với năm 2021.
Lạm phát gia tăng khiến tháng trước, ngân hàng trung ương của Nam Phi phải tăng lãi suất mạnh nhất, thêm 0,75 điểm % lên 5,5%. Chi phí sinh hoạt tăng đang ảnh hưởng đến người dân Nam Phi – nơi tỷ lệ thất nghiệp gần 34%.
Người phát ngôn Chính phủ Nam Phi Phumla Williams khẳng định tạo việc làm và phục hồi kinh tế hiện vẫn là những ưu tiên hàng đầu của chính phủ.
Lạm phát tại Pháp tăng lên mức cao nhất kể từ năm 1991
Lạm phát của Pháp trong tháng 6 này đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 1991, trong bối cảnh giá lương thực và năng lượng tăng vọt kể từ khi xảy ra cuộc xung đột tại Ukraine.
Người dân mua hàng trong siêu thị tại Bordeaux, Pháp. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo dữ liệu sơ bộ của cơ quan thống kê Insee công bố ngày 30/6, giá tiêu dùng trong tháng 6 tại Pháp tăng 5,8% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó giá năng lượng tăng 33,1% và giá lương thực tăng 5,7%. Nếu tính theo Chỉ số giá tiêu dùng hài hòa (HICP) - thước đo của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) để đánh giá lạm phát của Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), giá tiêu dùng tại Pháp đã tăng 6,5%.
Nhà phân tích Charlotte de Montpellier thuộc ngân hàng ING cho rằng những số liệu này là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy lạm phát sắp đạt đỉnh tại Pháp. Theo bà Charlotte de Montpellier, đà tăng giá sẽ bắt đầu chậm lại vào cuối năm nay khi giá năng lượng ổn định và tăng trưởng kinh tế chậm lại sau khi phục hồi mạnh mẽ hậu đại dịch COVID-19.
Tính trên toàn khu vực Eurozone, giá tiêu dùng trong tháng 5 vừa qua tăng 8,1%, cao hơn nhiều so với mức mục tiêu 2% của ECB.
Lạm phát gia tăng kể từ khi xảy ra cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine hồi cuối tháng 2 năm nay khiến các chuỗi cung ứng bị gián đoạn trên toàn cầu, theo đó giá các mặt hàng như năng lượng, ngũ cốc, phân bón tăng cao.
* Trong khi đó, Thống đốc Ngân hàng trung ương Anh (BoE) Andrew Bailey ngày 29/6 cảnh báo lạm phát ở Anh có khả năng sẽ đứng ở mức cao trong thời gian dài khi nền kinh tế nước này đang chịu tác động từ cuộc khủng hoảng năng lượng nhiều hơn so với các nước khác.
Theo phóng viên TTXVN tại London, phát biểu tại một hội nghị của ECB ở Sintra, Bồ Đào Nha, ông Andrew Bailey cho biết BoE cần tăng lãi suất thêm 0,5% để ứng phó với lạm phát, nhưng không cam kết tăng thêm. Thống đốc BoE cho biết lạm phát ở Anh sẽ ở mức cao hơn so với các nước khác, chỉ ra rằng giá trần năng lượng đang dần tăng, phản ánh tình trạng giá khí đốt tăng ở Mỹ, sẽ nới rộng khoảng cách giữa tỷ lệ lạm phát cao hơn ở Anh và tỷ lệ thấp hơn ở phần lớn châu Âu vào cuối năm nay. Dự kiến, lạm phát tại Anh sẽ tăng lên mức trên 11% vào mùa Thu tới.
Tuy nhiên, ông Bailey khẳng định BoE sẽ nhanh chóng kiềm chế tăng giá cho dù điều này tạo gánh nặng tài chính đối với các hộ gia đình. Lạm phát tại Anh đã lên tới 9,1% vào tháng 5 vừa qua.
Theo Thống đốc BoE, kinh tế Anh đang suy yếu sớm hơn và có phần nhiều hơn các nước khác do cú sốc giá năng lượng mà tất cả các nền kinh tế châu Âu đang phải đối mặt, cùng với việc người dân Anh rời bỏ thị trường lao động.
Ông Bailey cho biết dữ liệu lạm phát mới nhất cho thấy có sự thay đổi nguyên nhân lạm phát cao - từ giá hàng hóa cao do thiếu hụt nguồn cung sau dịch COVID-19 sang hàng hóa và dịch vụ chịu tác động bởi cuộc xung đột ở Ukraine.
BoE đã liên tục tăng lãi suất từ mức 0,1% vào tháng 12 năm ngoái lên 1,25% vào tháng 6 này.
Lý do khiến lạm phát toàn cầu sẽ đứng ở mức cao hơn so với trước đại dịch Ngay cả khi những đứt gãy về chuỗi cung dịu đi, tăng trưởng thu nhập và lạm phát kỳ vọng sẽ đẩy giá tiêu dùng tăng cao. Lạm phát đang là nguy cơ lớn với nhiều nền kinh tế, kể cả những nước giàu. Ảnh: Xinhua Liên tục xuất hiện những tin xấu về lạm phát. Tại các nước giàu, tỉ lệ lạm...