Làm loãng huyết tương để trẻ hóa mô, đẩy lùi lão hóa ở chuột
Nghiên cứu mới đây cho thấy các hiệu ứng đảo ngược tuổi tác tương tự có thể đạt được bằng cách đơn giản là làm loãng huyết tương của những con chuột già.
Năm 2005, các nhà nghiên cứu Trường Đại học California, Berkeley đã tạo ra một cặp ghép đôi dính liền chuột già và chuột non, cùng chia sẻ mạch máu và các cơ quan. Điều này có thể làm trẻ hóa mô và đẩy lùi các dấu hiệu lão hóa ở chuột già.
Phát hiện này đã khơi mào một loạt các nghiên cứu về việc liệu máu của một con vật còn non rất có thể chứa protein hoặc phân tử đặc biệt nào đó có thể đóng vai trò là “suối nguồn của tuổi trẻ” cho chuột và người hay không.
Nghiên cứu mới đây của nhóm nghiên cứu cũng cho thấy các hiệu ứng đảo ngược tuổi tác tương tự có thể đạt được bằng cách đơn giản là làm loãng huyết tương của những con chuột già. Công trình nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Aging.
Video đang HOT
Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc thay thế một nửa huyết tương của chuột già bằng hỗn hợp nước muối (saline) và albumin – trong đó albumin chỉ đơn giản là thay thế protein bị mất đi khi huyết tương ban đầu bị loại bỏ – có tác dụng làm trẻ hóa não, gan và cơ bắp tượng tự hoặc mạnh hơn so với việc ghép cặp với chuột non hoặc trao đổi máu của chuột non. Thực hiện quy trình tương tự trên chuột non không cho thấy các ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe của chúng.
Phát hiện này làm thay đổi mô hình trẻ hóa từ máu của con vật non và hướng tới việc loại bỏ các yếu tố và các thành phần có khả năng gây hại trong máu người có tuổi.
Irina Conboy, giáo sư nghiên cứu sinh học tại UC Berkeley, cho biết: Ở người, thành phần của huyết tương có thể được thay đổi trong một quy trình lâm sàng gọi là thay thế huyết tương trị liệu, hay plasmapheresis, đã được FDA chấp thuận để điều trị nhiều loại bệnh tự miễn ở Hoa Kỳ.
Nhóm nghiên cứu hiện đang hoàn thiện các thử nghiệm lâm sàng để xác định xem liệu phương pháp thay thế huyết tương này có thể sử dụng để cải thiện sức khỏe tổng thể của người già và điều trị các bệnh liên quan đến tuổi tác bao gồm tổn thất cơ bắp, thoái hóa thần kinh, tiểu đường tuýp 2 và điều hòa miễn dịch .
Dobri Kiprov, giám đốc y tế của Apheresis Care Group, đồng tác giả của bài báo cho biết: “Tôi hy vọng kết quả của chúng tôi mở ra cơ hội nghiên cứu sâu hơn về việc sử dụng phương pháp thay thế huyết tương không chỉ cho lão hóa mà còn cho cả điều hòa miễn dịch”.
Thay huyết tương cứu bệnh nhân suy thận
Đang điều trị tại bệnh viện tuyến trên, người đàn ông 64 tuổi xuất hiện suy thận, gia đình xin về tuyến dưới... Không ngờ, tại đây, hy vọng sống lại đâm chồi.
Nam bệnh nhân sau khi được thay huyết tương sức khoẻ đã dần ổn định
Bệnh viện đa khoa Sơn Tây tiếp nhận một bệnh nhân nam 64 tuổi chuyển từ bệnh viện tuyến trung ương về theo nguyện vọng của gia đình. Bệnh nhân tiền sử viêm gan B mạn tính, điều trị thuốc kháng virus thường xuyên một năm nay. Nhập viện trung ương vì vàng mắt, vàng da, chướng bụng.
Bệnh nhân được chỉ định theo dõi nhiễm khuẩn huyết/ xơ gan - viêm gan B mạn tiến triển, trong quá trình điều trị tại tuyến trên, bệnh nhân xuất hiện suy thận đổi thuốc kháng virus TDF -> ETV, điều trị 18 ngày, gia đình có nguyện vọng chuyển về Bệnh viện đa khoa Sơn Tây điều trị tiếp.
Đánh giá bệnh nhân tình trạng nhiễm khuẩn huyết trên nền xơ gan, suy gan lại có cả suy thận. Các bác sỹ khoa Hồi sức cấp cứu đã hội chẩn cùng với ban lãnh đạo Bệnh viện, quyết định sử dụng phương pháp thay thế huyết tương nhằm cải thiện tình trạng rối loạn đông máu, hạn chế tình trạng suy gan tiến triển nhanh thành hôn mê gan - một bệnh cảnh có thể dẫn đến tử vong đối với người bệnh suy gan.
Trưa 1/6, bệnh nhân đã được thực hiện kỹ thuật thay thế huyết tương và hiện sức khỏe đã dần ổn định.
Bs Mỹ Anh (BV đa khoa Sơn Tây) cho biết, thay thế huyết tương (Therapeutic plasma exchange - TPE) là một phương pháp dùng một loại phương tiện có khả năng lọc huyết tương để làm giảm hoặc loại bỏ một số thành phần trong huyết tương như các tự kháng thể, các phức hợp miễn dịch lưu hành trong máu...hay nói một cách khác là dùng máy lọc để làm giảm hoặc loại bỏ khỏi huyết tương những thành phần dư thừa, cũng như các tác nhân gây bệnh cho cơ thể.
Biện pháp này, mới đây đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới và ở Việt Nam, bước đầu đã thu được những kết quả đầy hứa hẹn, đã góp phần làm cải thiện đáng kể về diễn biến lâm sàng cũng như tỷ lệ sống còn của những bệnh nhân bị suy gan cấp so với điều trị kinh điển.
Tuy nhiên cũng giống như các biện pháp lọc máu liên tục khác, lọc huyết tương cũng là một kỹ thuật cao, chi phí lớn cần được trang bị và nghiên cứu áp dụng tại các bệnh viện lớn, có khoa hồi sức - điều trị tích cực hiện đại, chuyên môn cao.
Lọc huyết tương (LH-plasmapheresis) hay thay thế huyết tương ( Plasma exchange) là một phương pháp hữu hiệu đã trong điều trị một số bệnh lý có cơ chế tự miễn dịch và tự kháng thể như: Bệnh lý do bất thường hệ tự miễn (ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối (TTP); Bệnh lupus ban đỏ hệ thống; Bệnh vẩy nến; Bệnh pemphigus; Bệnh lý liệt do miễn dịch: Bệnh nhược cơ, Hội chứng Guillain-Barré, đặc biệt Viêm tụy cấp do tăng Triglycerid máu, đáp ứng rất tốt trong thay huyết tương; Thải ghép của các tạng đặc (thận, tim); Suy gan cấp chờ gan phục hồi hoặc chờ ghép gan...
Hiện tại, Bệnh viện đa khoa Sơn Tây đã thực hiện tốt kỹ thuật này trong điều trị và đã có hiệu quả rất tích cực, đem lại sự sống và cải thiện cuộc sống đáng kể cho bệnh nhân cũng như niềm vui lớn cho gia đình người bệnh.
Tranh cãi về dùng huyết cua móng ngựa siêu đắt trong ngành dược phẩm Các nhóm bảo vệ động vật đang thúc đẩy dùng chế phẩm thay thế tổng hợp cho huyết cua móng ngựa trong thử nghiệm an toàn dược phẩm. Các cục máu đông giàu đồng của loài cua móng ngựa huyết xanh (hay còn gọi là con sam) có chứa nội độc tố vi khuẩn thường được sử dụng để phát hiện hiện tượng...