‘Làm mồi’ trong bar
Làm khách trong quán bar vừa được uống rượu, vừa được vui chơi không mất tiền, cuối buổi còn được bồi dưỡng tiền ăn phở. Tuy nhiên, “nghề” này cũng nhiều cạm bẫy.
Trước đây, giới trẻ thường chọn phục vụ, PG quảng cáo tiếp thị rượu bia, hay nhảy múa phụ họa trong quán bar. Những công việc đó tưởng nhẹ nhàng, nhưng thực tế không phải vậy nên không ít người đã bỏ việc. Biết những người này đã có thời gian cọ xát với cái thế giới ồn ào của nhạc, cồn, khói thuốc và lắc lư, nhiều chủ quán bar, club sẵn sàng đưa ra lời đề nghị họ chuyển sang “nghề”… làm khách.
Tuấn, 27 tuổi, có thâm niên đi làm khách tại các quan bar Hà Nội, chia sẻ: “Làm khách vừa được uống rượu, vừa được vui chơi không mất tiền. Cuối buổi còn được bồi dưỡng tiền ăn phở. Nghề này đang hot lắm!”. Ngoài công việc chính là nhân viên văn phòng, mỗi tối Tuấn còn đi làm khách tại những quán bar.
Nhưng chẳng phải ai muốn làm khách ở quán bar đều được đồng ý. Tuấn giải thích, muốn làm khách đầu tiên hình thức phải hợp mắt, ăn mặc phải hiện đại, không được quá luộm thuộm. Tiếp theo là phải quen với không khí âm thanh mạnh, khói thuốc nghi ngút và quan trọng nhất là phải biết uống rượu. Đầy đủ yêu cầu đó mới được qua “vòng gửi xe”. Sau vòng này còn một số yêu cầu khác.
Video đang HOT
Bắt đầu từ 21h đến 21h30, người làm khách sẽ đến nhận ca, nhận bàn, rượu. Các quán bar thường phải đến 22h mới thực sự đông khách và sôi động nhất, người làm khách phải đến sớm hơn và khuấy động phong trào “ăn chơi nhảy múa” khi lượng khách đến đông nhất. Còn nếu hôm nào vắng, bàn của những người làm khách quán bar sẽ ít sôi động.
Ở môi trường có tiếng nhạc quá to theo thời gian sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến thính giác. Ảnh: An ninh thủ đô.
Công việc chỉ gói gọn trong vài giờ, từ 21h đến khi xuống nhạc vào 23h30 đến 24h. Thông thường mỗi nhóm khách “mồi” sẽ có 3 người một bàn và mỗi bàn sẽ được phát một chai rượu, đĩa hoa quả và vài chai nước khoáng. Họ chỉ cần đứng uống rượu, trò chuyện, nhảy múa. Hết chai rượu này sẽ được gọi thêm chai rượu khác.
Tuấn cho biết thường sau mỗi buổi đi bar, cả nhóm lại đi ăn uống tiếp. Và khi về đến nhà để nghỉ ngơi, lúc đó cũng phải tầm 2-3h sáng rồi. Mệt mỏi, thiếu ngủ là vậy, nhưng Tuấn dường như chẳng bao giờ bỏ qua bất cứ một buổi làm khách nào cả. Thường thì những quán bar mới mở sẽ trả lương theo tháng, theo tuần hoặc theo yêu cầu của từng cá nhân.
Tuấn nói: “Đa số người làm khách quán bar đều muốn chơi và vui nên cũng không quá quan tâm tới số tiền được trả. Bởi vì số tiền đó lại được họ quay vòng chạy sang quán bar khác chơi tiếp”. Thường khách quán bar được trả 50.000-70.000 đồng một tối. Cá biệt có những nơi mới mở cần lượng khách nhiều sẽ trả 100.000 đồng một tối. Những tối cuối tuần nếu đông, người làm khách quán bar không cần có mặt.
Chuyên sống về đêm, đồng hồ sinh học đảo lộn gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của những người làm khách. Thông thường từ 21 đến 24h là khoảng thời gian nghỉ ngơi, vậy mà họ phải đi làm và chịu đựng áp lực từ những tiếng nhạc. Đêm nào cũng vậy đến 2-3h sáng, sức khỏe khó có thể đáp ứng được. Chưa kể đến việc làm khách quán bar phải tiếp xúc với rượu, bia, thuốc lá quá nhiều gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Ở trong môi trường có tiếng nhạc quá to theo thời gian sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến thính giác.
Ngoài ra, các quán bar, club vốn tiềm ẩn nhiều cạm bẫy. “Đi làm khách quán bar thường xuyên, nhiều người nghĩ tôi là trai bao nên đã đến đưa ra lời đề nghị khiếm nhã. Lúc đó, tôi chỉ biết nuốt đắng vào trong, vì nhiệm vụ chính của chúng tôi là đứng cho đông để thu hút khách, cứng với khách thì khác gì đuổi khách đi, mình lại mất việc”.
Theo VNE
Hội thảo "Đạo đức nghề báo trong khai thác và xử lý nguồn tin"
Với sự tham dự của đông đảo các cơ quan báo chí Thủ đô, hôm qua, 6-12, Hội Nhà báo TP Hà Nội đã tổ chức Hội thảo "Đạo đức nghề báo trong khai thác và xử lý nguồn tin".
Cùng tham dự còn có nhà báo Hữu Thọ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban TT-VH Trung ương. Hội thảo đặt ra câu hỏi: Làm thế nào để phản ánh những sự kiện, sự việc xảy ra trên địa bàn một cách khách quan, trung thực góp phần định hướng được dư luận?
Bên cạnh việc đóng góp cách làm hay, các tham luận tại hội thảo cùng "mổ xẻ" những vấn đề về xử lý nguồn tin, những khó khăn của người làm báo khi khai thác và xử lý nguồn tin thuộc những lĩnh vực "nhạy cảm". Những đòi hỏi của nhà báo với cơ quan Hội khi quyền lợi và lợi ích hợp pháp của nhà báo bị đe dọa. Nhiều tham luận cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong các cơ quan báo chí như chưa coi trọng việc bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho những người làm công tác quản lý. Khi có sai phạm còn lúng túng, e dè và nể nang, công tác đào tạo bồi dưỡng chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên chưa thường xuyên, còn nặng hình thức.
Theo ANTD
Chia sẻ thông tin về hoạt động công đoàn Từ 27-28.11, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị chia sẻ thông tin lần thứ 4 giữa Tổng LĐLĐVN và các tổ chức CĐ quốc tế. Hội nghị lần thứ 4 về chia sẻ thông tin và hợp tác giữa Tổng LĐLĐVN với các tổ chức CĐ quốc tế. Ảnh: Kỳ Anh Dự hội nghị có 29 đại biểu đại diện của...