Làm giàu từ mô hình VACR
Nhờ phát triển mô hình kinh tế kết hợp vườn-ao-chuồng-rừng (VACR), với 21 ha đồi rừng giao khoán của nhà nước, trên 5.000 m2 ao thả cá, một hệ thống dãy chuồng lợn cùng với đàn bò 11 con, gia đình anh Hà Đình Huấn ở thôn 5 Khe Liền, xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Gia đình chị là một trong những tấm gương điển hình về phát triển kinh tế, từng bước vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống, vươn lên làm giàu.
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, anh Hà Đình Huấn lớn lên và kết duyên cùng cô gái đẹp người đẹp nết Phạm Thị Thơm. Cuộc sống khó khăn đã khiến hai vợ chồng anh Huấn càng quyết tâm lập nghiệp trên mảnh đất quê hương mình. Những ngày đầu mới gây dựng sự nghiệp, cuộc sống của gia đình anh chị vô cùng khó khăn. Chẳng hề than nghèo, kể khổ, vợ chồng anh chị cứ thế chăm chỉ làm thuê làm mướn rồi khai hoang lấy đất sản xuất qua từng ngày.
Năm 2006 khi huyện Văn Chấn có chính sách giao đất giao rừng, nhận thấy đây là cơ hội không thể bỏ lỡ, vợ chồng anh bàn với nhau nhận 21 ha đất để đầu tư trồng keo và bồ đề. Qua các lớp tập huấn của Trạm Khuyến nông huyện đã giúp anh chị được tiếp cận với những tiến bộ kỹ thuật vào việc ươm, trồng rừng. Nhờ đó mà rừng của gia đình anh chị xanh tốt, đến kỳ khai thác cây đạt sản lượng cao, đem lại nguồn thu lớn. Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, gia đình chị đã bắt đầu khai thác 7 ha rừng trồng đến kỳ thu hoạch, trung bình mỗi ha cho thu khoảng 80 triệu đồng, sau khi trừ đi mọi chi phí cũng cho thu lãi trên 300 triệu đồng.
Thấy quỹ đất của gia đình vẫn còn, ngoài thời gian chăm sóc vườn rừng thì vẫn còn nhiều thời gian nhàn rỗi, cộng thêm tính siêng năng, cần cù anh chị quyết định đầu tư chăn nuôi lợn. Ban đầu, do chưa có nhiều kinh nghiệm nên anh chị chỉ dám nuôi vài con lợn thịt, rồi tích cóp dần dần, chị nuôi thêm 2 lợn nái để chủ động nguồn lợn giống và cung cấp con giống cho các hộ có nhu cầu.
Cứ thế, lấy ngắn nuôi dài, vừa làm vừa tích lũy kinh nghiệm sản xuất cộng với kiến thức học được qua các lớp tập huấn của khuyến nông, anh chị quyết tâm đầu tư ban đầu với 2 bò nái sinh sản. Đến nay đàn bò gia đình anh chị đã phát triển lên 4 bò sinh sản, 6 bò thịt. Để cải thiện đàn bò, đầu năm 2016, anh chị đầu tư mua thêm một bò đực lai sind để tiếp tục mở rộng mô hình.
Mỗi năm thu lợi được bao nhiêu anh chị lại tập trung đầu tư mở rộng quy mô sản xuất. Đặc biệt, khi thấy tỉnh có chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, vợ chồng anh chị không ngần ngại mở rộng quy mô. Có những thời điểm anh chị nuôi 7 con lợn nái và hơn 50 con lợn thịt. Riêng năm 2014, gia đình chị xuất bán được khoảng 60 con lợn thịt, trọng lượng trung bình 80 kg/con, với giá bán 37.000 đồng/kg, sau khi trừ mọi chi phí cũng cho gia đình chị thu lãi hơn 40 triệu đồng.
Video đang HOT
Một góc trang trại của anh Huấn.
Không dừng lại ở đây, tận dụng chất thải chăn nuôi, gia đình chị đào hơn 5000m2 ao thả nuôi chủ yếu cá chép, trắm cỏ, cá rô phi đơn tính và cá chim… Mỗi năm anh chị thu hoạch 2 lần, được khoảng trên 1 tấn cá/năm. Với giá bán trung bình 30.000 đồng/kg, trừ mọi khoản chi phí từ nuôi cá cho thu lãi được gần 30 triệu đồng. Ngoài ra, với hơn 200 con gà gi lai và hơn 100 khóm măng tre Bát độ đang cho thu hoạch cũng đem lại cho gia đình chị nguồn thu hơn 20 triệu đồng mỗi năm.
Nhớ lại những ngày đầu mới chăn nuôi, anh Huân chia sẻ: “Thời gian đầu mới làm kinh tế gian nan lắm, kinh nghiệm ít, vốn mỏng. Thêm vào đó, khi mới đầu tư vào chăn nuôi thì dịch bệnh triền miên, kinh nghiệm chưa có nhiều mà giá cả thị trường thất thường nên vợ chồng tôi cũng nản, nhiều lúc muốn bỏ nghề, tìm một công việc khác đỡ rủi ro. Nhưng bây giờ qua các lớp tập huấn của khuyến nông, chúng tôi đã được học những kỹ thuật mới áp dụng vào chăn nuôi nên yên tâm lắm. Năm tới, vợ chồng chúng tôi quyết tâm gây dựng đàn nái mới để chủ động được chất lượng đàn lợn giống, thay thế dần những con nái không đảm bảo, đặc biệt sẽ đầu tư mạnh vào đàn bò giống để cải thiện thêm cuộc sống”.
Sau những nỗ lực không mệt mỏi của bản thân và gia đình, gia đình anh Huấn đã xây dựng thành công mô hình VACR đem lại hiệu quả kinh tế cao và có tính bền vững. Từ một hộ khó khăn, gia đình anh chị đã vươn lên thành hộ khá giả và đang tiếp tục làm giàu.
Ở huyện Văn Chấn nói chung và xã Đại Lịch nói riêng, mô hình phát triển kinh tế của gia đình anh Hà Văn Huấn ở thôn 5 Khe Liền là một cách làm hay, có hiệu quả, cần được nhân rộng để bà con học hỏi.
Theo Vũ Hùng Lương (TTKNQG)
Dày công biến đất hoang thành trang trại trù phú tiền tỷ
Trút bỏ bộ quân phục, ông Đỗ Công An (thôn Tân An, xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội) đã dày công biến khu đất hoang hóa thành trang trại trù phú, mỗi năm cho thu nhập gần nửa tỷ đồng.
Bản lĩnh quân nhân
Năm 1986, ông Đỗ Công An xuất ngũ trở về địa phương. Trong lúc loay hoay chưa biết làm gì để phát triển kinh tế gia đình, ông tìm đến khảo sát khu đất chiêm trũng bị bỏ hoang của địa phương vì quanh năm mất mùa, cấy lúa không được, làm màu cũng không xong. Nhiều người bảo có cho không cũng chẳng nhận, thế mà ông An lại nhìn thấy cơ hội ở khu đất này.
Ông đã mạnh dạn đổi ruộng và khai mở khu đất hoang để lập trang trại nuôi cá giống, nuôi lợn và trồng cây ăn quả. "Do đất trũng khó canh tác nên tôi đã đổ xuống không biết bao nhiêu công sức, tiền của. Ngày nào cũng vậy, tôi ra khỏi nhà từ sáng sớm, đến tối mịt mới trở về. Dù đầu tắt mặt tối nhưng làm việc gì tôi cũng phải tính toán kĩ càng, tận dụng từng mét đất" - ông An kể.
Ngoài trồng cây ăn quả, nuôi cá giống, ông An còn chăn nuôi lợn rất thành công. Ảnh: Tùng Anh
Nhận thấy nhu cầu cá giống của bà con rất cao, ông tìm mua cá giống của những trung tâm giống thuỷ sản có uy tín ở Bắc Ninh và Vĩnh Phúc về nuôi. Trên diện tích 2 mẫu ao, chia thành 3 ô, ông chuyên thả các loại cá: Trắm, trôi, chép, mè. Để cá sống khoẻ, ông An đầu tư máy sục khí, vào những ngày thời tiết oi bức, ông sục khí khắp ao từ 10 giờ tối đến sáng hôm sau. "Nuôi cá giống nó cũng đỏng đảnh, cầu kì lắm. Chỉ cần thay đổi nhiệt độ là cá cũng thay đổi theo, giống con người hay hắt hơi, sổ mũi vậy. Mình không sâu sát, cá dễ chết lắm. Nhất là khu thả cá phải ở nơi tương đối kín gió mới phát triển được" - ông An chia sẻ.
Nhờ kiên trì, chịu khó, đàn cá của ông phát triển tốt, mỗi năm ông xuất thị trường từ 6 - 7 tấn cá giống, thu lãi từ 120 -150 triệu đồng.
Bội thu từ quả ngọt
Năm 2008, khi thấy cây vải, nhãn không còn mang lại hiệu quả cao, ông chuyển đổi sang trồng 300 cây ổi. Tiếp đó, ông trồng 100 gốc bưởi Diễn, 30 gốc bưởi da xanh. Theo thời gian, cây bưởi, ổi lớn dần và cho thu nhập đều đặn. Riêng bưởi Diễn, mỗi năm thu khoảng 100 triệu đồng. Còn 30 gốc bưởi da xanh, mỗi gốc cũng cho 30 - 40 quả, tổng thu nhập khoảng 30 - 40 triệu đồng, vườn ổi cũng cho nguồn thu khoảng 90 triệu đồng. Từ trồng trọt, cho gia đình ông thu nhập trên 200 triệu đồng/năm.
Theo ông An, để cây trồng phát triển tốt, khâu chăm sóc là quan trọng nhất. Sau khi thu hái, người trồng phải làm cỏ, bón phân chuồng và phân vô cơ. "Vườn ổi có bao nhiêu quả, khi to bằng ngón tay cái tôi đều bọc lại từng quả để phòng ruồi vàng đục quả. Mình phải quan tâm, chăm sóc nó từng ly từng tý, nó sẽ cho mình quả ngọt" - ông An nhấn mạnh.
Để tận dụng tối đa diện tích đất, ông An còn xây chuồng nuôi lợn thương phẩm và lợn nái. Tính sơ mỗi năm 4 lứa xuất bán cả lợn giống và lợn thịt, trừ chi phí, ông cũng bỏ túi khoảng 100 triệu đồng.
Theo Danviet
Anh thợ điện đổi đời nhờ nuôi lợn bằng thảo dược Sử dụng thức ăn thảo dược vào mô hình nuôi lợn hương của mình, chàng thợ điện Phùng Ngọc Vĩnh đã nhanh chóng thành công và cung cấp cho thị trường một nguồn thịt lợn sạch và chất lượng. Nuôi lợn bằng thảo dược Khăn gói ra Bắc sau một khoảng thời gian bôn ba làm thợ điện tại thành phố Hồ Chí...