Lạm phát của Mỹ đạt mức cao nhất trong vòng 30 năm
Dữ liệu Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 10/11 cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của một loạt hàng hóa và dịch vụ thiết yếu trong tháng 10 tăng cao hơn nhiều so với dự đoán, đạt mức cao nhất trong vòng 30 năm qua.
Một phố mua sắm ở New York, Mỹ. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Phóng viên TTXVN dẫn số liệu cho biết CPI đã tăng 0,9% so với tháng 9 và 6,2% trong khoảng thời gian 12 tháng kết thúc vào tháng 10. Trước đó, các nhà phân tích dự báo chỉ số CPI sẽ tăng 0,5% trong tháng 10 và 5,8% trong giai đoạn 12 tháng tính đến hết tháng 10.
Phần lớn lạm phát trong năm là do giá cả tăng mạnh ở các lĩnh vực cụ thể bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19 cũng như tình trạng thiếu hụt nguồn cung ứng, như ô tô, gỗ xẻ, nhà cho thuê và năng lượng. Tuy nhiên, đến tháng 10 thì giá cả đã tăng lên trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế Mỹ, và tăng mạnh trong ngành năng lượng và thực phẩm.
Video đang HOT
Theo Cục Thống kê Bộ Lao động, lạm phát tăng là do mức tăng giá hàng tháng của tất cả các mặt hàng được điều chỉnh theo mùa, tuy nhiên chủ yếu là do tăng giá năng lượng, chỗ ở, thực phẩm, xe hơi và xe tải đã qua sử dụng và xe mới. Giá năng lượng tăng “đáng kinh ngạc” 4,8% trong tháng 10, dẫn đến giá xăng tăng 1,6%, trong khi giá thực phẩm tăng 0,9%.
Hầu hết lạm phát thực phẩm cao hơn là do giá thịt tăng mạnh, trong khi hàng hóa ổn định trong kệ có tốc độ tăng giá thấp hơn. Nếu không có giá lương thực và năng lượng, CPI vẫn tăng 0,6% trong tháng trước sau khi tăng 0,2% trong tháng 9/2021. Chỉ có giá vé máy bay và rượu giảm trong tháng 10.
Lạm phát bắt đầu tăng vào đầu năm nay khi giá cả bắt đầu phục hồi sau đợt lao dốc do đại dịch gây ra. Các nhà kinh tế kỳ vọng lạm phát sẽ duy trì trên mức trước đại dịch khi nền kinh tế phục hồi trong suốt mùa xuân, tuy nhiên tốc độ tăng giá đã cao hơn và lâu hơn nhiều so với dự đoán.
Sự gia tăng mạnh của lạm phát trong tháng 10 có thể sẽ gây sức ép đối với chính quyền Tổng thống Biden để thu hẹp quy mô chương trình nghị sự kinh tế của mình trong khi nỗ lực củng cố dự luật khí hậu và dịch vụ xã hội trị giá 1.750 tỷ USD trước Lễ Tạ ơn.
Nhiều quan chức trong chính quyền cũng như các nhà lập pháp đảng Dân chủ và một số nhà kinh tế cho rằng kế hoạch “Xây dựng lại nước Mỹ tốt hơn” thực sự có thể làm giảm lạm phát, bởi các khoản đầu tư của dự luật vào chăm sóc trẻ em và phát triển lực lượng lao động có thể giúp hàng triệu người lao động quay trở lại làm việc và giảm bớt áp lực lên các doanh nghiệp quá tải. Biện pháp này cũng được cho là sẽ có ít tác động tới khoản nợ liên bang nhờ một loạt các đợt tăng thuế đối với các cá nhân và tập đoàn giàu có.
Giá xăng dầu tại Ấn Độ tăng cao kỷ lục
Giá xăng và dầu diesel ở Ấn Độ ngày 31/10 đã tăng lên các mức cao nhất từ trước tới nay trên thị trường nước này, trong đó giá xăng bán lẻ ở thủ đô New Delhi là 109,34 rupee (tương đương 1,46 USD)/lít và dầu diesel bán lẻ 98,07 rupee (1,31 USD)/lít.
Tại thủ đô tài chính Mumbai, 1 lít xăng bán lẻ giá 109,79 rupee (1,54 USD) và 1 lít dầu diesel bán lẻ giá 106,23 rupee (1,42 USD).
Tại thành phố Kolkata ở miền Đông Ấn Độ, giá xăng và dầu diesel bán lẻ lần lượt là 109,79 rupee (1,47 USD)/lít và 101,19 rupee(1,35 USD)/lít.
Giá xăng và dầu diesel bán lẻ tại thành phố Chennai miền Nam Ấn Độ lần lượt là 106,04 rupee (1,42 USD)/lít và 102,25 rupee (1,36 USD)/lít.
Tại Ấn Độ, giá cả các mặt hàng khác nhau giữa các bang do phụ thuộc vào mức thuế của địa phương cũng như chi phí vận chuyển.
Giá dầu châu Á đi lên trong chiều 25/10 Giá dầu châu Á tăng trong phiên chiều 25/10, nới rộng đà tăng trong tuần trước đó lên mức cao nhất của nhiều năm trong bối cảnh nguồn cung toàn cầu thắt chặt. Trong khi đó, nhu cầu năng lượng tại Mỹ và các nước khác trên thế giới tăng mạnh trong bối cảnh các nền kinh tế phục hồi sau đại dịch...