Làm nhà kính trồng 3 loại dưa, có dưa kim hoàng hậu vàng chóe
Với quyết tâm phải làm ra sản phẩm nông nghiệp sạch, anh Bùi Văn Chung, xóm 5, thôn Bài Lâm Thượng, xã Hồng Quang, huyện Ứng Hòa , thành phố Hà Nội đã rời phố để về quê lập nghiệp và theo đuổi đam mê với mô hình trồng dưa lưới trong nhà kính theo công nghệ cao.
Mô hình được triển khai từ cuối tháng 6 năm 2018, với hệ thống nhà kính rộng 6.200 m2 được trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại, tổng vốn đầu tư 2,5 tỷ đồng. Bước đầu mô hình đã đem lại hiệu quả với các sản phẩm dưa lưới, dưa kim hoàng hậu, dưa chuột đạt chất lượng và đã có mặt trên thị trường.
Anh Bùi Văn Chung đang kiểm tra vườn dưa kim hoàng hậu của gia đình
Để làm ra những trái dưa thơm, ngon, được người tiêu dùng đón nhận là cả một quá trình. Trước khi bắt tay vào thực hiện mô hình, anh Chung đã tìm hiểu, tham khảo kỹ các tài liệu, đồng thời tham quan học hỏi thực tế các mô hình tại rất nhiều nơi như Hà Nội, Hòa Bình.
Với diện tích 6.200m2 nhà kính, anh Chung chia làm 3 khu: khu sản xuất dưa lưới khoảng 1.000m2, khu sản xuất dưa chuột 1.000m2 và khu sản xuất dưa kim hoàng hậu hơn 4.000m2; canh tác theo hình thức luân canh.
Dẫn chúng tôi đi thăm mô hình của gia đình, anh Bùi Văn Chung chia sẻ: Việc áp dụng công nghệ cao và sử dụng nhà lưới bao bọc xung quanh có ưu điểm vượt trội, giúp chắn mưa, nắng, ngăn côn trùng xâm nhập nên việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật gần như không có, đảm bảo sản phẩm sạch, an toàn, bảo vệ sức khỏe người trồng lẫn người tiêu dùng.
Tuy mức chi phí đầu tư ban đầu khá lớn nhưng sẽ sử dụng được từ 8-10 năm mới phải thay thế và sản xuất được quanh năm.
Nhờ ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, một năm anh trồng được 3 vụ dưa. Đối với dưa lưới, thời gian cho thu hoạch từ 70 – 75 ngày, dưa kim hoàng hậu 60 – 65 ngày, dưa chuột 40 – 45 ngày. Mô hình áp dụng theo một quy trình chuẩn, được kiểm soát chặt chẽ từ khâu chọn hạt giống, theo dõi quá trình sinh trưởng, nước tưới cho đến khi dưa được thu hoạch.
Video đang HOT
Hạt dưa không gieo trực tiếp xuống mặt đất mà trồng trong giá thể xơ dừa đã qua xử lý, giúp cây tránh tiếp xúc với vi sinh vật có hại trong đất. Từ giai đoạn trồng đến khi bắt ngọn, tỉa nhánh là khoảng 14 ngày; từ ngày thứ 26 – 28 sau trồng thì tiến hành thụ phấn cho cây dưa lưới.
Việc thụ phấn được thực hiện bằng phương pháp thủ công, tức là lấy nhụy hoa đực úp vào hoa cái, sau một tuần là dây bắt đầu hình thành quả. Mỗi dây nên để khoảng 3 – 4 quả, sau đó một tuần, chọn quả tốt nhất để lại, đến khi thu hoạch quả sẽ đều và đẹp hơn.
Đến nay, mô hình trồng dưa lưới của anh Chung đã cho thu hoạch được khoảng 2 tấn dưa, trung bình mỗi quả dưa nặng từ 1,6 – 1,7 kg, với giá bán từ 35.000 – 40.000đồng/kg. Ước tính hết vụ, gia đình anh thu được khoảng 4 – 5 tấn dưa. Sản phẩm dưa lưới của anh đã được cấp chứng nhận VietGAP và có mặt tại các cửa hàng rau sạch, siêu thị Coopmart Hà Nội.
Mô hình canh tác trong nhà kính giúp tạo ra sản phẩm chất lượng, an toàn. Việc nhân rộng mô hình này là cần thiết, bởi không chỉ giúp đẩy mạnh sản xuất, tiến tới nền nông nghiệp công nghệ cao, mà còn góp phần nâng cao thu nhập cho người sản xuất. Tuy nhiên vấn đề quan trọng là cần sự liên kết để tìm đầu ra cho sản phẩm.
Theo Đình Thủy (TTKN QG)
Thanh Hóa: Trồng dưa trong nhà kính, mỗi vụ lãi 50 triệu đồng
Với quyết tâm phải làm ra sản phẩm nông nghiệp sạch, ông Mai Văn Hào ở xóm Trung Thành, xã Nga Thành, huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) đã đầu tư vốn để trồng dưa lưới công nghệ cao trong nhà kính.
Mô hình trồng dưa trong nhà kính của ông Hào không chỉ thay đổi cách làm truyền thống mà còn mang về cho ông hàng trăm triệu đồng/năm.
Dẫn phóng viên đi thăm quan mô hình trồng dưa lưới trong nhà kính, ông Hào chia sẻ, trước kia, ông cũng trồng dưa, rau... nhưng chủ yếu vẫn theo cách làm truyền thống nên thu nhập cũng không khá lên là bao. Dù có bán lưng cho đất bán mặt cho trời, làm việc cặm cụi cả năm mà cuộc sống của gia đình ông cũng chỉ đủ ăn.
"Lúc này tôi đứng trước 2 sự lựa chọn một là bỏ nghề nông tìm việc khác làm, hai là tiếp tục theo nghề và canh tác theo kiểu khác, cũng đúng thời gian này nhà nước lại có chủ trương hỗ trợ sản xuất rau an toàn và tôi đăng ký tham gia", ông Hào nhớ lại.
Đầu năm 2018, cùng với số tiền nhà nước hỗ trợ, gia đình ông Hào huy động, vay mượn và tự bỏ ra hơn 300 triệu đồng để đầu tư xây dựng hệ thống nhà kính rộng hơn 1.000m2 với đầy đủ các trang thiết bị phụ trợ và cùng hệ thống phun tưới tự động khác.
Ông Mai Văn Hào ở xóm Trung Thành, xã Nga Thành, huyện Nga Sơn (Thanh Hóa), bên cạnh vừa dưa trồng trong nhà kính của gia đình mình.
Với hơn 1.000m2 nhà kính, ông Hào chủ yếu trồng 3 loại dưa như: dưa lưới, dưa vàng, dưa chuột. Vì được đầu tư bài bản và đồng bộ nên cây dưa phát triển cực tốt và cho năng suất tốt, sau khi trừ hết chi phí gia đình ông Hào lãi hơn 200 triệu đồng.
Hệ thống nhà kính trồng dưa lưới của ông Hào có ưu điểm vượt trội giúp chắn mưa, nắng, ngăn côn trùng xâm nhập, chủ động chế độ dinh dưỡng và do không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật mà chỉ sử dụng phân bón hữu cơ sinh học nên đảm bảo sản phẩm an toàn, giảm chi phí sản xuất.
Đối với hệ thống tưới, ông dùng hệ thống tưới nhỏ giọt tự động ứng dụng từ công nghệ thủy canh Isreal, nước được tưới nhỏ giọt đến từng gốc cây. Phân được hòa vào nước rồi theo hệ thống tưới nhỏ giọt cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển. Hệ thống tưới tự động tưới chính xác cho mỗi cây nên dưa phát triển đồng đều. Đây là mô hình nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp 4.0.
Cận cảnh nhà kính rộng hơn 1000m2 của gia đình ông Mai Văn Hào ở xóm Trung Thành, xã Nga Thành.
Ông Mai Văn Hào cho biết, so với trồng dưa ở ngoài đồng thì trồng dưa trong nhà kính công nghệ cao tốn ít công chăm sóc, mặt khác quả dưa cũng to đẹp và chất lượng ngon hơn nên được bán với giá khá cao. Trung bình năm vừa qua, gia đình ông thu về hơn 10 tấn dưa các loại.
"Trong 3 loại dưa trên thì dưa lưới là hiệu quả kinh tế nhất, nhưng một năm chỉ trồng được một vụ. Cứ trồng một sào thì sau một vụ sẽ thu được 4 tấn quả và được bán với giá dao động từ 30.0000 đến 35.000 đồng, sau khi trừ hết chi phí lãi khoảng 50 triệu đồng", ông Hào tiết lộ.
Nhờ trồng dưa trong nhà kính và ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt mà gia đình ông Hào có thu nhập hơn 200 triệu đồng mỗi năm.
Nói về bí quyết làm dưa sạch, ông Hào kiên quyết nói không với việc dùng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu hóa học. Hầu như vườn dưa nhà ông đều sử dụng phân hữu cơ.
"Trồng trong nhà kính thì hầu như cây dưa không có sâu bệnh nên không bao giờ cần đến thuốc BVTV, gia đình tôi chủ yếu sử dụng phân hữu cơ bón cho cây dưa nên quả dưa ngon ngọt hơn và khách hàng tin tưởng lựa chọn", ông Hào chia sẻ.
Sau nhiều vụ dưa đã qua, đến nay ông Mai Văn Hào đang khẳng định được hiệu quả của mô hình trồng dưa trong nhà kính công nghệ cao. Mô hình nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp 4.0 này không chỉ thay đổi cách làm truyền thống, mà còn mở ra cơ hội làm giàu cho bà con trong vùng, cũng như sự phát triển nghề sản xuất rau an toàn của tỉnh Thanh Hóa.
Theo Danviet
FLC gia nhập ngành nông nghiệp bằng chuỗi dự án "khủng" Tập đoàn FLC xác định nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) là một trong những lĩnh vực đầu tư trọng điểm và được đẩy mạnh thời gian tới, trong đó việc lựa chọn hợp tác về công nghệ với những quốc gia hàng đầu thế giới về NNCNC như Nhật Bản, Israel, Hà Lan... sẽ được đặc biệt ưu tiên. Đón đầu xu...