Làm giàu ở nông thôn: Đảm đang trồng rau, quả mà có tiền tỷ
“Trồng rau, trước là phục vụ cho gia đình mình, chứ ai lại nông dân mà bỏ tiền đi mua rau ngoài chợ…”. Nghĩ là làm. Và giờ đây chị Nguyễn Thị Quý (TX.Đông Triều- Quảng Ninh) đang là chủ của hơn 4.000m2 diện tích đất trồng rau giống, rau sạch và cây ăn quả cho thu nhập gần 1 tỷ/năm.
Dám nghĩ dám làm
Sinh ra trong một gia đình thuần nông tại xã Yên Thọ, TX.Đông Triều (Quảng Ninh) nên chị Quý vốn quen với công việc đồng áng. Sau khi lập gia đình chị cùng với chồng đã bàn với nhau phát triển chăn nuôi. Ban đầu chị Quý đầu tư vốn mua nguyên liệu, đồ dùng nấu rượu tại nhà kết hợp chăn nuôi lợn. Nhận thấy nấu rượu, nuôi lợn cho thu nhập thấp do tất cả nguyên liệu đều nhập vào. Ngay cả rau cỏ cho bữa ăn gia đình cũng phải mua, nên chị quyết định trồng thêm vườn rau để phục vụ bữa ăn gia đình, còn phần bỏ đi thì để cho đàn lợn. Lâu dần thấy chăn nuôi lợn giá cả bấp bênh, năng suất và thu nhập thấp, chị quyết định bỏ nấu rượu, nuôi lợn chuyển sang trồng rau sạch và rau giống bán.
Chị Quý thường xuyên kiểm tra sâu bệnh tại khu vực ươm cây rau giống.
Với số vốn ít ỏi tích góp được qua nhiều năm, chị cải tạo hơn 1 mẫu đất của gia đình thành các ô để trồng rau và cây ăn quả. Chị đầu tư khoan 2 giếng nước sâu hơn 16m, nước bơm cả ngày không hết, đồng thời đầu tư hệ thống phun tưới tự động và hệ thống nhà lưới với tổng số vốn đầu tư hơn 1 tỷ đồng. Ban đầu chị Quý bắt tay trồng các loại rau, củ, quả như: bắp cải, súp lơ, su hào, dưa chuột, bí xanh, các loại cà…và trồng rau giống bán. Nhờ đất đai và khí hậu phù hợp; được chăm bón tốt qua tiếp thu kỹ thuật từ các lớp tập huấn trong chương trình xây dựng nông thôn mới, vườn rau của chị phát triển nhanh và cho năng suất cao, ngoài đáp ứng nhu cầu sử dụng trong bữa ăn hàng ngày, đã bắt đầu mang lại nguồn thu cho gia đình.
Trồng phải đúng kỹ thuật
Chị Quý cho biết: Trồng rau giống bán chỉ theo mùa vụ, từ tháng 6-7 hàng năm cho đến Tết là bắt đầu làm đất gieo hạt, cứ 25 ngày lại có một vụ rau giống. “Trồng rau sạch, rau giống không khó, chỉ cần thực hiện đúng “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” là sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời, tuân thủ nghiêm quy trình trồng rau sạch. Đặc biệt, áp dụng hệ thống tưới tự động bảo đảm cung cấp lượng nước vừa đủ, vừa không mất nhiều thời gian và công sức như trước đây”, chị chia sẻ.
Video đang HOT
Công nhân nhổ cỏ, chăm sóc những luống cà rốt tại trang trại
Theo kinh nghiệm nhiều năm chị có được chị cho biết: Vươn ươm rau giông đươc chia thanh tưng luông rông 80-100 cm. Đât gieo rau phai lam nho, min, tơi xôp va thoang khi. Do đât vươn ươm luân canh gôi vu thường xuyên, nên trước khi trồng phải bổ sung thêm đất màu rai trên măt luông nhằm đam bao cho cây đủ dinh dưỡng để phát triển. Viêc gieo hat đoi hoi rât nhiêu công lao đông. Riêng ơ khâu gieo hat, đê gieo đươc 1 luông thi 1 ngươi lam phai mât 1 ngay công mơi co thê hoan thanh. Các khâu chăm soc khac như: tươi nươc giư âm, nhô co, xơi xao, bon phân va theo doi phong trư sâu bênh phai tiên hanh thương xuyên va ti mi.
Gieo hạt là một khâu quan trọng, vì vậy nó đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận của những người công nhân.
Hiện tại trong vườn nhà chị ngoài trồng rau bán cây con, rau sạch, còn trồng các loại rau giống để hạt như rau đay, rau dền.. Cứ 1 sào cho thu hoạch khoảng hơn 30kg hạt giống bán với giá dao động 100- 150.000/kg.
Hàng ngày cứ khoảng 2-3h chiều các công nhân tại đây lại tất bật nhổ rau giống bó thành bó nhỏ hoặc từng túi nilon bán với giá 5000 -10.000 đồng/ túi phục vụ người dân cũng như thương lái thu đặt. Đồng thời thu hoạch các loại rau, củ, quả trong vườn mang ra chợ. Sáng thì khoảng 6h, chiều thì khoảng 3h “bà chủ” sẽ đích thân chở mang ra chợ giao cho các mối đã đặt trước. Chị cho biết: Bình quân mỗi ngày đi chợ chị có thu nhập 3- 4 triệu/ngày.
Hàng ngày khoảng 3h chiều, bà chủ vườn rau lại tất bật nào túi, nào bọc… mang rau ra chợ giao cho những mối đã đặt trước.
Để đảm bảo thường xuyên có nguồn thu và đủ lượng rau sạch, rau giống cung cấp cho thị trường, chị thường trồng xen kẽ các loại rau ngắn ngày và dài ngày. Tùy theo nhu cầu thị trường, những loại rau gối vụ có trong vườn như cải, mồng tơi, dền, mướp đắng, cà, đậu que… và ươm bán cây giống. Để có được chất lượng rau tốt, đảm bảo an toàn và ít sâu bệnh, trong quá trình chăm sóc, gia đình chị chỉ sử dụng phân chuồng, bón phân hữu cơ…
Với hiệu quả thực tế, gia đình chị Quý tập trung đầu tư mở rộng diện tích, vừa ươm cây giống bán, vừa trồng các loại rau theo mùa. Đồng thời chị còn mở rộng thêm diện tích trồng hoa (hoa cúc, hoa ly) và cây ăn quả (bưởi, quất, ổi, mít…) Đến thời điểm này, với tổng diện tích hơn 4.000m2 vườn rau, vườn hoa và vườn cây ăn quả của chị cho doanh thu gần 1 tỷ/năm. Sau khi hết các chi phí chị Quý thu được gần nửa tỷ/năm.
Nhiều người dân và thương lái đến để tận mắt chiêm ngưỡng và thu hái ngay tại vườn.
Nhờ mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, biết lựa chọn những loại cây rau màu ngắn ngày cho năng suất cao, hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế nên rất nhiều năm nay gia đình chị đã phát triển kinh tế nhờ trồng cây rau xanh quanh năm. Cũng từ trồng rau mà gia đình chị đã nuôi các con ăn học, trưởng thành và làm giàu.
Từ suy nghĩ ban đầu là trồng rau sạch để phục vụ nhu cầu gia đình và người dân trong vùng, nhưng với hiệu quả từ những vườn rau, củ, quả sau những tháng ngày dày công chăm bón, gia đình chị Quý đã có thu nhập ổn định và tạo công ăn việc làm cho 10 chị em trong vùng.
Theo Danviet
Làm giàu ở nông thôn: Người Sán Chỉ đầu tiên trồng trà hoa vàng
Vượt lên tư duy trồng trà hoa vàng chỉ để phục vụ cho nhu cầu của gia đình, anh Lỷ Nhật Dẩu, thôn Thán Phún, xã Bắc Sơn, thành phố Móng Cái (Quảng Ninh) đã nhanh nhạy bắt nhịp với nhu cầu thị trường, học hỏi kỹ thuật cấy ghép, xử lý hoa để đưa trà hoa vàng thành phẩm xuất bán, mang lại cuộc sống ấm no và truyền tinh thần làm giàu cho đồng bào dân tộc Sán Chỉ ở nơi đây.
Chúng tôi tới thăm gia đình anh Lỷ Nhật Dẩu ở thôn Thán Phún vào một buổi chiều nắng đẹp. Nhấp ngụm trà hoa vàng ngon lạ, nghe anh Dẩu kể chuyện trồng trà mới thấy khâm phục biết bao tư duy nhanh nhạy của người đồng bào vùng cao. Anh mộc mạc chia sẻ: trà hoa vàng được trồng rải rác ở trong các vườn của đồng bào dân tộc thiểu số xã Bắc Sơn. Trà hoa vàng uống ngon, tốt cho sức khỏe của người béo..Trước nay, nhiều nhà trồng trà hoa vàng chỉ để phục vụ nhu cầu của gia đình. Thế nhưng, qua tìm hiểu nhu cầu thị trường, anh Dẩu thấy giá bán trà hoa vàng cao, cây trồng lại phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của vùng cao Thán Phún, quá trình chăm sóc cũng không tốn kém thời gian, chi phí...Anh Dẩu quyết định đưa cây trà hoa vàng thành cây trồng hàng hóa. Vậy là, trên mảnh đất vườn xung quanh nhà, anh Dẩu đầu tư trồng 600 cây trà hoa vàng.
Lỷ Nhật Dẩu- người Sán Chỉ tiên phong trồng trà hoa vàng làm giàu.
Không quản công chăm bón, học hỏi, áp dụng kỹ thuật cấy ghép, xử lý ra hoa... 7 năm nay, mỗi năm gia đình anh Dẩu cho thu hoạch khoảng 80 kg trà hoa vàng thành phẩm.Theo giá thị trường hiện tại, anh thu về khoảng 70- 80 triệu đồng. Số tiền này anh tích góp để xây nhà, mua sắm vật dụng tiện nghi trong gia đình. Gương anh Dẩu trồng trà hoa vàng đem bán lan khắp vùng, truyền quyết tâm, ý chí vươn lên thoát nghèo, làm giàu cho bà con Sán Chỉ trong vùng.
Thu nhập từ trà hoa vàng, anh Dẩu xây nhà kiên cố, làm bếp biogas, mua ti vi, tủ lạnh...
Ông Nguyễn Hữu Toàn- Bí thư Đảng ủy xã Bắc Sơn cho biết: Lỷ Nhật Dẩu là người tiên phong trồng trà hoa vàng làm giàu ở Thán Phún. Giống cây này mặc dù bà con trồng khá nhiều nhưng để thực sự tâm huyết, nhanh nhạy, biết áp dụng khoa học kỹ thuật trong cấy ghép, xử lý ra hoa thì chỉ có anh Dẩu. Lỷ Nhật Dẩu chính là tấm gương trong nỗ lực vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng của bà con đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao Bắc Sơn hôm nay.
Cây trà hoa vàng thích hợp với khí hậu , thổ nhưỡng vùng cao xã Bắc Sơn, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
Được biết, Bắc Sơn là xã vùng cao, biên giới với 430 hộ dân, gồm 1793 nhân khẩu, trong đó 70% cư dân là đồng bào dân tộc thiểu số. Xã Bắc Sơn có xuất phát điểm về nông thôn mới gần như thấp nhất cả Thành phố Móng Cái. Thế nhưng, bằng quyết tâm, tinh thần đoàn kết, chung sức đồng lòng Bắc Sơn hôm nay đã "thay da đổi thịt" từng ngày cả về diện mạo nông thôn lẫn chất lượng cuộc sống của đồng bào. Trong đó, việc phát huy nội lực trong dân, vượt qua tâm lý ỷ lại, thụ động, trông chờ, một bộ phận hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở Bắc Sơn như gương anh Lỷ Nhật Dẩu đã vượt khó, làm giàu. Nếu nhân lên nhiều tấm gương như anh Dẩu, chắc chắn xã Bắc Sơn không lâu nữa sẽ tiến kịp xã đồng bằng...
Theo Danviet
Làm giàu ở nông thôn: Thu tiền tỷ/năm nhờ trồng cà phê xen cây có múi Những năm gần đây, nhờ mạnh dạn chuyển đổi cây trồng và không phát triển theo trào lưu rậm rộ như chăn nuôi gia súc, gia cầm. Nhiều hộ nông dân ở huyện Mai Sơn, (Sơn La) thu hàng tỷ đồng mỗi năm nhờ mô hình trồng cà phê xen cây ăn quả. Ông Đỗ Xuân Khởi sinh năm 1970, bản Hoa Mai,...