Làm giàu ở nông thôn: Nuôi 2.000 “cục bông” di động, lãi 20 triệu/tháng
Từ những kiến thức về nghề nuôi thỏ mà mình tự học được, ông Nguyễn Vũ Ba (48 tuổi, xóm 7, xã Hải Tây, huyện Hải Hậu, Nam Định) đã xây dựng được mô hình nuôi thỏ lên đến 2.000 con, cho hiệu quả kinh tế cao, nhờ đó gia đình ông có nguồn thu nhập ổn định lên đến 20 triệu đồng/tháng
Ông Nguyễn Vũ Ba bắt đầu xây dựng mô hình nuôi thỏ New Zealand thương phẩm của mình từ những năm 1997. Ông chọn nuôi thỏ New Zealand bởi đây là loài thỏ khá dễ nuôi, nhu cầu về thỏ thương phẩm của thị trường rất lớn. Mặt khác, nuôi thỏ cho hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều lần so với các loại vật nuôi khác ở nông thôn.
Những năm đầu khởi nghiệp nuôi thỏ, gia đình ông Ba chỉ nuôi với quy mô nhỏ với khoảng hơn 100 con thỏ. Tuy nhiên, do kinh nghiệm nuôi thỏ và cũng như kỹ thuật nuôi thỏ chưa có nên số thỏ đó chết hàng loạt khiến gia đình ông vô cùng chán nản.
Ông Nguyễn Vũ Ba đang đi kiểm tra đàn thỏ của gia đinh.
“Năm đó tôi đi mua hơn 100 con về nuôi thỏ, một tháng đầu tiên đàn thỏ phát triển rất tốt nhưng sau đó lại chết hàng loạt, còn lại chưa đến 20 con. Bao nhiêu công sức tiền của đổ vào chúng đều tan thành mây khói, lúc đó tôi buồn chán muốn bỏ nghề” ông Bà nhớ lại.
Thất bại lần đầu, ông Ban không nản chí, tiếp tục tham khảo kinh nghiệm nuôi thỏ của các chủ trang trại nuôi thỏ lớn trong và ngoài tỉnh, đồng thời bản thân ông tự mày mò tìm kiếm các tài liệu sách, báo về kỹ thuật nuôi loài tai dài răng hô này. Nhờ đó, việc nuôi thỏ của gia đình ông Ban dần đi vào ổn định và phát triên liên tục.
Khởi nghiệp từ 100 con thỏ New Zealand làm vốn, nhận thấy giống thỏ này cho hiệu quả kinh tế cao, ông tiếp tục mở rộng mô hình. Sau hơn 20 nuôi năm, đến nay quy mô chăn nuôi thỏ thương phẩm của gia đình ông Ba đã lên tới 2.000 con. Trong đó, đàn thỏ mẹ sinh sản luôn duy trì khoảng 200 con và hàng ngàn con thỏ thương phẩm.
Chuồng nuôi thỏ rộng hơn 500m2, được bố trí làm nhiều dãy chuồng khác nhau với hàng trăm ô chuồng nuôi thỏ New Zealand của gia đình ông Nguyễn Vũ Ba.
Video đang HOT
Với số thỏ đang nuôi này, trung bình mỗi tháng gia đình ông Nguyễn Vũ Ba xuất bán ra thị trường gần 800 kg thỏ thịt thương phẩm. Với giá bán giao động trên dưới 80.000 đồng/1kg, sau khi trừ hết chi phí ông Ba lãi hơn 20 triệu/tháng.
Nói về đầu ra cho sản phẩm thỏ thịt, ông Ba cho hay, hiện gia đình ông đã ký kết đầu ra cho sản phẩm với một công ty của Nhật Bản, tuy có hơi khắt khe nhưng đổi lại đầu ra và giá cả khá ổn định, không phải suy nghĩ nhiều.
Chia sẻ với Dân Việt, ông Ba cho biết, thỏ New Zealand là một giống thỏ có nhiều ưu điểm như khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh, sinh sản nhiều, thịt thơm ngon, hấp dẫn… Trung bình một con thỏ mẹ một năm đẻ được từ 8-10 lứa, mỗi lứa khoảng 6-8 con và thỏ con, nuôi khoảng hơn 4 tháng thỏ thịt đạt trọng lượng 2,3kg là có thể xuất bán được.
Nhờ nuôi 2000 con thỏ mà mỗi tháng gia đình ông Ba lãi hơn 20 triệu đồng.
Ông Nguyễn Vũ Ba khẳng định, so với chăn nuôi gia súc, gia cầm thì nuôi thỏ này có hiệu quả cao hơn, không phải suy nghĩ nhiều, vốn đầu tư cho mô hình cũng không cao quá. Ngoài ra, nuôi thỏ, ông Ba không phải lo đầu ra, có bao nhiêu công ty họ cũng đến tận nhà thu mua hết.
Chia sẻ về kỹ thuật nuôi thỏ, kinh nghiệm nuôi thỏ New Zealand, ông Ba cho biết, để đàn thỏ luôn phát triển tốt thì cần chú ý phòng bệnh cho thỏ, cần tiêm vắc xin cho thỏ mẹ 6 tháng/lần, còn với thỏ con từ 1,5 tháng tuổi sẽ tiêm một lần cho tới khi xuất bán. Ngoài ra, thỉnh thoảng còn pha các loại vitamin vào nước hoặc thức ăn, để thỏ ăn nhiều, nhanh lớn.
Trung bình một con thỏ mẹ một năm đẻ được từ 8-10 lứa, mỗi lứa khoảng 6-8 con và thỏ con,
Nói về mô hình nuôi thỏ thịt thương phẩm, anh Trần Tuấn Hữu -Chủ tịch Hội Nông dân xã Hải Tây cho biết, hiện nay toàn xã có khoảng 20 hộ nuôi thỏ New Zealand, trung bình mỗi tháng xuất bán khoảng 5 tấn thỏ thương phẩm. Còn về mô hình nuôi thỏ hộ ông Ba thì đây là một trong những mô hình cho hiệu quả kinh tế cao của xã và mô hình này đang mở ra hướng đi mới cho ngành chăn nuôi trong xã cũng như trên địa bàn tỉnh.
Theo Danviet
Cất bằng cử nhân phu thê về quê nuôi loài răng dài, lãi 200 triệu
Chồng là cử nhân công nghệ thông tin, vợ là cử nhân ngoại ngữ nhưng lại có chung một đam mê là "Nông nghiệp sạch". Chính vì đam mê đó, anh chị đã bỏ qua những công việc văn phòng hấp dẫn ở phía trước để lui về với nghiệp nhà nông...bằng mô hình nuôi thỏ.
Cách thành phố Đồng Hới khoảng 30km, nằm giữa vùng đất đồi ở thôn Tây, xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, trên khuôn viên trang trại rộng chừng 2.500m2 với trên 200 thỏ nái và 1.000 con thỏ giống, ít ai nghĩ rằng cơ ngơi này được một đôi vợ chồng trẻ tạo dựng từ đôi bàn tay trắng. Đó là trang trại Thỏ Ruby của vợ chồng chị Nguyễn Thị Sương và anh Bùi Thanh Nam...
Chị Nguyễn Thị Sương tại trang trại thỏ của gia đình.
Năm 2014, với "vốn liếng" chỉ gồm 10 con thỏ giống bà ngoại cho mang theo khi ra riêng, anh chị tạo dựng một chuồng nuôi thỏ nho nhỏ. Chị Sương chia sẻ: Không ít lần vợ chồng nhìn nhau ái ngại, không biết với 10 con thỏ này sẽ làm được những gì. Nhưng ngày qua ngày, vợ động viên chồng, chồng an ủi vợ. Cứ thế không ai bảo ai, cứ tự đọc sách, tự tìm tài liệu tích lũy dần kiến thức, kỹ thuật nuôi thỏ và "gắn kết" thực sự với nông nghiệp sạch từ lúc nào không hay".
Với sự kiên trì, nhẫn nại, và sức mạnh của đam mê, của tuổi trẻ, hai vợ chồng lại gây đàn, xây dựng trang trại thỏ của riêng mình. Tuy nhiên, lần này vợ chồng chị Sương tìm đến các cơ sở thú y khám bệnh cho thỏ, tìm thuốc chữa bệnh cho từng con, rồi lại tự mình kiếm giống thỏ gây dựng lại đàn.
Đến nay, trang trại của vợ chồng chị đã có hơn 200 nái và trên 1.000 thỏ con, chủ yếu là giống thỏ New Zealand và thỏ Việt cỏ lai tạo. Theo chị Nguyễn Thị Sương, giống thỏ này có khả năng sinh sản nhanh, một con thỏ mẹ đẻ 6 - 8 lứa mỗi năm, một lứa đẻ từ 6 đến 10 con. Thỏ là động vật dễ nuôi và hoàn toàn phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu ở địa phương nên chỉ cần nuôi khoảng 85 đến 100 ngày là có thể xuất bán nên rất nhanh có lãi.
Từ những thành công ban đầu, nhằm từng bước xây dựng và khẳng định thương hiệu cho sản phẩm, tháng 8 năm 2017, chị Sương đã vận động bà con địa phương cùng thành lập HTX Hưng Phát. Theo anh Nam, nuôi thỏ không phải lo đầu ra, vì nhu cầu tiêu thụ thịt và con giống trên thị trường hiện nay khá cao.
Với định hướng phát triển chăn nuôi nông nghiệp sạch, các loại thức ăn cho thỏ đều được vợ chồng chị tận dụng từ cây cỏ có sẵn trong vườn. Với quy trình sản xuất gần như khép kín, chị Sương tự trồng cỏ để cung cấp thức ăn cho thỏ; phân thỏ sau đó được thải ra sẽ ủ hoai và bón ngược lại vào trong gốc cỏ để vừa tiết kiệm chi phí vừa bảo đảm vệ sinh môi trường. Thỏ được nuôi tại trang trại sử dụng chủ yếu là thức ăn từ cỏ và bột bắp, hoàn toàn nói không với dư lượng kháng sinh, không chất tăng trọng...
Dây chuyền chế biến thịt thỏ của gia đình anh Nam trước khi đưa ra thị trường.
Đặc biệt, anh chị còn chế biến thịt thỏ để đưa ra thị trường, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng với thương hiệu "Thỏ Ruby" đã được chứng nhận đầy đủ về vệ sinh an toàn thực phẩm. Áp dụng quy trình mổ treo (mổ khô), hiện cơ sở của chị đã cung cấp cho thị trường các sản phẩm: thỏ móc hàm (thỏ được làm sạch, để nguyên con), dăm bông thịt thỏ, thỏ nướng, thỏ xào sả ớt, thỏ giả cầy...
Từ quy trình mổ treo này, tất cả các sản phẩm "Thỏ Ruby" đều được chế biến sẵn kèm theo gói gia vị và được đóng gói hoàn chỉnh.
Ngoài ra, để các sản phẩm nông nghiệp sạch của mình có thể đến gần hơn với người tiêu dùng, vợ chồng chị Sương luôn tích cực tham gia các hội chợ, hội nghị giới thiệu sản phẩm. Nhờ vậy, tuy mới chỉ tung ra thị trường chưa lâu, nhưng các sản phẩm Thỏ Ruby đã chinh phục được niềm tin người tiêu dùng, có mặt ở các địa phương trong tỉnh và các thành phố lớn trong cả nước, như: Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội...
Bình quân mỗi năm, cơ sở của vợ chồng chị Sương cung cấp cho thị trường từ 12 đến 17 tấn thịt thỏ; sau khi trừ các khoản chi phí, anh chị lãi ròng trên 200 triệu/năm.
Ngoài dòng sản phẩm chủ lực từ thịt thỏ mang tên Thỏ Ruby, các thành viên HTX Hưng Phát còn tự trồng và thu gom nén (hành tăm) với các sản phẩm nén được sản xuất theo hướng hữu cơ. Đồng thời, nhận bao tiêu sản phẩm nén và thỏ cho hơn 30 hộ gia đình trên địa bàn tỉnh, nhất là các hộ do chị em phụ nữ làm chủ nhằm hỗ trợ giải quyết đầu ra cho sản phẩm...
Theo Thuỳ Trang (Báo Quảng Bình)
Triệu phú nuôi hàng ngàn con thỏ ở vùng gió Lào, cát trắng Nhờ mạnh dạn đầu tư gây dựng trang trại thỏ Newzealand, chàng trai Nguyễn Quốc Mạnh sinh năm 1983, ở Tuyên Hóa (Quảng Bình) đã thành công với thu nhập trăm triệu mỗi năm. Từ dám nghĩ, dám làm... Dù còn trẻ tuổi nhưng anh Mạnh đã thử sức làm giàu với khá nhiều nghề. Trước khi theo đuổi và gây dựng nên...