Làm giàu ở nông thôn: Phu thê ra giữa đồng làm trang trại
Từ kinh nghiệm chăn nuôi và mong muốn làm giàu, mô hình chăn nuôi trang trại giữa đồng đã giúp vợ chồng anh Hoàng Trọng Tiến và chị Trần Thị Tịnh ( thôn Bình Dương, xã Thạch Hội, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) thu lời 200 – 250 triệu đồng mỗi năm.
Liều với ước mơ làm giàu từ đất
Là hộ nông dân chịu thương chịu khó, vợ chồng anh Hoàng Trọng Tiến và chị Trần Thị Tịnh luôn được biết đến là người làm nông trại giỏi. Xuất phát từ mong muốn thoát nghèo, nhận thấy khu đất có nhiều điểm thuận lợi cho việc xây dựng trang trại, năm 2002 anh Tiến làm liều vay vốn ngân hàng về xây dựng trang trại giữa đồng.
Trên mảnh đất rộng gần 8.000m2, anh Tiến chia thành các khu chăn nuôi riêng để xây dựng hệ thống chuồng trại khép kín chăn nuôi lợn thịt, nuôi lợn nái, nuôi gà thả rông, vịt đẻ, thả cá,…
Trong thời gian đang diễn ra dịch tả lợn châu Phi, dịch lở mồm long móng ở nhiều địa phương, anh Tiến đã chủ động giảm đàn lợn thịt, chưa vội tái đàn mới.
Anh Hoàng Trọng Tiến cho biết: “Trang trại này tôi xây dựng đã gần 17 năm. Trong quá trình chăn nuôi, gia đình anh tự rút ra kinh nghiệm, tự học hỏi, tự sửa sang chuồng trại mới có được thành quả kha khá như bây giờ. Khi nhận thấy mảnh đất có mặt bằng, có ao hồ đủ rộng để có thể nuôi thêm vịt, thả thêm cá, tôi quyết tâm thuê đất và đầu tư. Nuôi lâu thì tích lũy dần được kinh nghiệm chăn nuôi từ đó mạnh dạn đầu tư thêm…”.
Trong 8.000m2, anh Tiến quy hoạch dành 6.000m2 để đào ao nuôi cá nước ngọt. Các giống cá chủ yếu anh nuôi gồm: cá mè, cá trắm, cá rô phi,… Giống cá được anh lựa chọn mua ở nơi cung cấp uy tín để đảm bảo cá giống tốt, nuôi năng suất và hiệu quả. Khoảng 2.000m2 đất còn lại anh xây dựng trang trại, khu nuôi lợn và nơi cho vịt đẻ, gà ở trên 1.000m2 và 1.000m2 còn lại anh đào ao thả vịt.
Anh Tiến cho biết, sau nhiều năm giá trứng vịt ở mức ổn định người chăn nuôi có lời thì từ tết Nguyên đán đến nay giá trứng giảm khiến người chăn nuôi gia cầm lấy trứng gặp khó khăn.
“Chăn nuôi phụ thuộc rất nhiều vào thị trường đầu ra, những khó khăn về thời tiết, dịch bệnh, nguồn vốn,… Đặc biệt là dịch bệnh, như đợt bùng phát dịch tả lợn Châu Phi ở lợn và dịch lở mồm long móng, giá lợn giảm nhiều, đến thời điểm hiện tại vợ chồng tôi vẫn chưa dám tái đàn. Còn nhớ cuối năm 2016 – đầu năm 2017, gia đình vừa tu sửa chuồng trại hết khoảng 160 – 170 triệu đồng thì đàn lợn cũng đồng thời rớt giá do dịch tai xanh, năm đó tính ra tôi cũng phải lỗ trên 300 triệu đồng tất cả”, anh Tiến nhớ lại.
Nuôi thành công cho lợi nhuận cao
Cho dù bước đầu gặp nhiều khó khăn và thua lỗ trong chăn nuôi, nhưng vợ chồng anh Tiến vẫn không nản lòng, tiếp tục đầu tư, nâng cao các giải pháp phòng dịch bệnh. Cho đến thời điểm hiện tại, gia đình anh Tiến đang nuôi 1.000 con vịt đẻ, 11 con lợn nái, gà thả khoảng 300 con thả rông, còn lợn thịt anh chỉ còn gần 30 con vì thời điểm hiện tại giá cả đang giảm nên anh chị chưa tái nuôi đàn lợn mới. Mô hình chăn nuôi kết hợp của anh chị, mỗi năm thu lợi nhuận khoảng 200 – 250 triệu đồng.
Video đang HOT
Ngoài thả cá, khu ao còn là nơi anh Tiến thả nuôi 1.000 con vịt đẻ.
Với đàn vịt đẻ 1.000 con mỗi ngày gia đình anh Tiến thu hoạch được 700 – 750 trứng. Vào thời điểm giá trứng chưa giảm mỗi tháng anh chị thu về 15 – 20 triệu đồng. Chị Tịnh chia sẻ: ” Làm chăn nuôi nên cũng tùy vào nhu cầu người tiêu dùng, sau đợt trứng rớt giá thê thảm sau Tết, mặc dù vịt đẻ nhiều nhưng mỗi đêm anh chị vẫn lỗ khoảng từ 700 – 800.000 đồng. Như vậy mỗi tháng lỗ khoảng hơn 20 triệu đồng rồi”.
Còn về đàn lợn,mỗi lứa anh chị nuôi trung bình 150 – 160 con, năm nào nhận thấy giá cả ổn định anh chị lại tái đàn với số lượng lớn hơn từ 200 – 220 con. Theo chị Tịnh, năm 2018 có lứa anh chị nuôi 170 con sau khi bán thu lời hơn 140 triệu đồng.
Ao cá của anh chị vừa thu hoạch xong, số lượng thu hoạch được bằng tấn, thu lời khoảng 30 triệu đồng/ vụ. Mô hình chăn nuôi của anh Tiến có sự kết hợp chặt chẽ với nhau, nên nguồn thức ăn chủ yếu để nuôi cá là từ hoạt động nuôi lợn, gà và vịt đẻ. Hiện tại gia đình anh đang xử lí ao cá, phơi đất để chuẩn bị cho công tác thả nuôi vụ tiếp theo.
Tất cả thành phẩm lợn, gà, vịt, cá của anh được các thương lái thu mua ngay tại trang trại. Thị trường tiêu thụ chủ yếu tại các huyện Kỳ Anh , Cẩm Xuyên, Thạch Hà và các cùng lân cận trong thôn, xã,…
Bởi những khó khăn nhất định, số lượng chưa cao nên thu nhập còn chưa ổn định giữa các năm. Tuy nhiên tiếp theo anh Tiến vẫn sẽ cố gắng chuẩn bị tốt công tác dọn dẹp, vệ sinh chuồng trại để tái đàn, tiếp tục phát triển. Bên cạnh chăn nuôi thành công, vợ chồng anh Tiến vẫn theo nghề trồng lúa nước để cung cấp cho nhu cầu gia đình và có phụ phẩm thức ăn cho chăn nuôi.
Theo Danviet
Con số đáng ngại: Lợn, gà ngốn hơn 1.000 tấn kháng sinh/năm
Đó là số liệu mà TS Nguyễn Thanh Sơn - Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam đưa ra tại Hội thảo "Áp dụng các giải pháp công nghệ nhằm giảm thiểu sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi gia cầm" do đơn vị này tổ chức tại Hà Nam ngày 29.3.
Việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi ở Việt Nam đang ở mức báo động.
Con số khủng khiếp
Theo TS Nguyễn Thanh Sơn, theo ước tính mỗi năm nước ta sử dụng 1.000 đến 1.200 tấn kháng sinh, trong đó có hơn 40 tấn dành cho gia cầm và hơn 980 tấn cho chăn nuôi lợn.
"Đây là một con số khủng khiếp, chưa kể các vật nuôi khác như trâu, bò, dê, cừu. Đến nay, theo điều tra gần như 100% các trang trại chăn nuôi đều sử dụng từ 2 đến 7 loại kháng sinh từ các loại phòng, điều trị bệnh đến loại kháng sinh kích thích sinh trưởng cho đàn gia súc và gia cầm với liều lượng gấp đôi, thậm chí gấp 5 đến 10 lần so với khuyến cáo trên bao bì, nhãn mác của các loại thuốc đó. Điều đáng báo động hơn là trang trại chăn nuôi ở Bắc Ninh, Hải Phòng còn sử dụng một số kháng sinh cấm trong chăn nuôi, điều này gây ra hệ lụy rất nghiêm trọng trong chăn nuôi cũng như việc tồn dư kháng sinh nguy hiểm trên sản phẩm vật nuôi", ông Sơn nói.
Chia sẻ với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Thân, một nông dân chăn nuôi nhỏ lẻ tại xã Chuyên Ngoại, huyện Duy Tiên (Hà Nam) cho biết, từ trước đến nay bà con ở quê theo thói quen cứ thấy vật nuôi đau, ốm là tìm đến các của hàng trên địa bàn để mua thuốc về chữa trị, trừ trường hợp lợn, gà bị nặng mới gọi bác sỹ thú y."Biết là sự dụng nhiều kháng sinh cho vật nuôi cũng nguy hiểm nhưng chúng tôi không có cách nào khác đâu", bà Thân nói.
Ông Sơn cho biết, trước tình hình đó thì Chính phủ, Bộ NNPTNT đã ban hành văn bản hướng dẫn để kiểm soát về kháng sinh và các chất cấm trong chăn nuôi. Cụ thể, trong năm 2017, Bộ cũng đã ban hành các văn bản hướng dẫn, nhất là các chương trình hành động quốc gia về quản lý kháng sinh trong chăn nuôi.
"Tôi đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước xem xét cụ thể hơn về chương trình hành động quốc gia về kiểm soát kháng sinh trong chăn nuôi. Theo tôi chương trình này không chỉ triển khai từ nay đến năm 2020 mà nên kéo dài và chia ra làm 2 giai đoạn từ nay đến 2025 và từ 2025 - 2030. Theo các giai đoạn đó các cơ quan thực hiện phải có chương trình hành động rất cụ thể và đưa ra tiêu chí để kiểm soát, cũng như minh bạch hóa.
Theo Luật Chăn nuôi đã được ban hành và có hiệu lực bắt đầu vào ngày 1/1/2020 thì người sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi phải được kê đơn từ bác sỹ thú y, việc quy định theo văn bản là như vậy nhưng thực tế việc kiểm soát được hay không lại là câu chuyện khác. Vì thế việc kiểm soát sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi cũng như các chất khác là một câu chuyện lâu dài và cần có một chương trình hành động quyết liệt từ các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các cơ quan truyền thông để tuyên truyền cho người dân thì chúng ta mới kiểm soát được việc làm dụng kháng sinh và kháng kháng sinh như hiện nay", ông Sơn khẳng định.
Cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp
Gợi ý thêm về giải pháp, ông Sơn cho hay: Bên cạnh việc đưa ra các quy định kiểm soát việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi như quy định về các kháng sinh được dùng, liều lượng dùng, mua kháng sinh phải theo đơn của bác sỹ thú y... Và một điều quan trọng nữa là chúng ta phải áp dụng 2 giải pháp quan trọng nữa đó là phải sử dụng các chế phẩm sinh học thay thế như probiotic hoặc là các men vi sinh khác để thay thế thuốc kháng sinh mà các nước đang áp dụng rất hiệu quả.
Thứ 2 là chúng ta phải áp dụng các giải pháp về an toàn sinh học (ATSH), đây là một giải pháp rất hữu hiệu để phòng, chống dịch bệnh kể cả các dịch bệnh nguy hiểm trên lợn như dịch tả lợn châu Phi, dịch lở mồm long móng... cũng như cúm gia cầm, khi bà con áp dụng giải pháp này thì vật nuôi có nguy cơ mắc bệnh ít hơn sẽ làm giảm được việc sử dụng thuốc mà sản phẩm còn đảm bảo an toàn hơn.
TS Lê Văn Thông - Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam cho rằng: Cùng với các giải pháp về quản lý kiểm soát, sử dụng các chế phẩm sinh học nhập khẩu, chúng ta nên tăng cường nghiên cứu và sử dụng thêm các sản phẩm chế phẩm sinh học có nguồn gốc thảo dược trong nước sẽ giúp giảm được chi phí đầu vào mà vẫn cho hiệu quả cao, đảm bảo sản phẩm an toàn.
"Hiện nay, Việt Nam đã có sản phẩm chế phẩm sinh học thảo dược và đã được nhiều đơn vị, trang trại tại các tỉnh, thành sử dụng rất thành công. Mong rằng trong thời gian, với lợi thế, tiềm năng sẵn có của mình, chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu và đưa ra thị trường nhiều sản phẩm chế phẩm sinh học có nguồn gốc thảo dược, thực vật mới để người chăn nuôi sử dụng. Từ đó giúp nông dân giảm dần việc sử dụng, lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi", TS Lê Văn Thông nhấn mạnh.
Bà Hoàng Lan, đại diện của Tổ chức FAO tại Việt Nam cho biết, trong giai đoạn từ 2012 đến 2019, FAO đã phối hợp cùng với Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) thực hiện chương trình "Tăng cường quản lý sản xuất và ATSH trong chăn nuôi gia cầm". Theo đó, ngay từ ban đầu (2012-2014) chương trình tập trung vào đánh giá nguy cơ dịch bệnh tại hộ chăn nuôi gia cầm quy mô trung bình, nhỏ và thực hiện thí điểm thành công mô hình ATSH tối thiểu tại 6 cơ sở ấp nở trứng, 6 hộ chăn nuôi vịt giống tại miền Trung và miền Nam.
Tiếp đó từ năm 2016, FAO tiếp tục tiếp tục hợp tác với Bộ NNPTNT thực hiện Chương trình tăng cường ATSH và thực hành quản lý sản xuất tốt tại các tỉnh có mật độ chăn nuôi gia cầm cao. Cụ thể, chương trình tiến hành đào tạo cho 42 cán bộ nguồn, tập huấn cho 1077 nông dân và 330 cán bộ quản lý và khuyến nông, thú y cơ sở. Cùng với đó, chương trình cũng đã tiến hành xây dựng 60 trại mô hình và cơ sở ấp nở tại 7 tỉnh đại diện cho 3 vùng Bắc, Trung, Nam trong việc cải tạo điều kiện chăn nuôi, quản lý chất thải và nâng cấp cơ sở ấp trứng.
"Đến nay chương trình đã thành công giúp nông dân tăng được năng suất chăn nuôi, tăng thu nhập và giảm lượng kháng sinh và chất khử trùng sử dụng từ 20-50% do giảm bệnh đường hô hấp và đường ruột...", bà Lan chia sẻ.
Giá sản phẩm gia cầm sẽ tăng dần
TS Nguyễn Thanh Sơn - Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam cho rằng: Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến giá trứng gia cầm giảm sâu dưới giá thành trong thời gian vừa qua là do nguồn cung tăng cao vượt quá cầu.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê trong năm 2018, sản lượng trứng gia cầm tăng gần 10% đạt khoảng hơn 11 tỷ quả, tuy nhiên theo tính toán của các chuyên gia trong ngành thì sản lượng trứng của chúng ta phải vượt xa hơn con số đó rất nhiều khoảng 18 đến 19 tỷ quả.
Rõ ràng với số lượng trứng như thế đã vượt nhu cầu của nước ta làm cho giá trứng từ trước và nhất là sau Tết giảm sâu dưới giá thành rất nhiều khiến người chăn nuôi chịu thua lộ nhiều.
Theo tôi, các cơ quan quản lý nhà nước cũng nên xem lại cách tính toán về về số liệu thống kê sản phẩm chăn nuôi gia cầm để có chiến lược phát triển cho phù hợp đối với ngành hàng này.
Bởi nếu chúng ta sản xuất với sản lượng trứng lớn trên dưới 19 tỷ quả như hiện nay thì Việt Nam sẽ trở thành quốc gia nằm trong tốp 10 nước sản xuất trứng lớn của thế giới khiến việc tiêu thụ sản phẩm này sẽ gặp khó khăn. Chính vì thế, trong chiến lược phát triển của chúng ta không nên tăng ồ ạt về sản lượng mà nên ta nên đi sâu vào chất lượng, giống như xu thế của thế giới là đầu tư vào nuôi gà tiêu chuẩn, gà chất lượng cao, gà có giá trị gia tăng cao thì khi đó mới đem lại lợi nhuận và giúp bà con tránh được câu chuyện được mùa mất giá như hiện nay.
Tương tự như vậy, sản lượng thịt gà sản xuất hàng năm của nước ta cũng không chỉ dừng ở con số mà Tổng cục Thống kê công bố khoảng hơn 1 triệu tấn, mà theo tính toán dựa theo cơ sở số lượng con giống sản xuất hàng năm, sản lượng thức ăn dành cho chăn nuôi gia cầm thì sản lượng thịt gia cầm của chúng ta cũng phải đạt khoảng trên 2 triệu tấn. Với sản lượng này Việt Nam cũng sẽ trở thành một trong 10 quốc gia sản xuất thịt gà lớn nhật của thế giới.
Theo nhận định của chúng tôi với diễn biến tình hình dịch bệnh như hiện nay, đặc biệt là dịch tả lợn châu Phi sẽ ảnh hưởng đến thị trường chăn nuôi nói chung và gia cầm nói riêng trong ngắn hạn từ quý II đến quý III giá một sản phẩm gia cầm như trứng, thịt gà... sẽ có chiều hướng tăng lên. Và đi lên là tất yếu, bởi khi nguồn cung thịt lợn giảm dần do một số địa phương bị dịch tả thì phải tiêu hủy và người dân chưa tái đàn dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn cung về thịt lợn và người tiêu dùng sẽ quay sang dùng các sản phẩm khác như gia cầm, thịt bò, hải sản.
Theo dự báo của Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam, sản xuất gia cầm của nước ta sẽ có tăng trưởng về số lượng, ước tính đến năm 2020 tăng khoảng 5,5 đến 6%/năm và đến năm 2025 sẽ tăng 4,5-5%/năm. Bên cạnh đó, tỷ trọng chăn nuôi công nghiệp dự báo sẽ tăng lên khoảng 50% và tăng 55% vào năm 2025. Trong đó gà lông màu duy trì ở mức 60-65%, tỷ lệ gà đẻ trứng thương phẩm khoảng 20-25%.
Riêng về sản phẩm chăn nuôi cũng có mức tăng trưởng cao khoảng 7%/năm từ nay đến năm 2025, tương ứng với tỷ trọng thịt gia cầm sẽ tăng dần lên 30%.
Theo Danviet
Đắk Lắk: Cấp tốc công bố dịch lở mồm long móng, 8 huyện, thị "dính" Toàn tỉnh Đắk Lắk hiện có 8/15 huyện, thị, thành phố có dịch lở mồm long móng, 5 huyện, thị nằm trong vùng uy hiếp. Ngày 30.3, tin từ Văn phòng UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh này đã ban hành quyết định công bố dịch lở mồm long móng trên địa bàn tỉnh. Ngành Thú y địa phương...