Lạm phát cao, FED có thể tăng lãi suất tới 4 lần trong năm nay
Theo phân tích của ngân hàng Goldman Sachs, lạm phát gia tăng có thể khiến Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ ( FED) hành động quyết liệt trong tăng lãi suất năm nay, mạnh hơn những gì các nhà kinh tế dự báo.
Trụ sở Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) ở Washington, DC. Ảnh: THX/TTXVN
Theo kênh CNBC, nhà kinh tế David Mericle của Goldman Sachs cho rằng biến thể Omicron lây lan và đẩy giá cả tăng lên có thể khiến FED tăng tốc trong tăng lãi suất và thị trường đã dự báo sẽ có 4 đợt tăng lãi suất ở mức 25 điểm phần trăm mỗi đợt.
Ông Mericle nhận định trong một báo cáo: “Dự báo cơ bản của chúng tôi là 4 lần tăng lãi suất vào tháng 3, tháng 6, tháng 9 và tháng 12. Nhưng chúng tôi thấy có rủi ro Ủy ban Thị trường Mở Liên bang sẽ muốn thực hiện một số động thái thắt chặt tại mỗi cuộc họp cho đến khi tình hình lạm phát thay đổi”.
Báo cáo của ngân hàng Goldman Sachs được đưa ra chỉ vài ngày trước cuộc họp kéo dài hai ngày của nhóm hoạch định chính sách của FED bắt đầu vào ngày 25/1.
Các thị trường dự báo sẽ không có hành động nào liên quan đến lãi suất sau cuộc họp ngày 25/1 nhưng cho rằng Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) sẽ đưa ra một đợt tăng lãi suất sắp tới vào tháng 3. Nếu điều đó xảy ra, đây sẽ là lần tăng lãi suất đầu tiên của FED kể từ tháng 12/2018.
Tăng lãi suất sẽ là một cách để đối phó với lạm phát tăng vọt, vốn đang ở mức cao nhất trong 12 tháng so với các mức trong gần 40 năm.
Ông Mericle nói rằng những diễn biến phức tạp của kinh tế do COVID-19 gây ra đã làm trầm trọng thêm tình trạng mất cân bằng giữa nhu cầu bùng nổ và nguồn cung hạn chế. Thứ hai, mức tăng tiền lương đang tiếp tục cao, đặc biệt là ở các công việc được trả lương thấp hơn, mặc dù gói trợ cấp thất nghiệp tăng cường đã hết hạn và thị trường lao động lẽ ra đã nới lỏng.
Theo nhận định của ông Mericle, FOMC sẽ muốn thực hiện một số hành động thắt chặt hơn trong mọi cuộc họp cho đến khi lạm phát thay đổi
Theo dữ liệu của CME, các nhà giao dịch đang dự báo có tới gần 95% khả năng tăng lãi suất tại cuộc họp tháng 3 của FED và hơn 85% khả năng có 4 đợt tăng lãi suất trong cả năm 2022.
Video đang HOT
Tuy nhiên, thị trường đang bắt đầu nghiêng về dự báo đợt tăng lãi suất thứ 5 trong năm nay. Đây sẽ là đợt tăng lãi suất mạnh mẽ nhất của FED mà các nhà đầu tư từng chứng kiến từ thời điểm chuyển giao thế kỷ. Khả năng tăng lãi suất lần thứ 5 đã lên gần 60%.
Người dân mua sắm tại một siêu thị ở New York, Mỹ ngày 12/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Ngoài việc tăng lãi suất, FED cũng định cắt giảm chương trình mua trái phiếu hàng tháng. Trong khi một số người suy đoán rằng FED có thể ngừng chương trình này vào cuộc họp vào ngày 25/1, Goldman Sachs cho rằng điều đó chưa xảy ra.
Tuy nhiên, FED có thể đưa ra nhiều dấu hiệu hơn về thời điểm bắt đầu giải phóng lượng trái phiếu nắm giữ.
Goldman Sách dự báo quá trình đó sẽ bắt đầu vào tháng 7 và được thực hiện với số tiền 100 tỷ USD hàng tháng. Quá trình này dự kiến sẽ kéo dài trong 2 hoặc 2 năm rưỡi và thu hẹp bảng cân đối kế toán từ 6,1 nghìn tỷ USD đến 6,6 nghìn tỷ USD.
Trong khi đó, GDP quý IV/2021 của Mỹ sẽ được công bố vào ngày 27/1. Các nhà kinh tế dự đoán tăng trưởng khoảng 5,8%. Còn chỉ số giá chi tiêu cá nhân sẽ được công bố vào ngày 28/1, dự báo sẽ tăng 0,5% so với tháng trước và 4,8% so với năm trước.
Theo phân tích của ngân hàng Goldman Sachs, lạm phát gia tăng có thể khiến Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) hành động quyết liệt trong tăng lãi suất năm nay, mạnh hơn những gì các nhà kinh tế dự báo.
Trụ sở Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) ở Washington, DC. Ảnh: THX/TTXVN
Theo kênh CNBC, nhà kinh tế David Mericle của Goldman Sachs cho rằng biến thể Omicron lây lan và đẩy giá cả tăng lên có thể khiến FED tăng tốc trong tăng lãi suất và thị trường đã dự báo sẽ có 4 đợt tăng lãi suất ở mức 25 điểm phần trăm mỗi đợt.
Ông Mericle nhận định trong một báo cáo: “Dự báo cơ bản của chúng tôi là 4 lần tăng lãi suất vào tháng 3, tháng 6, tháng 9 và tháng 12. Nhưng chúng tôi thấy có rủi ro Ủy ban Thị trường Mở Liên bang sẽ muốn thực hiện một số động thái thắt chặt tại mỗi cuộc họp cho đến khi tình hình lạm phát thay đổi”.
Báo cáo của ngân hàng Goldman Sachs được đưa ra chỉ vài ngày trước cuộc họp kéo dài hai ngày của nhóm hoạch định chính sách của FED bắt đầu vào ngày 25/1.
Các thị trường dự báo sẽ không có hành động nào liên quan đến lãi suất sau cuộc họp ngày 25/1 nhưng cho rằng Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) sẽ đưa ra một đợt tăng lãi suất sắp tới vào tháng 3. Nếu điều đó xảy ra, đây sẽ là lần tăng lãi suất đầu tiên của FED kể từ tháng 12/2018.
Tăng lãi suất sẽ là một cách để đối phó với lạm phát tăng vọt, vốn đang ở mức cao nhất trong 12 tháng so với các mức trong gần 40 năm.
Ông Mericle nói rằng những diễn biến phức tạp của kinh tế do COVID-19 gây ra đã làm trầm trọng thêm tình trạng mất cân bằng giữa nhu cầu bùng nổ và nguồn cung hạn chế. Thứ hai, mức tăng tiền lương đang tiếp tục cao, đặc biệt là ở các công việc được trả lương thấp hơn, mặc dù gói trợ cấp thất nghiệp tăng cường đã hết hạn và thị trường lao động lẽ ra đã nới lỏng.
Theo nhận định của ông Mericle, FOMC sẽ muốn thực hiện một số hành động thắt chặt hơn trong mọi cuộc họp cho đến khi lạm phát thay đổi
Theo dữ liệu của CME, các nhà giao dịch đang dự báo có tới gần 95% khả năng tăng lãi suất tại cuộc họp tháng 3 của FED và hơn 85% khả năng có 4 đợt tăng lãi suất trong cả năm 2022.
Tuy nhiên, thị trường đang bắt đầu nghiêng về dự báo đợt tăng lãi suất thứ 5 trong năm nay. Đây sẽ là đợt tăng lãi suất mạnh mẽ nhất của FED mà các nhà đầu tư từng chứng kiến từ thời điểm chuyển giao thế kỷ. Khả năng tăng lãi suất lần thứ 5 đã lên gần 60%.
Người dân mua sắm tại một siêu thị ở New York, Mỹ ngày 12/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Ngoài việc tăng lãi suất, FED cũng định cắt giảm chương trình mua trái phiếu hàng tháng. Trong khi một số người suy đoán rằng FED có thể ngừng chương trình này vào cuộc họp vào ngày 25/1, Goldman Sachs cho rằng điều đó chưa xảy ra.
Tuy nhiên, FED có thể đưa ra nhiều dấu hiệu hơn về thời điểm bắt đầu giải phóng lượng trái phiếu nắm giữ.
Goldman Sách dự báo quá trình đó sẽ bắt đầu vào tháng 7 và được thực hiện với số tiền 100 tỷ USD hàng tháng. Quá trình này dự kiến sẽ kéo dài trong 2 hoặc 2 năm rưỡi và thu hẹp bảng cân đối kế toán từ 6,1 nghìn tỷ USD đến 6,6 nghìn tỷ USD.
Trong khi đó, GDP quý IV/2021 của Mỹ sẽ được công bố vào ngày 27/1. Các nhà kinh tế dự đoán tăng trưởng khoảng 5,8%. Còn chỉ số giá chi tiêu cá nhân sẽ được công bố vào ngày 28/1, dự báo sẽ tăng 0,5% so với tháng trước và 4,8% so với năm trước.
Chứng khoán châu Á giảm điểm do lo ngại lãi suất tại Mỹ tăng
Các thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm trong phiên 14/1, khi một loạt quan chức của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhấn mạnh đến việc chống lạm phát, gây lo ngại Fed sẽ đẩy nhanh tốc độ tăng lãi suất, có thể với bốn lần tăng trong năm nay.
Bảng chỉ số chứng khoán tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 1,3%, xuống chốt phiên ở mức 28.124,28 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 0,2%, xuống 24.383,32 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải giảm 1%, xuống 3.521,26 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 1,36%, xuống 2.921,92 điểm.
Cam kết của Chủ tịch Fed, Jerome Powell, trong tuần này trong việc kiềm chế đà tăng của giá cả trong khi tiếp tục thúc đẩy quá trình phục hồi của nền kinh tế đã củng cố lòng tin của các nhà đầu tư và đã tạo động lực cho các thị trường chứng khoán.
Việc số liệu cho thấy lạm phát tại Mỹ sẽ dần ổn định cũng tác động tích cực đến tâm lý nhà đầu tư và làm giảm bớt lo ngại về khả năng dừng các chính sách siêu nới lỏng vốn là động lực chính cho sự phục hồi của các thị trường và kinh tế toàn cầu trong gần hai năm qua.
Tuy nhiên, thị trường chịu sức ép trong phiên 13/1, sau phát biểu của các quan chức Fed. Trong phiên điều trần tại Thượng viện để trở thành Phó Chủ tịch Fed, bà Lael Brainard nói lãi suất có thể tăng vào tháng Ba, một động thái nhận được sự đồng tình của Chủ tịch chi nhánh Fed tại Philadelphia, Patrick Harker, người đưa ra khả năng sẽ có thêm ba lần tăng khác trong năm nay.
Chủ tịch chi nhánh của Fed tại Chicago và St Louis cũng nhận định về số lần tăng lãi suất tương tự, trong khi Chủ tịch chi nhánh của Fed tại Atlanta, Raphael Bostic, để ngỏ khả năng lãi suất tăng vào tháng Ba.
Biên bản cuộc họp tháng 12/2021 của Fed cho thấy các quan chức của ngân hàng ủng hộ việc hành động nhanh chóng nhằm kiềm chế đà tăng giá cả và đẩy nhanh việc giảm quy mô chương trình mua trái phiếu.
Tại thị trường trong nước, kết thúc phiên giao dịch ngày 14/1, chỉ số VN - Index giảm 0,03 điểm xuống 1.496,02 điểm. Chỉ số HNX - Index tăng 6,03 điểm lên 466,86 điểm.
Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm, tại sao đồng nhân dân tệ vẫn mạnh hơn USD? Trung Quốc đang trải qua thời kỳ kinh tế tăng trưởng chậm, nhưng đồng nhân dân tệ lại hiếm khi nào mạnh như bây giờ. Đồng nhân dân tệ cũng có một năm tốt hơn cả đồng USD ngay cả khi FED tăng lãi suất. Hong Kong (Trung Quốc) lần đầu tiên phát hành trái phiếu bằng đồng nhân dân tệ Khó khăn...