Lạm phát châm ngòi cho làn sóng lao động đòi tăng lương trên toàn cầu
Trong bối cảnh chi phí thực phẩm và nhiên liệu tăng vọt mà tốc độ tăng lương không theo kịp, lạm phát đang làm dấy lên làn sóng phản đối và đình công của công nhân trên khắp thế giới.
Hành khách rời khỏi tàu tại nhà ga Waterloo ở thủ đô London, Anh, khi các công nhân tiến hành đình công kêu gọi tăng lương, ngày 21/6/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Chỉ riêng tuần vừa qua, đã có hàng loạt cuộc đình công của y tá ở Zimbabwe, tiếp viên và phi công ở Bỉ, công nhân đường sắt ở Anh và nhân viên ngành hàng không ở Mỹ. Các nhà kinh tế cho rằng cuộc xung đột Nga-Ukraine đã đẩy giá năng lượng, phân bón, ngũ cốc, dầu ăn tăng lên. Đây là nguyên nhân chính khiến lạm phát tăng vọt và có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng trên toàn cầu.
Tổ chức chống nghèo đói Oxfam đang kêu gọi Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7), trong hội nghị thượng đỉnh từ ngày 26-28/6 tại Đức, giảm nợ cho các nền kinh tế đang phát triển và đánh thuế các tập đoàn lớn.
Các cuộc biểu tình và đình công đã thu hút sự chú ý của các chính phủ, vốn đã đưa ra các biện pháp hỗ trợ như tăng trợ cấp cho các hóa đơn điện nước và cắt giảm thuế nhiên liệu. Thông thường, những biện pháp này không thực sự hiệu quả bởi thị trường năng lượng luôn biến động. Trong khi đó, các ngân hàng trung ương đang cố gắng giảm bớt lạm phát bằng cách tăng lãi suất.
Video đang HOT
Mặt khác, nhiều người lao động đã lựa chọn cách đình công để gây áp lực buộc giới chủ ngồi vào bàn đàm phán về việc tăng lương để theo kịp đà tăng giá tiêu dùng. Các cuộc biểu tình và đình công đang phản ánh cảm giác mất an toàn tài chính ngày càng tăng.
Eddie Dempsey, quan chức cấp cao của Liên đoàn Công nhân đường sắt, hàng hải và vận tải Anh (RMT), đơn vị đã kêu gọi các cuộc đình công khiến dịch vụ đường sắt của Vương quốc Anh bị gián đoạn trong tuần này, cho biết sẽ có nhiều yêu cầu tăng lương trong các lĩnh vực khác. Ông Dempsey nhấn mạnh: “Đã đến lúc nước Anh tăng lương. Tiền lương đã giảm trong 30 năm trong khi lợi nhuận của các công ty đang tăng vọt”.
Tuần trước, hàng nghìn tài xế xe tải ở Hàn Quốc đã chấm dứt cuộc đình công kéo dài 8 ngày gây ra sự chậm trễ trong hoạt động giao hàng khi họ kêu gọi đảm bảo mức lương tối thiểu trong bối cảnh giá nhiên liệu tăng cao. Nhiều tháng trước đó, các tài xế xe tải ở Tây Ban Nha đã đình công để phản đối giá nhiên liệu.
Lạm phát có tác động đặc biệt nghiêm trọng đối với những người tị nạn và người nghèo ở các khu vực đang xảy ra xung đột như Afghanistan, Yemen, Myanmar và Haiti, nơi giao tranh buộc người dân phải rời bỏ nhà cửa và dựa vào các tổ chức cứu trợ để tồn tại.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo lạm phát trung bình sẽ ở mức khoảng 6% ở các nền kinh tế tiên tiến và gần 9% ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển trong năm nay. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ chậm lại, xuống còn 3,6% trong năm nay và năm tới. IMF đang kêu gọi các chính phủ tập trung các gói hỗ trợ cho những người dễ bị tổn thương nhất để tránh gây ra suy thoái kinh tế.
Kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn đang hoành hành và ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế trên toàn thế giới, từ sản xuất đến du lịch. Biến đổi khí hậu và hạn hán đang ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ở một số quốc gia, khiến các biện pháp cấm xuất khẩu đẩy giá lương thực lên cao hơn nữa.
Peter Ceretti, nhà phân tích theo dõi rủi ro an ninh lương thực của công ty tư vấn Eurasia Group, cho biết giá lương thực tăng gây tác động lớn đến các nước thu nhập thấp, những nơi mà 42% thu nhập hộ gia đình được chi tiêu cho thực phẩm.
IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Mỹ do FED tăng mạnh lãi suất
Mới đây, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã tăng lãi suất lên mức 1,75% như một biện pháp nhằm kìm hãm lạm phát tiếp tục tăng và đây là nguyên nhân khiến Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ.
Nhưng, theo IMF, nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ không rơi vào suy thoái.
Hàng hóa bày bán tại một siêu thị ở St. Louis, Missouri, Mỹ. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Trong đánh giá hằng năm về kinh tế Mỹ, IMF dự báo GDP của Mỹ sẽ tăng trưởng 2,9% trong năm 2022, thấp hơn so với mức 3,7% đưa ra vào hồi tháng 4. IMF cũng giảm dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ từ mức 2,3% xuống còn 1,7% trong năm 2023, đồng thời cho rằng tốc độ tăng trưởng nước này sẽ chậm lại, chỉ ở mức 0,8% trong năm 2024.
Trước đó, tháng 10 năm ngoái, trước khi làn sóng COVID-19 do biến thể Omicron lây lan trên toàn thế giới, thể chế tài chính này đã dự đoán tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ đạt mức 5,2% trong năm nay.
Trong một tuyên bố, Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva nhận định rất ít khả năng kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái, song lưu ý triển vọng kinh tế nước này ghi nhận sự bất ổn ở mức cao. Theo bà Georgieva, nền kinh tế Mỹ tiếp tục hồi phục sau đại dịch và các cú sốc lớn từ cuộc xung đột tại Ukraine cũng như việc Trung Quốc thực hiện lệnh phong tỏa để phòng chống dịch đang ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế này. Bà cảnh báo những cú sốc tiêu cực hơn nữa sẽ khiến kinh tế Mỹ khó khăn hơn.
Lạm phát tại Mỹ đã tăng lên mức cao nhất trong hơn 40 năm qua và mới đây FED đã tăng lãi suất lên mức 1,75% như một biện pháp nhằm kìm hãm lạm phát tiếp tục tăng. Bà Georgieva đánh giá nhiệm vụ đưa lãi suất về mức thấp và ổn định phụ thuộc vào FED và việc cơ quan này muốn đưa lãi suất qua đêm tăng lên mức 3,5% - 4% là chính sách đúng đắn nhằm hạ đà tăng của lạm phát. Theo người đứng đầu IMF, cách tiếp cận này sẽ tạo ra những điều kiện tài chính chặt chẽ giúp Mỹ nhanh chóng hạ nhiệt lạm phát.
Bà cũng nhấn mạnh IMF ủng hộ gói chi tiêu trị giá 1.900 tỷ USD mang tên "Build Back Better" của Tổng thống Mỹ Joe Biden nhằm chống biến đổi khí hậu và thúc đẩy chương trình an sinh xã hội, bởi kế hoạch này sẽ giúp tái định hình kinh tế Mỹ bằng cách tăng cường vai trò của lực lượng lao động, giảm thiếu tình trạng chuỗi cung ứng tắc nghẽn và thúc đẩy đầu tư, sáng tạo. Tổng Giám đốc IMF cũng ủng hộ kế hoạch Mỹ dỡ bỏ một số thuế nhập khẩu vốn được thực hiện trong 5 năm qua, trong đó có các thuế nhằm vào hàng hóa của Trung Quốc, thuế sắt, thép, máy giặt và tấm pin Mặt Trời.
Các chỉ số chính trên Phố Wall đồng loạt tăng mạnh trong tuần qua Chứng khoán Phố Wall đã kết thúc một tuần giao dịch thăng hoa, khi các chỉ số chính đều tăng quanh mức 3% trong phiên 24/6 với triển vọng kinh tế suy yếu làm giảm kỳ vọng về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ mạnh tay thắt chặt chính sách tiền tệ. Giao dịch viên tại Sàn giao dịch chứng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

8 giờ đàm phán khẩn cấp: Ấn Độ và Pakistan thoát khỏi miệng hố chiến tranh như thế nào?

Thâm hụt ngân sách của Mỹ vượt 1.000 tỷ USD

Quan lại nhà Thanh đi làm không mệt, tan sở mới cực hình, bị tâm thần vì 1 lý do

Ông Trump tuyên bố giảm 59% giá thuốc ở Mỹ

Tổng thống Zelensky mời tân Giáo hoàng thăm Ukraine

Fed có thể chỉ giảm lãi suất hai lần trong năm 2025

Người Mỹ "trả góp" cả nhu yếu phẩm: Khủng hoảng đang tới gần?

Bắt giữ nghi phạm sau vụ cháy nhà Thủ tướng Anh Keir Starmer

3 nhà lãnh đạo có thể đưa xung đột Ukraine đến hồi kết

Ukraine sử dụng vũ khí mới mạnh hơn UAV

Tổng thống Ukraine bất ngờ loại một Trung tướng quân đội khỏi Bộ Chỉ huy Tối cao

Libya: Xung đột dữ dội ở thủ đô Tripoli
Có thể bạn quan tâm

Samsung ra mắt nhẫn thông minh Galaxy Ring tại Việt Nam
Đồ 2-tek
18:59:23 13/05/2025
Galaxy AI trên Galaxy S25 series đồng hành cùng người trẻ cải thiện giấc ngủ
Thế giới số
18:52:49 13/05/2025
Cuộc gọi cuối cùng của Từ Hy Viên trước khi rút ống thở
Sao châu á
18:38:41 13/05/2025
Hendrio nhập tịch Việt Nam, lấy tên Đỗ Quang Hên?
Sao thể thao
18:28:24 13/05/2025
Xe tay ga Honda 125cc, trang bị màn hình TFT4,2 inch, giá rẻ hơn Vision
Xe máy
18:16:23 13/05/2025
Miss Universe Thailand: Thí sinh đủ ngành nghề, cao trên 1m70, quyết "phục thù"?
Tv show
17:34:54 13/05/2025
Nghi vấn Quách Ngọc Ngoan và Phượng Chanel yêu lại từ đầu, tất cả vì con?
Sao việt
17:34:01 13/05/2025
Giá vé xem G-Dragon và CL biểu diễn tại Hà Nội: Dự kiến cao nhất 6,5 triệu đồng
Nhạc quốc tế
17:21:39 13/05/2025
Vào khách sạn với 'bạn trai' rồi nhắn chồng cầm dao đến cưỡng đoạt tài sản
Pháp luật
17:14:50 13/05/2025
Top 3 con giáp một khi đã "si tình" thì sẽ "say tình" đến mức không cần biết đúng sai, chỉ nhất quyết nghe theo dẫn dắt mù quáng của trái tim
Trắc nghiệm
17:00:25 13/05/2025