Làm nghề tử tế có khó không?
Giữa bao khó khăn, nhiều doanh nghiệp, nhà khoa học vẫn say mê, tận tâm với con đường mình đã chọn và được hưởng thành quả từ sự cống hiến ấy.
Câu chuyện thứ nhất: Gạo ngon chưa chắc ai cũng thích
Thành lập từ năm 1993, gần 30 năm qua, Tập đoàn Lộc Trời là nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm và dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp, với chuỗi giá trị bền vững từ nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hạt giống, thuốc bảo vệ thực vật, các sản phẩm hữu cơ sinh học.
Đặc biệt, trong lĩnh vực lúa gạo, Tập đoàn trở thành công ty dẫn đầu trong việc xây dựng chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo, với các nhà máy chế biến gạo hiện đại trải khắp vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, với hơn 40.000 hộ nông dân tham gia sản xuất gạo chất lượng cao và an toàn cùng sự đồng hành kỹ thuật của hơn 1300 kỹ sư nông nghiệp.
Vào năm 2015, tại cuộc thi World’s Best Rice do The Rice Trader, giống AGPPS 103 của tập đoàn Lộc Trời đã lọt vào top 3 “gạo ngon nhất thế giới”, đánh dấu lần đầu tiên Việt Nam lọt vào top những quốc gia có gạo ngon của thế giới.
Theo PGS.TS Dương Văn Chín, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Định Thành (Tập đoàn Lộc Trời), cho đến nay Tập đoàn vẫn duy trì phát triển chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo nhưng có sự tính toán lại các bước đi cho phù hợp nhằm cân đối hài hòa giữa lợi ích của người nông dân với lợi ích của doanh nghiệp.
Ông Chín tâm sự, trước đây, ước muốn của những người làm ở Lộc Trời rất lớn lao, muốn có vùng nguyên liệu càng rộng lớn càng tốt để tiêu thụ lúa gạo cho người nông dân, nhưng lại không tìm được nguồn tiêu thụ gạo với khối lượng ngày càng lớn và lâu dài.
Bởi vậy, bây giờ phải làm sao để cho ước mơ ấy trở nên bền vững, bằng cách tìm cho được đầu ra cho sản phẩm, bán được gạo trong nước cũng như xuất khẩu, có lời thì mới duy trì được cánh đồng lớn với người nông dân, mới duy trì được sự hợp tác và lợi ích với người nông dân.
“Trước chúng tôi duy trì tỷ lệ xuất khẩu với tiêu thụ trong nước là 50:50 và thương hiệu gạo Hạt Ngọc Trời của Tập đoàn Lộc Trời đã xuất khẩu được trên 30 nước trên thế giới nhưng vẫn cần phải có đơn hàng lớn.
Công ty vẫn tập trung vào xuất khẩu, nhưng thị trường nào đặt hàng và trên cơ sở tính toán có lời công ty mới làm.
Chẳng hạn, gạo Jasmine đạt dư lượng theo tiêu chuẩn châu Âu vẫn tiếp tục xuất khẩu ổn định, không làm gạo cấp thấp. Đồng thời, ưu tiên các sản phẩm gạo tiêu thụ trong thị trường nội địa, đó là loại gạo chất lượng cao, thỏa mãn được thị hiếu của nhiều tầng lớp nhân dân.
Bản thân gạo Hạt Ngọc Trời có nhiều loại, phục vụ khách hàng cao cấp, trung cấp và đại chúng – gạo an toàn nhưng giá mềm, quảng đại quần chúng có thể tiêu thụ được.
Khi sức mua từ thị trường nội địa lớn, công ty mới xây dựng vùng nguyên liệu, hợp tác với nông dân để sản xuất đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước”, PGS.TS Dương Văn Chín giải thích.
Cánh đồng sản xuất lúa giống của Tập đoàn Lộc Trời
Video đang HOT
Việt Nam không thiếu gạo ngon để cạnh tranh với các nước. Ngoài loại gạo AGPPS 103 của Tập đoàn Lộc Trời lọt top 3 loại gạo ngon nhất thế giới, Việt Nam còn có giống gạo ST24 xếp thứ hai trong ba loại gạo ngon nhất thế giới và mới đây là giống gạo ST25 giành giải gạo ngon nhất thế giới.
Dù vậy, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Định Thành khẳng định, gạo ngon vào loại nhất thế giới không hẳn ai cũng thích và vấn đề ở chỗ người tiêu dùng có chấp nhận hay không? Gạo ngon là một chuyện, tổ chức sản xuất ra khối lượng lớn là một chuyện khác.
Việc đưa ra thị trường thành công hay không còn phụ thuộc vào sự chấp nhận của người tiêu dùng đối với loại gạo đó. Khi người tiêu dùng có nhu cầu, sẽ thúc đẩy gia tăng sản lượng, như vậy sẽ kéo theo việc sản xuất, kinh doanh giống lúa được thuận lợi hơn.
“Tập đoàn Lộc Trời có giống Lộc Trời 28 được công nhận ngon nhất thế giới tại đấu xảo tổ chức tại Trung Quốc năm 2018, ngon hơn gạo Hom Mali của Thái Lan, Sen Krop của Campuchia và hơn cả ST24 của Sóc Trăng nhưng phải tổ chức sản xuất khối lượng lớn, bán với giá cao thì mới được coi là thành công.
Ngay giống ST25 của nhóm kỹ sư Hồ Quang Cua, Nguyễn Thị Thu Hương và Tiến sĩ Trần Tấn Phương lai tạo vừa đạt giải nhất tại Philippines thì bước tiếp theo vẫn phải là nộp hồ sơ xin Bộ NN-PTNT công nhận là giống chính thức, từ đó nhân hạt giống lên khối lượng lớn và muốn như vậy thì phải để cho các doanh nghiệp kinh doanh lương thực làm, họ có vùng nguyên liệu để sản xuất ra lượng hàng hóa lớn, có quy trình kỹ thuật để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, từ đó mới bán được gạo giá cao.
Rõ ràng đây là một câu chuyện dài, không phải cứ có danh hiệu gạo ngon nhất thế giới thì người người sẽ đổ đến mua gạo của mình. Phải làm cho gạo có chất lượng theo đúng danh hiệu đã đạt được, an toàn vệ sinh sinh thực phẩm, rồi đi tiếp thị, chào hàng… Khi ấy các nước nhập khẩu và người tiêu dùng mới so sánh, ăn thử xem có bằng các loại gạo khác hay không rồi mới thuyết phục được họ ăn gạo của mình”, PGS.TS Dương Văn Chín nói.
Trở lại với hướng đi của Tập đoàn Lộc Trời, PGS.TS Dương Văn Chín cho rằng, việc quan trọng hiện nay là gắn kết giữa công ty với nông dân thông qua lực lượng 3 cùng.
“Phải đặt mình vào vị trí của người nông dân, biết được hơi thở, suy nghĩ, tâm tư, nguyện vọng của người nông dân và hoạt động hai bên cùng có lợi, cùng chấp nhận được và gắn bó với nhau lâu dài thì mới bền vững”, vị chuyên gia nhấn mạnh.
Câu chuyện thứ hai: Nhà khoa học chỉ say mê thôi chưa đủ
GS.TSKH Trần Duy Quý, nguyên Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam là tác giả của gần 30 giống lúa đang được sử dụng tại Việt Nam. Trong khi nhiều nhà khoa học bỏ viện nghiên cứu để ra làm cho doanh nghiệp vì đồng lương quá thấp thì ông vẫn gắn bó với nghề nghiên cứu, chọn tạo giống lúa.
Tuy nhiên, GS Quý thừa nhận, muốn có được những nghiên cứu khoa học tốt thì phải trả lương cao cho nhà khoa học, khi đồng lương nhà nước không đủ sống, áp lực cơm áo gạo tiền quá lớn, trong khi doanh nghiệp sẵn sàng trả lương cao, cán bộ khoa học bỏ ra ngoài làm là điều dễ hiểu.
Thế hệ những người như ông Quý, theo lý giải của ông, vẫn gắn bó với nghề là vì được Nhà nước bỏ tiền cho đi đào tạo nhiều năm nên khi về phải cố gắng hết sức. Quan trọng hơn là lòng tự tôn, tự hào dân tộc, ông muốn thoải mái cống hiến cho đất nước mình.
Với nhà khoa học, theo ông, chỉ say mê thôi chưa đủ, vẫn cần có sự hỗ trợ của Nhà nước và cả sự hy sinh của bản thân.
“Trong khi Nhà nước cho làm đề tài nhỏ giọt thì nhiều doanh nghiệp dám đầu tư mạnh để các nhà khoa học nghiên cứu. Dĩ nhiên làm như vậy họ phải tính toán để làm sao đạt được hiệu quả kinh tế lớn hơn phần chi phí bỏ ra.
Bản thân tôi cũng phải tự bỏ tiền túi, tiền bán được bản quyền khai thác giống lúa để tái đầu tư. Có nghiên cứu mỗi năm phải bỏ ra 300 triệu đồng để khảo nghiệm, nguy cơ có thể mất trắng, nhưng vì say mê mình mới làm và khi làm đương nhiên phải tính toán rất kỹ”, GS.TSKH Trần Duy Quý nói.
Có tiền túi bỏ ra nghiên cứu, theo GS Quý, là vì con cái đã trưởng thành cả, ông chỉ phải giúp một phần, còn lại ông dành tiền để tái đầu tư. Khi mệt mỏi ông chuyển sang chơi lan, nhưng chơi lan cũng… ra tiền bởi ông tạo giống lan và bán được. “Đầu tư cho lan rẻ hơn, lại ra nhiều tiền hơn”, ông thật thà chia sẻ.
Kể câu chuyện của bản thân song GS Quý cũng lưu ý, không phải ai cũng dũng cảm bỏ tiền túi ra nghiên cứu. Điều này rất khó bởi phần đông nhà khoa học không có điều kiện.
“Làm ở đâu cũng là cống hiến cho cộng đồng, miễn là có thành quả vẫn tốt nhưng cái được ấy chỉ là về ứng dụng, còn những công trình để nâng vị thế của đất nước lên thì lại là chuyện khác. Vẫn cần có chính sách vĩ mô, Nhà nước phải đầu tư bài bản để chọn được các nhà khoa học giỏi”, ông nói.
Thành Luân
Theo baodatviet.vn
Top 10 loài động vật lớn nhất từng sinh sống trên Trái Đất
Bên cạnh các loài bò sát khổng lồ đã tuyệt chủng, cá voi xanh là loài động vật lớn nhất thế giới còn tồn tại trên Trái Đất cho đến ngày nay.
Các nhà nghiên cứu cho biết một loài cá sấu có chiều dài hơn 12 m và nặng khoảng 10 tấn từng tồn tại trong kỷ Phấn trắng, cách đây 65 triệu năm tại khu vực châu Phi. Họ xác định kích thước của chúng to gấp 3 lần và nặng gấp 10 lần so với loài cá sấu đang tồn tại trên trái đất.
Shantungosaurus là động vật ăn cỏ, tồn tại trên trái đất cách đây 70 triệu năm. Zhao, một nhà khảo cổ, đã phát hiện hóa thạch của loài động vật này vào năm 2007 tại khu vực châu Á. Ông cho biết chúng cao gần 17 m và nặng khoảng 23 tấn. Theo nghiên cứu, Shantungosaurus có khoảng 1.500 cái răng và nguồn thức ăn chính của chúng là thực vật.
Mosasaur, tên của một loài khủng long sống dưới nước, đã tồn tại khoảng 65 triệu năm trước. Theo các nhà nghiên cứu, chúng có chiều dài hơn 18 m và nặng khoảng 20 tấn, tức là to gấp từ 2 đến 3 lần một con voi châu Phi.
Titanoboa là tên khoa học của một loại rắn dài hơn 15 m và nặng khoảng 1.135 kg. Các nhà nghiên cứu cho biết chiều rộng của thân rắn có cùng kích thước với một chiếc lốp xe tải cỡ lớn. Chúng tồn tại 60 triệu năm trước, tại những vùng nước trũng, bùn lầy.
Các nhà khoa học cho biết Maui Reptile là loài bò sát biển hung dữ nhất và có đầu lớn nhất từng tồn tại trên trái đất. Chúng có chiều dài hơn 20 m và nặng khoảng 8 tấn. Nguồn thức ăn chính của loài động vật này là thịt, cá và một số động vật biển khác.
Năm 1915, Ernst Stromer là nhà khoa học đầu tiên tìm thấy hóa thạch của Spinosaurus, loài động vật ăn thịt trên cạn lớn nhất thế giới tồn tại cách đây 112 triệu năm. Ông này cho biết chúng dài hơn 18 m, cao khoảng 6 m và nặng 9 tấn. Phần vây hình cánh buồm với độ cao khoảng 2 m là một trong những ưu điểm giúp chúng thu hút bạn tình.
Nhà khoa học Arthur Smith Woodward đã phát hiện hóa thạch của Leedsichthys vào năm 1889. Nó có chiều dài gần 16 m và trọng lượng khoảng 50 tấn. Phần đuôi lớn cho phép nó di chuyển nhanh chóng và dễ dàng tại nhiều vùng biển.
Các nhà khoa học đã phát hiện loài thằn lằn lớn nhất từng sống ở núi Shoshone, châu Mỹ vào năm 1976. Họ xác định chúng tồn tại rất lâu trước khi các loài khủng long bắt đầu phát triển. Một nhà nghiên cứu cho hay sọ của chúng dài hơn 3 m với chiều cao hơn 21 m và trọng lượng khoảng 40 tấn.
Nhà khoa học Rodolfo Coria đã phát hiện Argentinosaurus vào năm 1993. Ông tiến hành nghiên cứu các hóa thạch cách đây 100 triệu năm đó và xác định loài động vật này cao từ 21 m đến gần 38 m với trọng lượng 100 tấn. Mặc dù kích thước cơ thể lớn nhưng chúng là động vật ăn cỏ. Ngoài ra, chúng có thể ăn những tảng đá lớn để nghiền nát một số thực vật khó tiêu trong dạ dày.
Loài cá voi xanh này có tên khoa học là Balaenoptera musculus. Các nhà nghiên cứu khẳng định chúng là loài động vật lớn nhất từng sống và đang sống trên trái đất. Carl Linnaeus là người đầu tiên phát hiện chú cá voi xanh lớn nhất với chiều dài hơn 33 m, nặng 190 tấn vào năm 1758. Chúng tiêu thụ khoảng 40 triệu nhuyễn thể mỗi ngày. Các chuyên gia cho biết tuổi thọ của chúng có thể lên đến 80 năm.
Theo Nguyễn Thanh Điệp/Zing
Nghiên cứu cho thấy, phụ nữ có thể dễ bị nghiện game hơn nam giới rất nhiều lần Theo một nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học tại Clutch, game thủ nữ có thể dễ bị nghiện game hơn so với game thủ là nam giới. Theo một nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học tại Clutch, game thủ nữ có thể dễ bị nghiện game hơn so với game thủ là nam giới. Nghiên cứu này...