Lạm phát của Anh lập mốc cao nhất trong 30 năm qua
Tỷ lệ lạm phát hàng năm của Anh đã tăng lên mức cao nhất trong 30 năm qua, trong bối cảnh giá năng lượng và các mặt hàng tiêu dùng tăng vọt tại nước này.
Người dân đổ xăng tại trạm xăng ở London, Anh, ngày 8/4/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Số liệu thống kê chính thức công bố ngày 13/4 cho thấy lạm phát tại Anh đạt 7,0% trong tháng 3, tăng mức 6,2% ghi nhận tháng trước đó.
Ông Grant Fitzner – nhà kinh tế trưởng của Văn phòng Thống kê quốc gia Anh (ONS) – nhận định: “Việc tăng giá trên diện rộng dẫn đến lạm phát hằng năm tăng mạnh trở lại trong tháng 3. Chi phí về xăng dầu nằm trong nhóm có mức tăng mạnh nhất”.
Trong tháng 3 vừa qua, giá các bữa ăn tại nhà hàng và phòng khách sạn cũng tăng mạnh trở lại, sau khi đã giảm đáng kể trong năm trước đó do ảnh hưởng của các biện pháp phòng chống đại dịch COVID-19 tại Anh, trong đó có lệnh phong tỏa trên toàn quốc.
Không chỉ riêng nước Anh, giá các mặt hàng đã tăng cao trên toàn thế giới, trong bối cảnh các nền kinh tế mở cửa trở lại sau thời gian phong tỏa chống dịch COVID-19 và những tác động từ cuộc xung đột tại Ukraine. Lạm phát hằng năm của Mỹ đã tăng tới 8,5% trong tháng 3, cao nhất trong 4 thập kỷ trở lại đây.
Video đang HOT
Giá tiêu dùng tăng mạnh trên diện rộng đang buộc các ngân hàng trung ương trên thế giới tăng lãi suất, ảnh hưởng tới tốc độ phục hồi kinh tế.
Các thống đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu dự kiến sẽ nhóm họp vào ngày 14/4 để thảo luận về biện pháp ứng phó tình trạng lạm phát ở mức cao kỷ lục tại Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) và những bất ổn kinh tế liên quan cuộc khủng hoảng Ukraine.
Chất keo trám những 'lỗ hổng'
Tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, lạm phát dai dẳng và mức nợ tài khóa kỷ lục đang đe dọa cản trở sự phục hồi kinh tế thế giới và chỉ có hợp tác toàn cầu mới có thể đưa thế giới thoát khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay.
Logo của cuộc họp thường niên lần thứ 50 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) được in trên cửa sổ ở Davos, Thụy Sĩ, ngày 21/1/2020. Ảnh tư liệu: Reuters
Thông điệp đó đã được nhiều nhà lãnh đạo nêu rõ trong các phát biểu tại tuần lễ Chương trình nghị sự Davos năm 2022 do Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tổ chức tại Davos, Thụy Sĩ, dưới hình thức trực tuyến. Đây cũng là tinh thần đã được thể hiện rõ suốt 2 năm qua, khi dịch bệnh liên tục ảnh hưởng tới các hội nghị của WEF.
Việc sự kiện thường niên này năm thứ hai liên tiếp không thể diễn ra trực tiếp một lần nữa cho thấy tác động của dịch bệnh đối với hợp tác quản trị toàn cầu. Bên cạnh đó, bất chấp nền kinh tế thế giới đã vượt qua giai đoạn suy thoáí, những hệ lụy của tình trạng chia rẽ và bất bình đẳng vẫn đang tạo ra nhiều rào cản. Ở các nền kinh tế phát triển, tỷ lệ tiêm vaccine phòng COVID-19 cao và hỗ trợ tài chính đáng kể đã giúp giảm bớt một số tác động kinh tế bất lợi của đại dịch.
Ngược lại, tốc độ phục hồi của các quốc gia mới nổi lại bị cản trở do chính sách hỗ trợ suy yếu và điều kiện tài chính bị thắt chặt. Trong quá trình hồi phục, các nước thu nhập thấp cũng gặp phải thách thức lớn từ lạm phát, tài chính eo hẹp, lãi suất cao, giá thực phẩm và năng lượng tăng... WB dự đoán tăng trưởng ở các nền kinh tế phát triển sẽ giảm từ 5% năm ngoái xuống còn 3,8% trong năm nay và 2,3% năm 2023. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển sẽ chậm lại ở mức 4,6%, thấp hơn so với con số 6,3% của năm 2021, và tiếp tục giảm xuống còn 4,4% năm 2023.
Như đánh giá của Chủ tịch điều hành WEF Klaus Schwab, chính cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID-19 gây ra đã bộc lộ những "lổ hổng" trong các hệ thống, từ y tế, kinh tế, tài chính tới năng lượng, cho thấy nhiều điều đang bị lỗi thời và không còn phù hợp với thế kỷ 21. Bởi vậy, ngoài vấn đề ứng phó với đại dịch, thế giới cần tìm cách "trám" những lỗ hổng như vậy thông qua cải tổ và định hình hệ thống cho kỷ nguyên hậu COVID-19, mà các cuộc thảo luận trong khuôn khổ WEF chính là cơ hội để bàn thảo chủ đề này.
Qua phát biểu của các nhà lãnh đạo tại WEF năm nay, có thể thấy nhìn chung các đại biểu đều đạt được đồng thuận về việc chỉ có hợp tác toàn cầu mới có thể đưa thế giới thoát khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay. Nhà sáng lập WEF Klaus Schwab cho rằng các nhà lãnh đạo thế giới sẽ cần phải đổi mới phương thức hợp tác và hành động một cách có hệ thống trên quy mô toàn cầu. Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres nhận định cần sự chung tay của tất cả mọi người, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp toàn cầu, giúp hình thành một hệ thống tài chính toàn cầu hoạt động cho tất cả các quốc gia, nhất là khi thế giới đã chuyển sang giai đoạn thích ứng an toàn với dịch bệnh, đẩy mạnh khôi phục và phát triển kinh tế.
Giới chuyên gia nhận định năm 2022 sẽ lại là năm đầy thách thức đối với các nền kinh tế. Rủi ro và nguy cơ mà nền kinh tế toàn cầu đối diện sẽ gia tăng, khiến kinh tế thế giới có thể mất đà phục hồi. Ngoài những tác động lâu dài của dịch bệnh, lạm phát đang là yếu tố ảnh hưởng. Số liệu thực tế cho thấy, từ giữa năm 2021 đến nay, lạm phát của Mỹ và châu Âu liên tục tăng mạnh, trong đó tỷ lệ lạm phát tháng 11/2021 của Mỹ là 6,8%, mức cao nhất trong 40 năm qua.
Con số này của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) là 5%, cũng là mức cao nhất trong 25 năm. Trong khi đó, nợ công toàn cầu tăng cao kỷ lục và hiện đã vượt quá 226.000 tỷ USD. Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ đi xuống rõ rệt trong năm 2022, giảm còn 4,1% so với mức 5,5% của năm 2021 và thậm chí có thể giảm tiếp xuống còn 3,2% trong năm 2023 khi các chính phủ thu hẹp chương trình hỗ trợ tài chính ban hành trong thời gian đại dịch.
Cùng với khủng hoảng sức khỏe và kinh tế do dịch COVID-19, biến đổi khí hậu cũng là vấn đề nổi cộm. Báo cáo rủi ro toàn cầu năm 2022 của WEF công bố ngay trước thềm tuần lễ chương trình nghị sự năm nay đã một lần nữa coi cuộc khủng hoảng khí hậu là rủi ro lớn nhất của thế giới trong dài hạn.
Trên cơ sở nhận thức chung rằng hợp tác sẽ là "chất keo" để trám những lỗ hổng, hóa giải hiệu quả những rủi ro và tránh được những nguy cơ, sự kiện WEF năm nay, với chủ đề "Cùng nhau làm việc, Khôi phục lòng tin", tập trung vào việc thúc đẩy hành động phối hợp giữa các nước trên thế giới cũng như giữa các chính phủ và giới doanh nghiệp. Tổng Thư ký LHQ António Guterres đã hối thúc tinh thần đoàn kết và chia sẻ trên cả 3 lĩnh vực đang tạo ra thách thức đối với thế giới.
Trong ứng phó với đại dịch, ông Guterres kêu gọi các quốc gia và nhà sản xuất ưu tiên cung cấp vaccine cho chương trình toàn cầu COVAX, đặc biệt các công ty dược phẩm cần chia sẻ giấy phép, bí quyết và công nghệ. Đối với vấn đề cải cách hệ thống tài chính toàn cầu, người đứng đầu LHQ lưu ý tới tái cấu trúc nợ dài hạn, giải quyết tham nhũng và các dòng tài chính bất hợp pháp, đảm bảo hệ thống thuế công bằng và được thiết kế theo cách giảm bất bình đẳng và tập hợp các chính phủ, doanh nghiệp, khu vực tài chính và các tổ chức tài chính quốc tế để tăng cường đầu tư tư nhân vào các nước đang phát triển. Lĩnh vực thứ ba cần được quan tâm ngay lập tức là hỗ trợ hành động vì khí hậu ở các nước đang phát triển, trong bối cảnh lượng phát thải toàn cầu dự kiến sẽ tăng 14% vào năm 2030.
Cảng hàng hóa Los Angeles, bang California, Mỹ. Ảnh minh hoạ: AFP/TTXVN
Đặc biệt, ông Guterres nhấn mạnh nhiều quốc gia cần sự hỗ trợ, ý tưởng, tài chính và tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp toàn cầu. WEF cũng là một trong những kênh quan trọng để hỗ trợ các tập đoàn toàn cầu mở rộng đầu tư, kinh doanh tại các nước, đón đầu các xu thế mới trong bối cảnh kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi, thông qua việc thúc đẩy quan hệ đối tác công-tư. Cuối tháng 10 năm ngoái, Đối thoại chiến lược quốc gia Việt Nam - WEF lần đầu tiên được tổ chức bằng hình thức trực tuyến với chủ đề "Tăng cường quan hệ đối tác công-tư: Động lực then chốt của phục hồi toàn diện và phát triển bền vững, bao trùm và đổi mới sáng tạo" do Chủ tịch điều hành WEF Klaus Schwab cùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng chủ trì, đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác mới giữa Việt Nam và các tập đoàn kinh tế nước ngoài, nhất là trong những lĩnh vực như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, các giải pháp thông minh...
Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Geneva về ý nghĩa, kết quả của sự kiện này, Chủ tịch WEF Borge Brende đánh giá Đối thoại chiến lược quốc gia giữa Việt Nam và WEF được tổ chức rất thành công, các giám đốc điều hành (CEO) toàn cầu và cộng đồng doanh nghiệp đã có những phản hồi tích cực với thông điệp của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam khi chia sẻ về khát vọng, kế hoạch, mục tiêu phát triển của đất nước. Điều đó cũng chính là sự thể hiện niềm tin của doanh nghiệp, các nhà đầu tư đối với nền kinh tế Việt Nam, đối với triển vọng kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam.
Có thể thấy rằng, chặng đường để ổn định nền kinh tế thế giới còn dài, song tinh thần hợp tác "Cùng nhau làm việc, Khôi phục lòng tin" được kỳ vọng sẽ tạo thành chất keo vững chắc để trám những lỗ hổng đang đe dọa sự phục hồi, đồng thời có thể thúc đẩy các nhà lãnh đạo tìm ra những giải pháp sáng tạo và mạnh mẽ để dẫn dắt một quá trình phục hồi bền vững trong tương lai.
Đức: Lạm phát tăng lên mức cao nhất từ năm 2008 Cơ quan Thống kê liên bang Đức ngày 29/7 cho biết giá hàng hoá, dịch vụ nước này đang ngày càng gia tăng và lần đầu tiên trong 13 năm qua, tỷ lệ lạm phát ở nền kinh tế lớn nhất châu Âu đã vượt 3%. Người dân thực hiện giãn cách xã hội nhằm chống dịch COVID-19 tại một siêu thị ở...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đàm phán thuế quan Mỹ - Hàn Quốc: Tín hiệu khả quan

Anh cấm mang thịt và sữa từ EU do lo ngại dịch lở mồm long móng

Hàn Quốc: Cựu Chủ tịch đảng đối lập chính dẫn đầu cuộc đua vào Nhà Xanh

Mỹ: Rơi máy bay cỡ nhỏ ở bang Florida làm 4 người thương vong

Đức ủng hộ giải pháp thành lập nhà nước Palestine thông qua đàm phán

Ukraine thuê hãng luật Mỹ tư vấn về thỏa thuận khoáng sản với Tổng thống Trump

Những nét chính về cuộc gặp kín kéo dài 4 giờ giữa Tổng thống Nga và Đặc phái viên Mỹ

Nhà Trắng lên tiếng về mục đích chuyến thăm Nga của Đặc phái viên Steve Witkoff

Ukraine dự kiến tiếp tục gia hạn thiết quân luật

Các nhà xuất khẩu Trung Quốc chật vật ứng phó với thuế quan 145% của Mỹ

Thuế quan của Mỹ: Cảnh báo tác động nghiêm trọng đối với các nước đang phát triển

Ukraine thiết lập quan hệ ngoại giao với thêm một quốc gia châu Phi
Có thể bạn quan tâm

Trang phục cut out là nét chấm phá táo bạo cho tủ đồ mùa hè
Thời trang
16:15:13 12/04/2025
Mỹ nhân Trung Quốc là "yêu phi họa quốc" từ trong cốt cách: Đẹp nghiêng nước nghiêng thành, xé truyện bước ra ở phim mới
Hậu trường phim
16:09:39 12/04/2025
Clip: Người phụ nữ lưng trần, chạy xe máy như diễn xiếc giữa phố Sài Gòn
Netizen
16:07:39 12/04/2025
Thành viên gầy nhất BLACKPINK "há hốc" khi xem Lisa tại Coachella, dàn "trai lạ" xuất hiện còn bạn trai tỷ phú thì sao?
Nhạc quốc tế
16:00:30 12/04/2025
Hai mẹ Hà Nội sống bằng lương 20 triệu/tháng, vẫn đều đặn tiết kiệm 5 triệu: Không phải vì giàu, mà vì biết tính toán!
Sáng tạo
15:54:00 12/04/2025
"Tiểu tiên cá" Ánh Viên diện đầm nữ tính, khoe nhan sắc vạn người mê, ngày càng đẹp dù chẳng cần "dao kéo"
Sao thể thao
15:53:09 12/04/2025
Mỹ nữ đáng thương nhất showbiz: Bị bạn trai ca sĩ cự tuyệt kết hôn, còn mặt dày đòi phí chia tay?
Sao châu á
15:49:50 12/04/2025
Quần đảo ở Việt Nam được báo quốc tế ca ngợi như 'vườn địa đàng'
Du lịch
15:22:07 12/04/2025
4 bí quyết dưỡng tóc khỏe và bóng mượt
Làm đẹp
14:58:24 12/04/2025
Khán giả nóng mắt khi ca sĩ Britney Spears lại tung video khoả thân
Sao âu mỹ
14:21:36 12/04/2025