Làm ngân hàng vẫn ngửa tay xin tiền vợ
… Nhưng vẫn phải rao lương của mình cao ngút trời. Vì nếu than nghèo kể khổ thì chắc chẳng có khách khứa nào dám đến mà gửi tiết kiệm tiền.
Đó là câu chuyện thật của mấy anh bạn làm ngân hàng của tôi. Nói ra thì bảo ‘vạch áo cho người xem lưng’ chứ thật sự, lương ngân hàng đâu phải cao như thế. Nhưng anh chị em, bạn bè, ngay cả người thân cận cũng chẳng ai tin, vì họ chỉ cần biết, cứ ngân hàng là giàu đã. Thế nên, gần đây, khi người làm ngân hàng than nghèo kể khổ thì dân mạng mới dấy lên làn sóng rất mạnh phản ứng lại chuyện này.
Có thông tin trên mạng xôn xao về sự thật con số lương của một nhân viên ngân hàng, người bảo cao, người kêu thấp. Vì thế, chúng tôi quyết định tổ chức một diễn đàn mở để hai bên liên quan: nhân viên ngân hàng và cư dân mạng cùng đăng đàn để bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề trên.
Nhân viên ngân hàng ấm ức:
Trên đời này có nhiều người “đóng cửa đi ăn mày”, tôi cũng chẳng ưa gì cái hạng người tiền đầy thẻ ATM nhưng lúc nào cũng than nghèo kể khổ, đi ăn thì toàn giả bộ chạy đi vệ sinh đúng lúc tính tiền. Nhưng mà có những người là “ăn mày” thực, song vì đặc thù nghề nghiệp lúc nào cũng phải bóng bẩy quần là áo lượt, ra vào các chốn toàn gắn sao. Bi kịch ấy, chỉ có nhân viên ngân hàng chúng tôi mới thấu hiểu cho nhau.
Bạn có hiểu được nỗi đau khổ của một người dù gần sát bên người mình yêu nhưng không thể vươn tay chạm tới không? Nếu bạn bảo là cảm được thì bạn sẽ tưởng tượng được nỗi đau của một nhân viên ngân hàng, ngày ngày đếm tiền, vây quanh là chồng tiền Đô tiền Việt nhưng hàng tháng lại nhận mức lương chia ra chắc không đủ tiền ăn hằng tháng. Nỗi đau này, chúng tôi ngấm ngầm chịu đựng với nhau bao lâu nay mà không dám sẻ chia. Bởi lẽ: Quá khứ vinh quang thời tiền khủng hoảng thì đã qua nhưng bóng dáng của nó thì vẫn còn tồn tại. Nghĩa là nếu được tiếng làm ngân hàng thì cũng là công nhân viên chức ngồi ghế văn phòng, được coi là một trong những nghề “sạch đẹp” của xã hội.
Video đang HOT
Ngân hàng giờ chẳng giàu như trước (ảnh minh họa)
Thứ nữa, nếu nhân viên ngân hàng nào cũng rên rỉ than nghèo kể khổ thì đố có khách hàng nào dám giao dịch mà như thế thì chỉ có hại chứ chẳng bao giờ có lợi. Ấy thế mà, người ta không để cho chúng tôi yên. Người ta còn lên báo than thở, đố kị ghen tị với mức lương “khủng” mà nhân viên ngân hàng nhận được hàng tháng. Nói thế có khác gì xát muối vào lòng nhau?!
Chuyện lương lậu, thu nhập cũng giống như vấn đề chăn gối của vợ chồng người ta, đều xếp vào phạm trù riêng tư. Thử hỏi giờ có người cứ xộc vào hỏi anh làm chuyện ấy với vợ mấy lần một ngày? Bao nhiêu phút một lần? thì anh có mỉm cười mà trả lời không? Rồi chẳng cần biết câu trả lời đúng sai thế nào, người ta vu luôn cho anh là bất lực, là “chưa đến chợ đã hết tiền”, tôi thề là anh sẽ chỉ muốn bổ vào mặt kẻ vô duyên ấy một phát. Nhưng trong trường hợp của tôi, tôi chẳng biết ai là người đã mạnh miệng tuyên bố Nhân viên ngân hàng giàu có sang chảnh mặc kệ tình hình kinh tế đang bi đát, để mà “xử lý”.
Phản hồi của cư dân mạng:
Trước hết, xin khẳng định nhà tôi chẳng ai làm ngân hàng, tôi cũng không có may mắn làm việc gì liên quan tới ngân hàng trừ chuyện hàng tháng ra cột ATM rút tiền lương về tiêu; nên chuyện nội bộ trong các ngân hàng tôi cũng không nắm rõ. Từ xưa tới nay, nhìn xa trông lại thì tôi ghen tị với các bạn làm ở ngân hàng lắm. Các bạn có thu nhập đáng mơ ước so với nhiều ngành nghề khác trong xã hội. Môi trường làm việc của các bạn cũng văn minh, được tiếp xúc với toàn người giàu có trong xã hội. Trước khi khủng hoảng xuất hiện, tôi chắc lương các bạn cũng đâu có thấp. Vậy nên đừng trách nếu mọi người có nhận định rằng lương các bạn cao, đời sống các bạn sung túc.
Chứ qua mấy bài báo gần đây, tôi thấy các bạn bức xúc hơi bị nhiều. Bây giờ thời buổi kinh tế khó khăn, ai chẳng bị cắt lương, công ty nào chẳng có chuyện cắt giảm nhân sự hay phá sản. Công việc nào chẳng có đặc thù riêng mà các bạn phải than thở rằng mình toàn làm đến 7h – 8h tối nhưng vẫn nhận lương thấp. Các bạn còn nhận lương là còn tốt chán so với nhiều người thất nghiệp khác trong thời điểm hiện nay. Việc gì các bạn phải lấy nghề ô sin ra so sánh với nghề của bản thân. Họ lao động cả ngày quần quật, không có cơ hội mở mang, tiếp xúc với xã hội, chẳng có chế độ gì, thế thì xét ra lương như thế lại thành ra quá thấp.
Các bạn thì vẫn được ở văn phòng điều hòa mát lạnh, cơ hội để các bạn tìm kiếm các vị trí cao vẫn có, các bạn cũng có nhiều dịp để học hỏi nâng cao hiểu biết lẫn kinh nghiệm của bản thân. Giờ lương thấp nhưng sau này sẽ khá hơn, sẽ phát triển được. Đơn giản hơn, nếu chê lương thấp lẫn nghề vất vả thì sao không bỏ việc để kiếm việc khác mà ngồi đó than thở, rồi hờn trách người khác?!
Cuộc tranh luận chắc chắn là vẫn còn tiếp tục diễn ra rất sôi nổi nhưng khuôn khổ tin bài có hạn xin hẹn các bạn vào dịp sau. Đúng là thời buổi kinh tế khó khăn, nhiều chuyện tréo ngoe dễ xảy ra. Những nghịch lý kiểu làm ngân hàng lương thấp hay giám đốc phải xin tiền vợ hằng tháng đều có hết. Nhưng trong tình hình hiện tại, tất cả cũng chỉ còn có cách thắt lưng buộc bụng, cùng cắn răng mà vượt qua lúc khó khăn, chờ thời mà thôi.
Theo VNE
Viên chức chẳng bằng bán trà chanh vỉa hè
Ngày bé, động lực và áp lực để ta mở sách vở ra học hành chăm chỉ là câu nói của bố mẹ tua đi tua lại hàng tỉ lần bên tai: Học giỏi thì sau này mới kiếm được nhiều tiền.
Mười hai năm đèn sách ở trường phổ thông cộng thêm bốn năm đại học, ta đường hoàng ra đời với niềm lạc quan phơi phới vài năm sau sẽ sắm nhà, sắm xe. Ấy vậy mà, tám tiếng đồng hồ công sở, quanh năm suốt tháng mài mặt trước màn hình vi tính, cộng lại cả năm có khi ta để dành ra mua được cái ... bánh xe ô tô.
Ngó nghiêng trên FB, mới phát hiện ra con bạn ngồi cùng bàn thời phổ thông lông bông vừa mới đi du lịch Mỹ kết hợp thăm thằng em du học sinh, chụp ảnh trông lồng lộng như diễn viên điện ảnh. Chẹp miệng, nhớ lại thời xưa, mình làm tổ trưởng, chuyên môn phải dạy kèm nó - thành phần chậm tiến - để hòng mong nâng điểm thi đua của tổ. Thế mà giờ thì mình tất bật cả ngày cũng chỉ tạm đủ sống, mơ đi du lịch Phú Quốc còn khó, chỉ được mỗi cái danh hiệu Viên chức nhà nước hão với hi vọng về già lương hưu kha khá một tí. Còn bạn thì phơi phới tự do, ăn chơi du hí trong khi chỉ làm quản lý quán... trà chanh do mẹ làm chủ. Nghĩ thế lại chua xót rằng thì là mà: Học giỏi thì được ích lợi gì? Phấn đấu chán chê, chạy chọt đủ đường để làm gì?
Biết là phi thương thì bất phú nhưng bán trà chanh vỉa hè mà cũng kiếm tiền nhiều hơn đứt lương công nhân viên chức nhân viên văn phòng, chẳng nhẽ lại không phải là một điều đáng buồn cho xã hội ư?! Người ta không thể cứ làm việc vì tình yêu và sống bằng không khí mãi được. Sự nhiệt tình, tình yêu công việc rồi thì cũng sẽ đến lúc bị mài mòn đi nếu không có gì tạo động lực. Một người sẽ chỉ có thể yên tâm tập trung chuyên môn một khi họ không còn phải vướng bận quá nhiều chuyện cơm áo gạo tiền.
Tiền nhiều thì ai cũng thích. Nhưng làm ra nhiều tiền thì không phải ai cũng làm được.(ảnh minh họa)
Ngồi văn phòng máy lạnh nhưng mà cứ nhấp nhổm lo tính toán cắt giảm chi tiêu vì lương bị giảm trừ do tình hình khó khăn. Tốt nghiệp đại học thất nghiệp đầy đường, một xu cũng không kiếm được. Trong khi, chẳng cần học hành gì, chỉ cần ít bàn ghế, vài ba bộ cốc chén với kiếm một chỗ vỉa hè đèm đẹp rộng rãi, lại đường hoàng kiếm ra tiền tiêu như ai. Ở Hà Nội, ối nhà bán đồ ăn đồ uống vỉa hè mà sắm nhà sắm xe, cho con đi du học, cũng thành cậu ấm cô chiêu như ai. Nhìn vào sự thực ấy, ai mà chẳng muốn nghỉ việc làm một gánh nước vỉa hè. Chẳng thể thành đại gia nhưng tiền về đều đều, siêu lợi nhuận lại chẳng tốn mấy mồ hôi công sức cũng không vi phạm pháp luật. Nhưng trót học cao, có bằng đỏ rồi thì ai dám làm?
So sánh chuyện bán nước vỉa hè kiếm nhiều tiền hơn nhân viên văn phòng có bằng cấp, không phải để đòi công bằng xã hội hay có ý dè bỉu phân cấp tiền người nào kiếm thì đáng trọng hơn. Bán nước vỉa hè mà không vi phạm pháp luật thì cũng là đồng tiền chân chính. Mồ hôi công sức người bán trà chanh bỏ ra chắc cũng không hề kém cạnh một nhân viên công chức nhà nước. Nhưng xét về mặt giá trị mà nghề nghiệp đó mang lại cho xã hội, chắc chắn bán nước vỉa hè không thể gọi là một nghề.
Thử tưởng tượng xem, nếu nhà nhà người người ra đường bán hàng thì rồi nền kinh tế của đất nước sẽ thành một tập hợp của các doanh nghiệp "vỉa hè"? Bọn trẻ thấy người lớn kiếm tiền nhờ vỉa hè quá dễ dàng thì lấy đâu động lực để phấn đấu khi mà chính bố mẹ chúng nó tuy miệng bắt học nhưng lại kê bàn dọn ghế ra trước nhà bán nước?! Song, một xã hội được xây dựng trên cơ sở những trí thức thụ động, sáng cắp cặp đi chiều cắp ô về, hằng tháng nhận lương mà chẳng làm gì cho xứng đáng, lại mở miệng kêu rên lương thấp việc chán thì... cũng hỏng.
Tiền nhiều thì ai cũng thích. Nhưng làm ra nhiều tiền thì không phải ai cũng làm được. Lại có câu nói, tiền thì không mua được hạnh phúc nhưng không có tiền thì hạnh phúc cũng chẳng thể đến được. Mà xã hội bây giờ, người có tiền thường sẽ dễ sống hơn, chủ động hơn và tự do hơn. Vậy nên, người ta luôn cố gắng kiếm được nhiều tiền hết mức có thể. Nhưng đôi khi, nghĩ thế nào là đủ mới quan trọng. Bởi vì, tiền có bao nhiêu cũng ít, tiền kiếm nhiều thế nào thì cũng có cách để mà tiêu cho hết. Dù bạn có quyết nghỉ việc ra bán nước vỉa hè hay tiếp tục sự nghiệp tại một văn phòng công sở, hãy cố gắng làm cho tốt việc mình đã chọn, chắc chắn bạn sẽ nhận lại được những gì xứng đáng.
Theo VNE
Học cao thất nghiệp, vợ dở chứng với chồng Thất nghiệp đã gần 1 năm nhưng Hiền, vợ Nam vẫn nhất nhất ở nhà chờ tìm được việc xứng với bằng cấp. Cô bảo, em là thạc sĩ làm sao chấp nhận được mức lương chỉ 7-8 triệu đồng như dân cử nhân được. Hiền học giỏi, có tài. Sau khi tốt nghiệp Học viện Tài chính với tấm bằng loại ưu,...