Làm nông “chui” trên đất quy hoạch
Dưới sức ép đô thị hóa, công nghiệp hóa, một số xã nông thôn ở TP.HCM đã không còn đất sản xuất nông nghiệp, nông dân (ND) phải làm “chui” trên đất quy hoạch.
Một số ND ở xã Hiệp Phước (Nhà Bè) bỏ ra hàng chục tỷ đồng triển khai mô hình nuôi tôm VietGAP ven sông Soài Rạp. Tuy nhiên, những ao tôm này đang tồn tại “chui” trên đất quy hoạch.
Đánh đu với đất quy hoạch
Thật khó tin, một vạt đất ven sông Soài Rạp mọc lên san sát những ao tôm nuôi trong nhà lưới tiền tỷ. Theo tính toán, mỗi m2 ao tôm nuôi theo mô hình này có giá 1,5 – 2 triệu đồng, gồm: Lưới che, bạt trải đáy; hệ thống sục khí, làm sạch ao… Trong ao nuôi tôm, chương trình tự động hóa gần như hoàn toàn.
Để bù diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp dần, các địa phương hướng nông dân trồng rau VietGAP để tăng giá trị sản xuất. Ảnh: T.Đ
Video đang HOT
Nguyện vọng của người ND là nếu các dự án “treo” không thực hiện thì thành phố nên thu hồi và giao lại đất cho ND canh tác. Hiệu quả của sản xuất nông nghiệp sạch hiện nay rất tốt và người dân có việc làm và thu nhập rất ổn định”. Bà Cao Thị Hòa – Tổ trưởng tổ hợp tác sản xuất HTX Ngã Ba Giồng (xã Xuân Thới Thượng)
Thế nhưng, năm 2009, UBND TP.HCM đã phê duyệt quy hoạch xã Hiệp Phước thành Khu đô thị cảng Hiệp Phước. Theo đó, khu đô thị cảng này có tổng diện tích hơn 3.900ha, gồm toàn bộ diện tích xã Hiệp Phước và một phần xã Long Thới.
Nơi đây tập trung 4 cảng lớn dọc theo sông Soài Rạp, gồm: Cảng container quốc tế SPTC, Cảng Sài Gòn Hiệp Phước, Tân Cảng Hiệp Phước và Cảng quốc tế Long An, biến khu vực này thành trung tâm cảng biển của thành phố và cả nước.
Tuy nhiên, thấy đất quy hoạch từ lâu không sử dụng lại có lợi thế cặp sông Soài Rạp thuận lợi cho việc lấy nước nuôi tôm, một số ND xã Hiệp Phước đã đầu tư nuôi tôm. Theo ông Trần Văn Vinh – Chủ tịch Hội ND xã Hiệp Phước, hiện nơi đây có 223ha nuôi tôm.
Trong khi đó, trước sức ép đô thị hóa khi nằm giáp ranh với các quận nội thành, thời gian qua, huyện Hóc Môn đón nhận nhiều dự án xây dựng triển khai. Tiếng là nông thôn mới, nhưng xã Xuân Thới Thượng do bị quy hoạch nên gần như không còn đất sản xuất nông nghiệp.
Tuy nhiên, tại xã vẫn còn hơn 1.000 hội viên ND. Anh Dương Văn Duy (ấp 1, xã Xuân Thới Thượng) cho biết, hiện anh đang trồng 2.700m2 rau VietGAP. “Thu nhập từ vườn rau VietGAP khá tốt, nhưng vì trong khu quy hoạch nên chẳng biết khi nào sẽ bị thu hồi đất” – anh nói.
Xoay xở để phát triển
Để hoàn thành tiêu chí thu nhập và lao động việc làm trong Chương trình xây dựng nông thôn mới, các địa phương tìm mọi cách nâng cao giá trị sản xuất cho ND cho dù đất đang canh tác trên vùng quy hoạch. Ví như, thời gian qua, Chi cục Phát triển nông thôn thành phố (Sở NNPTNT thành phố) tìm cách phát triển HTX Hiệp Thành (xã Hiệp Phước) – một HTX mà các thành viên đang nuôi tôm trên đất quy hoạch, thành 1 trong 7 HTX tiên tiến của thành phố. Điều này đã đánh tan lo ngại của người dân.
Trong khi đó, Trạm Khuyến nông Hóc Môn thực hiện mô hình “cơ giới hóa trong trồng rau” để mở rộng diện tích trồng rau. Ông Lý Sâm – Trưởng phòng Kinh tế huyện Hóc Môn cho biết, huyện đã chuyển đổi gần 269ha đất sang trồng rau có giá trị cao, cung cấp nhiều sản phẩm rau an toàn.
Theo Danviet
Lộ trình xây dựng Phú Quốc thành thành phố thông minh đầu tiên của cả nước.
Ngày 29/9, UBND Tỉnh Kiên Giang và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã tổ chức Hội nghị xây dựng và triển khai đề án thành phố thông minh Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang tại Huyện Phú Quốc.
Hội nghị tổ chức nhằm trao đổi, thống nhất và đề ra phương án đưa đề án Huyện Phú Quốc trở thành Thành phố thông minh vào hoạt động, góp phần thúc đẩy việc hoàn thành mục tiêu đưa Phú Quốc trở thành đặc khu kinh tế.
Tại Hội nghị, hai bên thống nhất sự cần thiết của việc xây dựng thành phố thông minh để giải quyết những vấn đề của đô thị hoá hiện nay như vấn đề mật độ dân số, lạc hậu, quá tải về hạ tầng, vấn đề về cạnh tranh kinh tế giữa các vùng, quốc gia và những đòi hỏi ngày càng tăng cao về chất lượng cuộc sống.
Để giải quyết những vấn đề trên, lộ trình xây dựng Phú Quốc trở thành thành phố thông minh sẽ bao gồm 2 giai đoạn kéo dài trong 12 tuần, trong đó, giai đoạn 1 để xây dựng khung giải pháp thông minh và giai đoạn 2 để xây dựng lộ trình cụ thể cho việc triển khai trên từng ngành, cụ thể: bước đầu triển khai hạ tầng mạng & CNTT và Triển khai các dịch vụ cơ bản. Sau đó, Phú Quốc sẽ tập trung xây dựng Trung tâm vận hành tập trung và triển khai thêm các dịch vụ thông minh và cuối cùng là xay dưng thanh phô ngay cang thong minh theo xu huơng tren thê giơi va Viẹt Nam.
Các giải pháp được chú trọng xây dựng trong mô hình thành phố thông minh bao gồm giải pháp về giao thông, y tế và dịch vụ cho con người, an ninh công cộng, nước và nước thải, xây dựng, môi trường (chất thải, không khí...), năng lượng, phát triển giáo dục....
Để bắt tay vào xây dựng thành phố thông minh Phú Quốc, hai bên thống nhất ưu tiên xây dựng trước các lĩnh vực ưu tiên là chính quyền điện tử, Wifi thông minh (Smart Wifi), dịch vụ Camera giám sát, du lịch và Giám sát môi trường.
Sau khi hoàn thành, Phú Quốc sẽ là thành phố thông minh đầu tiên tại Việt Nam được xây dựng và vận hành. Lộ trình xây dựng Phú Quốc sẽ là kinh nghiệm để các tỉnh/thành khác học hỏi và rút kinh nghiệm trong quá trình hiện đại hoá các đô thị tại Việt Nam.
Theo Dantri
Trung tâm huấn luyện an toàn lao động hiện đại nhất Việt Nam Công trình trị giá 9 triệu USD có các thiết bị phân tích sự cố có thể xảy đến với người lao động như rơi vật liệu, rò rỉ ga, cháy nổ... qua đó huấn luyện phương pháp phòng tránh. Ngày 14/7, trung tâm huấn luyện An toàn vệ sinh lao động - công trình hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và...