Lạm phát của Eurozone hạ nhiệt
Lạm phát của Khu vực đồng tiền chung châu Âu ( Eurozone) đang có dấu hiệu hạ nhiệt, nhưng giá thực phẩm và đồ dùng thiết yếu trong thời gian tới được dự đoán vẫn tiếp tục đè nặng lên người tiêu dùng.
Biểu tượng đồng euro ở phía trước trụ sở Ngân hàng trung ương châu Âu ở Frankfurt, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo dữ liệu của Cơ quan Thống kê của Liên minh châu Âu (Eurostat) công bố ngày 31/5, lạm phát tháng 5 của 20 quốc gia thuộc Eurozone đã giảm đáng kể xuống còn 6,1%, so với mức 7% của tháng 4. Đây được xem là dấu hiệu tích cực cho thấy giá cả hàng hóa có thể sẽ đi xuống sau khi chạm đỉnh ở mức hai chữ số vào tháng 10 năm ngoái.
Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cho rằng có thể phải nhiều tháng nữa người tiêu dùng mới cảm thấy thực sự “nhẹ gánh” khi mua sắm tại các cửa hàng.
Lạm phát ở Eurozone hạ nhiệt chủ yếu do giá năng lượng trong tháng 5 giảm 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi tăng 2,4% trong tháng 4. Trong khi đó, giá thực phẩm tăng 12,5% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng giảm so với mức tăng 13,5% ghi nhận vào tháng 4.
Video đang HOT
Lạm phát cơ bản, không bao gồm thực phẩm và năng lượng, trong tháng 5 giảm xuống 5,3% từ mức 5,6% trong tháng 4. Giới chuyên gia nhận định Ngân hàng trung ương châu Âu ( ECB) có thể sẽ tiếp tục nâng lãi suất trong cuộc họp chính sách ngày 15/6.
Tại 3 nền kinh tế lớn nhất Eurozone gồm Đức, Pháp và Italy, lạm phát cũng giảm lần lượt 6,1%, 5,1% và 7,6%.
Nhà kinh tế học Rory Fennessy tại Oxford Economics cho rằng lạm phát ở Eurozone đang suy giảm trên diện rộng, chủ yếu do giá lương thực, năng lượng và lạm phát cơ bản đều giảm.
ECB có thể sẽ tăng lãi suất lần thứ bảy liên tiếp
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ tăng lãi suất tại cuộc họp thứ bảy liên tiếp vào ngày 4/5, tiếp tục nỗ lực kéo dài nhằm kiểm soát lạm phát, nhưng lãi suất tăng ở mức nào vẫn là điều còn được tranh luận.
Biểu tượng đồng euro ở phía trước trụ sở Ngân hàng trung ương châu Âu ở Frankfurt, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
ECB đã nâng lãi suất kỷ lục 350 điểm cơ bản kể từ tháng 7/2022. Tuy nhiên, ECB sẽ mất nhiều năm để đưa lạm phát về mức mục tiêu 2%, khiến các nhà hoạch định chính sách không có lựa chọn nào khác ngoài việc lại tăng lãi suất trong tháng này và sau đó.
Khả năng cao nhất là ECB sẽ tăng lãi suất 25 điểm cơ bản, sau ba lần tăng 50 điểm cơ bản liên tiếp, dù mức tăng mạnh hơn là có thể khi đây gần như chắc chắn không phải là lần tăng cuối cùng.
Các nhà hoạch định chính sách ủng hộ việc tăng mạnh lãi suất nghiêng về mức tăng lớn hơn, nhưng lãi suất cũng có thể tăng nhẹ hơn nếu ECB phát tín hiệu rằng lần tăng lãi suất trong tháng này không phải là lần tăng cuối cùng, ngay cả khi một số ngân hàng trung ương khác, đặc biệt là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), có thể đang tiến tới mức lãi suất đỉnh.
Các thị trường nhận định có 80% khả năng ECB tăng lãi suất 25 điểm cơ bản, trong khi đại đa số các nhà kinh tế tham gia khảo sát của Reuters cũng dự đoán ECB sẽ thực hiện mức tăng lãi suất trên.
Trong khi đó, Fed tăng lãi suất 25 điểm cơ bản sau cuộc họp trong hai ngày 2-3/5 và phát tín hiệu có thể sẽ dừng tăng lãi suất.
Kinh tế Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) tăng trưởng nhẹ trong quý I/2023 và số liệu về các khoản vay cho thấy nhu cầu tín dụng giảm mạnh nhất trong một thập kỷ, dấu hiệu về tác động của việc tăng lãi suất đến nền kinh tế.
Sự giảm sút trên có thể trở thành một cuộc khủng hoảng tín dụng, từ đó gây sức ép lên tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, lạm phát vẫn quá cao và có thể vẫn vượt mục tiêu của ECB, trừ phi có những hành động quyết liệt hơn.
Rủi ro lạm phát cao gia tăng khi thị trường lao động thắt chặt, nhất là khi tăng trưởng lương nhanh hơn dự kiến và tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức thấp kỷ lục.
IMF: Suy thoái kinh tế sẽ không xảy ra đối với hầu hết quốc gia châu Âu Giám đốc bộ phận châu Âu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Alfred Kammer ngày 14/4 cho biết kinh tế châu Âu sẽ chứng kiến sự sụt giảm mạnh trong năm nay, nhưng hầu hết các quốc gia sẽ tránh được suy thoái. Biểu tượng đồng euro ở phía trước trụ sở Ngân hàng trung ương châu Âu ở Frankfurt, Đức. Ảnh:...