Lạm phát cao kỷ lục, liệu Fed có cần nâng lãi suất mạnh hơn?
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ( Fed) được dự đoán sẽ nâng lãi suất nửa điểm phần trăm lần thứ hai liên tiếp sau cuộc họp chính sách ngày 15/6 sắp tới, nhưng những diễn biến sau đó thì không thể đoán định.
Fed có thể cân nhắc nâng lãi suất mạnh hơn nếu giá tiêu dùng tiếp tục leo thang.
Trụ sở Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tại Washington, D.C. Ảnh: THX/TTXVN
Nhiều đợt nâng lãi suất nữa có thể diễn ra trong những tháng tới, vì Fed không thể sớm “đánh bại” lạm phát, đặc biệt khi giá tiêu dùng đã tăng đến 8,6% trong tháng Năm vừa qua, mức cao nhất kể từ năm 1981 đến nay trong bối cảnh giá lương thực và xăng dầu tăng chóng mặt và chưa thấy có dấu hiệu “hạ nhiệt”.
Video đang HOT
Trên thực tế, dù vẫn còn xa vời nhưng khả năng Fed tăng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm trong cuộc họp sắp tới đã tăng lên sau báo cáo về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng Năm nói trên.
Ông Todd Lowenstein, giám đốc chiến lược vốn chủ sở hữu của chi nhánh ngân hàng tư nhân của Union Bank, cho rằng Fed cần thể hiện quyết tâm trong việc giải quyết tình hình lạm phát dai dẳng này, vì thế khả năng cao ngân hàng này sẽ phải tăng lãi suất nửa điểm phần trăm trong hai cuộc họp sắp tới.
Nhưng ông Lowenstein thừa nhận ngày càng có nhiều ý kiến tranh luận về việc liệu Fed có giảm tốc độ nâng lãi suất, hay thậm chí là tạm dừng lộ trình này trong một lần họp sau đó trong năm nay để đánh giá tác động của lãi suất gia tăng đối với nền kinh tế. Thường sẽ có một độ trễ giữa thời điểm Fed công bố nâng lãi suất và thời điểm quyết định chính sách này thực sự làm chậm hoạt động chi tiêu tiêu dùng.
Nhưng chắc chắn là khả năng Fed tạm dừng nâng lãi suất sẽ giảm xuống sau báo cáo lạm phát tháng Năm nói trên. Trên thực tế, giới giao dịch hiện danh đánh cược rằng xác suất Fed tăng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm tại cuộc họp tháng Bảy là 40%.
Nhưng không phải ai cũng cho rằng Fed cần phải hành động mạnh mẽ đến như thế, vì ngân hàng này đã bắt đầu quá trình thắt chặt định lượng, vốn cũng có thể kìm hãm nhu cầu tiêu dùng bằng cách đẩy lãi suất dài hạn lên cao hơn.
Cũng có những ý kiến khác lo ngại rằng các đợt tăng lãi suất mạnh của Fed sẽ không giúp kiềm chế lạm phát được, nhất là khi phần lớn việc tăng giá là do giá năng lượng tăng cao, vốn phụ thuộc nhiều vào những diễn biến của xung đột Nga-Ukraine (U-crai-na), mà điều này lại nằm ngoài khả năng kiểm soát của Fed.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục bác tin tổ chức tổng tuyển cử sớm
Văn phòng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ ngày 12/6 dẫn lời ông Recep Tayyip Erdogan bác bỏ thông tin sẽ tổ chức cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội sớm.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan phát biểu tại cuộc họp báo ở Ankara. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trong cuộc gặp thanh niên Thổ Nhĩ Kỳ ở thành phố Van, Tổng thống Erdogan tuyên bố: "Họ (phe đối lập) đã kêu gọi ấn định ngày bầu cử. Cuộc bầu cử sẽ được tổ chức vào tháng 6 năm sau (2023). Thưa ông Kemal (lãnh đạo đảng Nhân dân Cộng hòa (CHP) đối lập), sẽ không có bất kỳ cuộc bầu cử sớm nào vào tháng 11".
Tổng thống Erdogan tiếp tục: "Trước hết, ông cần sẵn sàng và cho chúng tôi biết liệu ông có tranh cử tổng thống hay không. Nếu ông không tham gia, hãy cho biết tên ứng cử viên tranh cử thuộc đảng của ông".
Trước đó, nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ hôm 9/6 xác nhận ông sẽ tham gia tranh cử trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2023, đồng thời bác bỏ những tin đồn về cuộc bầu cử trước thời hạn.
Đây là lần đầu tiên ông Erdogan, tại nhiệm từ năm 2003, chính thức thông báo sẽ tái tranh cử. Phát biểu tại cuộc tuần hành của đảng Công lý và Phát triển (AKP) ở thành phố Izmir, miền Tây, ông Erdogan thông báo: "Tôi là ứng cử viên tổng thống của Liên minh Nhân dân", ý muốn nói đến liên minh cầm quyền giữa đảng AKP của ông và đảng Phong trào dân tộc (MHP) cánh hữu. Tổng thống Erdogan cũng khẳng định cuộc bầu cử sẽ được tổ chức vào đúng thời hạn, ngày 24/6/2023.
Đến nay, CHP đối lập - đảng lớn thứ hai trong Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ - vẫn chưa công bố ứng cử viên tranh cử tổng thống.
Hiện có những tin đồn về một cuộc bầu cử trước thời hạn, trong bối cảnh những khó khăn kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ do đồng lira yếu và lạm phát lên tới 73,5% - mức cao nhất từ năm 1998. Khác với học thuyết kinh tế thông thường, Tổng thống Erdogan theo đuổi chính sách lãi suất thấp nhằm kiềm chế giá cả hàng hóa. Chính sách này khiến ông bị chỉ trích là đã gây thêm nhiều khó khăn cho nền kinh tế. Hôm 6/6, ông Erdogan khẳng định "chính phủ sẽ không tăng lãi suất".
Giá trị đồng euro giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm qua Ngày 12/5, giá trị của đồng euro đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua khi 1 euro chỉ đổi được 1,0389 USD. Đồng euro. Ảnh: AFP/TTXVN Biến động này diễn ra tại thời điểm "đồng bạc xanh" tăng giá nhờ được coi là kênh trú ẩn an toàn cũng như nhờ quyết định tăng lãi suất của Ngân hàng...