Làm giàu ở nông thôn: Nuôi lợn cho ăn hoa quả, nhân sâm
Sướng như lợn không phải chuyện đùa mà là có thật – tại các trang trại phóng viên NTNN ghi nhận, lợn được chăm sóc tận tình bằng các loại thảo dược, nhân sâm, thảo quả và được nghe nhạc êm ái.
Nuôi lợn bằng… trà xanh
Dưới chân núi Sắng, xã Gia Hòa, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình có một trang trại độc đáo. Ở trang trại rộng 8ha, canh tác theo tiêu chuẩn hữu cơ của EU, khung cảnh đẹp như tranh này, những con lợn hương thuần chủng được ăn trà, uống trà, tắm trà… và đươc thư giãn bằng những điệu nhạc du dương hòa cùng tiếng chim hót, suối reo.
Trang trại của ông Thục là một trong những trang trại chăn nuôi lợn độc đáo ở Nam Định. Ảnh: Đăng Hải
Trang trại núi Sắng tọa lạc trong một thung lũng bình yên, bao bọc xung quanh là những ngọn núi cao xanh ngắt cỏ cây, mây bay sương phủ và nguồn nước suối tinh khiết trong mạch núi đá ngầm chảy ra hòa với đầm Vân Long mênh mông.
Chị Nguyễn Hồ Diệp Hà, 34 tuổi, vốn yêu thích phương thức làm nông nghiệp của Nhât Bản, đã cùng nhóm bạn đầu tư trang trai nuôi lơn trà xanh độc đáo “có một không hai” này. Khi phóng viên đến, các công nhân của trang trại đang leo núi để hái trà về cho lợn ăn. Chẳng mấy chốc họ đã hái được đầy một gùi trà xanh mướt, non mơn mởn. Về đến trang trại cũng là lúc đến giờ tắm cho đàn lợn. Tại trang trại, các công nhân đun nước tắm lơn, trong nước không chỉ có trà xanh mà còn có thêm sả, lá bưởi, lá tía tô. Sau khi có nước tắm, công nhân của trang trại dùng máy bơm từ bể tắm cho các con lợn trong chuồng.
Điều đặc biệt nữa là xung quanh chuồng lợn nào cũng treo các giỏ cây thảo dược có tác dụng hút khí độc và xua đuổi côn trùng. Toàn khu chuồng trại còn được lắp hệ thống loa, từng thời điểm trong ngày bật lên những giai điệu êm ả để đàn lợn nghe và thư dãn.
Khu vực ngoài cùng là sân chơi để lợn ra tắm nắng. Khu vực chuồng trại được ngăn thành 40 ô, mỗi ô nuôi từ 10-12 con lợn; khu chăn nuôi dành cho lợn từ 1-5 tháng tuổi, và khu xuất chuồng cho lợn từ 6-7 tháng tuổi. Lợn được nằm trên lớp đệm lót trấu, mùn cưa, tưới chế phẩm EM của Nhật Bản giúp toàn bộ chất thải được vi sinh vật có lợi phân hủy hết.
Video đang HOT
Sáu tháng một lần, các đệm lót sinh học này lại được lấy ra làm phân hữu cơ, thay lớp mới. Chính vì thế mà trang trại luôn sạch sẽ, không có mùi hôi của chất thải và không có ruồi, muỗi.
Ngoài tiêm phòng ngừa, trang trai còn sử dụng nhiều thảo môc như tía tô, kinh giới, gừng, sả… để làm thuốc chữa bệnh cho đàn lợn. Những vườn cây thuốc Nam được trồng thành từng thửa lớn. Ngoài việc chữa bệnh cho lợn, vườn cây này còn tạo cảnh quan đẹp cho trang trại.
Chị Hà cho biết, thức ăn của lợn trà xanh được làm từ các loại hạt, củ như cám của các loại đậu nành, ngô, lúa… Đồng thời, một tuần vài lần, trang trại thu mua lá trà xanh của người dân địa phương thu hoạch từ trên núi, ủ rồi đưa vào kết hợp với các loại chế phẩm khác tạo ra thức ăn cho lợn. Ngoài ra, trà xanh cũng được sử dụng để làm nước uống cho lợn với lượng vừa phải. Chúng giúp lợn giảm stress, cân bằng lượng cholesterol trong máu, cơ thể lợn sẽ không tiết ra những chất độc.
Cho lợn ăn sâm, thảo quả…
Thoạt nghe tưởng là một trang trại của đại gia thừa tiền thích chơi ngông nhưng đó là trang trại nuôi lợn bằng thảo dược của ông Nguyễn Văn Thục – chủ trang trại chăn nuôi lợn thảo dược Hiền Thục ở xã Trực Thái, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Theo ông Thục, bí quyết tẩm bổ cho lợn bằng thảo dược, nghe nhạc trữ tình để cho ra thực phẩm hảo hạng đã chinh phục những người sành ăn nhất.
Vào trại lợn mà chẳng thấy tiếng kêu eng éc chối tai, chỉ thấy tiếng nhạc dìu dặt khắp nơi. Dù đàn lợn lên tới cả ngàn con nhưng trong trại luôn phảng phất hương hoa lan, hương hồng nhung, hương bưởi dịu thơm.
Mô hình nuôi lợn hữu cơ được ông Thục gây dựng suốt hai thập kỷ. Không giống thức ăn đạm bạc của loài lợn Móng Cái, lợn rừng; cũng chẳng phải thức ăn công nghiệp tẩm kháng sinh, hóa chất giúp tăng trọng nhanh của các trang trại lợn công nghiệp; “ẩm thực” dành cho những chú lợn tại trang trại Hiền Thục tự phối trộn các thành phần rất đặc biệt.
Ngoài cám ngô, cám gạo, đậu tương, cá khô (cung cấp năng lượng, protein và đạm tự nhiên thiết yếu cho vật nuôi), ông Thục bổ sung thêm nhiều loại thảo dược thiên nhiên trong khẩu phần ăn hàng ngày của đàn lợn như: Đẳng sâm, khổ sâm, kim ngân, quế chi, thảo quả, bỗng rượu… và chế phẩm men vi sinh EM. Loại thức ăn này có tác dụng phòng chống các bệnh về đường hô hấp, rối loạn tiêu hoá, trợ tim và tăng cường khả năng hấp thụ dinh dưỡng tối ưu nhất. Nhờ vậy, suốt hơn 20 năm qua, chuồng lợn của gia đình ông không không phải sử dụng bất cứ liều thuốc kháng sinh hoá học nào.
Mỗi khu chuồng đều có những chiếc loa thùng. Hàng ngày, buổi sáng từ 7 đến 10 giờ và buổi chiều từ 14 đến 17 giờ, ông Thục phát nhạc cho lợn nghe. Vị trại chủ này tự hào rằng, thịt lợn anh tạo ra thuộc loại ngon nhất tỉnh, bởi chúng được nuôi từ 100% thức ăn tự nhiên. Mỗi lứa lợn kéo dài 6-7 tháng thay vì vỗ béo cấp tốc 3-4 tháng đã xuất chuồng như các trang trại lợn công nghiệp khác. Lợn nuôi bằng thảo dược có bì dầy và giòn; màu thịt đỏ tươi do không bị stress. Khi luộc chín, nước vẫn trong vì không tồn dư tạp chất, thịt chắc, ngọt thơm đặc trưng.
Theo Danviet
Gần 6,7 triệu hộ được vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội
2018 là một năm thành công của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) với tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt trên 16.000 tỷ đồng, vốn tín dụng chính sách xã hội đã được đầu tư đến 100% xã, phường, thị trấn trên cả nước. Nợ quá hạn chiếm 0,39% tổng dư nợ, thấp nhất trong toàn hệ thống các tổ chức tín dụng.
Phóng viên Báo NTNN đã trao đổi với bà Trần Lan Phương (ảnh) - Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH xung quanh kết quả này.
Xin bà cho biết những kết quả nổi bật năm 2018 của Ngân hàng CSXH khi thực hiện nhiệm vụ chính trị, đảm bảo an sinh xã hội?
- Năm 2018, Ngân hàng CSXH đã thực hiện xuất sắc chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng Thủ tướng Chính phủ giao, góp phần tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới, ổn định chính trị tại cơ sở.
Tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đến 31.12.2018 đạt 187.792 tỷ đồng, tăng 16.003 tỷ đồng so với năm 2017, cùng việc thực hiện tốt thu nợ với doanh số đạt trên 45.888 tỷ đồng đã tạo ra nguồn tín dụng cho vay mới đạt 62.078 tỷ đồng với gần 6,7 triệu hộ nghèo và các đối tượng chính sách đang được vay vốn.
Từ nguồn vốn vay ưu đãi Ngân hàng CSXH, anh Đinh Văn Tá (ngoài cùng bên trái) xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, Ninh Bình đã đầu tư nuôi bò hiệu quả... Ảnh: Thu Hà
Vốn tín dụng chính sách xã hội đã được đầu tư đến 100% xã, phường, thị trấn trên cả nước. Trong đó, tập trung ưu tiên cho vay các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, góp phần hỗ trợ vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho trên 243.000 lao động. Giúp gần 6.000 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, gần 51.000 học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập.
Bên cạnh đó, với nguồn vốn ưu đãi, đã có thêm trên 1,3 triệu công trình nước sạch, công trình vệ sinh ở nông thôn, xây dựng gần 30.000 căn nhà ở cho hộ nghèo ổn định cuộc sống, hơn 2.800 căn nhà ở xã hội theo Nghị định 100/2015.
Đến 31.12.2018, nợ quá hạn và nợ khoanh chỉ chiếm 0,78% tổng dư nợ, trong đó nợ quá hạn chiếm tỷ lệ 0,39%, thấp nhất trong toàn hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam hiện nay. Điều đó chứng tỏ, chất lượng tín dụng được đảm bảo, quy trình cho vay và đối tượng cho vay được thực hiện nghiêm túc, vốn cho vay được cộng đồng người nghèo sử dụng hiệu quả, tạo niềm tin lớn trong xã hội.
Năm 2018 hoạt động chuyển vốn ủy thác từ ngân sách địa phương sang Ngân hàng CSXH được thực hiện như thế nào, thưa bà?
- Năm 2018 được đánh giá là năm mà các địa phương chuyển vốn từ ngân sách sang Ngân hàng CSXH theo Chỉ thị 40 thành công nhất. Tăng trưởng nguồn vốn ủy thác địa phương đạt 2.764 tỷ đồng, đây là mức tăng lớn nhất trong 16 năm qua. Đến 31.12.2018, tổng nguồn vốn nhận ủy thác của địa phương trên toàn quốc đạt 11.809 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng CSXH từ khi có chỉ thị (năm 2014) đến nay đạt 8.000 tỷ đồng. Đây là một con số thể hiện sự quan tâm, ý thức trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với hoạt động chính sách xã hội.
Phát huy những kết quả đạt được, năm 2019, Ngân hàng CSXH sẽ tập trung thực hiện những giải pháp cốt lõi nào để nâng cao chất lượng tín dụng ưu đãi?
- Năm 2019, Ngân hàng CSXH đã xây dựng kế hoạch tăng trưởng dư nợ tín dụng Thủ tướng Chính phủ giao gửi các bộ ngành xem xét trình Chính phủ. Thực hiện tốt nhiệm vụ này sẽ đảm bảo chất lượng phục vụ hộ nghèo, cận nghèo và đối tượng chính sách, góp phần thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.
Ngân hàng CSXH sẽ tiếp tục làm tốt công tác tập trung khơi tăng nguồn lực, trong đó, quan tâm tới nguồn vốn nhận ủy thác của các địa phương, đẩy mạnh huy động tiền gửi tại điểm giao dịch xã và nhận tiền gửi của thành viên Tổ tiết kiệm và vay vốn nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn giải ngân các chương trình tín dụng, đảm bảo khả năng thanh khoản của toàn hệ thống.
Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ tổ chức rà soát các chương trình tín dụng chính sách xã hội để tham mưu cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh đối tượng cho vay, mức cho vay, lãi suất, thời hạn cho vay phù hợp thực tiễn hoạt động. Ngân hàng CSXH cũng sẽ ưu tiên phân bổ vốn cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; các vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao, khó khăn; vùng có thiệt hại về thiên tai. Chúng tôi cũng đẩy mạnh giải ngân các chương trình tín dụng chính sách xã hội, giúp người nghèo và các đối tượng chính sách tăng khả năng tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi, góp phần giảm cho vay nặng lãi ở nông thôn...
Xin cảm ơn bà!
Theo Danviet
Mô hình "5 cùng" giúp nhà nông Lào Cai khấm khá Trên tiêu chí "5 cùng", các cấp Hội ND tỉnh Lào Cai đã hướng dẫn, vận động và hỗ trợ các mô hình chi, tổ hội nghề nghiệp hoạt động có hiệu quả. Tham gia mô hình này, nhiều nông dân tỉnh Lào Cai đã biết liên kết làm ăn và có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Xây dựng hiệu quả mô...