Làm giàu khác người: Về quê nuôi chim trĩ 7 màu, bán 12 triệu/cặp
Đang có nghề lái xe trên thành phố với một mức lương cao và ổn định, nhưng anh Nguyễn Văn Luân (33 tuổi) trú tại xóm 12, xã Giao Thịnh, huyện Giao Thủy (Nam Định) quyết định bỏ về quê để nuôi chim chim trĩ 7 màu.
Bước đầu mô hình nuôi loài chim quý hiếm 7 màu này của anh đã cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm. Việc đột ngột rẽ ngang của anh Luân nhiều người cho là hướng làm giàu khác người.
Dẫn phóng viên báo điện tử Dân Việt đi thăm quan mô hình nuôi chim trĩ 7 màu, anh Nguyễn Văn Luân cho biết, trước khi đến với nghề nuôi chim, anh từng có hơn 11 năm gắn bó với nghề lái xe cho một công ty vận tải với mức lương cả chục triệu đồng mỗi tháng.
Nhận thấy nghề lái xe tuy có được đi đây đi đó, nhưng rất vất vả, suốt ngày lang thang đường và nguy hiểm lại luôn rình rập nên sau khi tích góp được một ít vốn sau 11 năm lái xe, anh Luân quyết định về quê lập nghiệp.
Anh Nguyễn Văn Luân giới thiệu một con chim trĩ 7 màu đỏ quý hiếm đang được nuôi trong trang trại của gia đình.
Được bạn bè giới thiệu mô hình nuôi chim trĩ 7 màu cho hiệu quả kinh tế cao, anh quyết định dồn hết vốn liếng đi mua con giống và xây dựng chuồng trại nuôi loài chim đầy mới lạ này.
“Lúc đầu nhiều người cũng khuyên ngăn vì cho rằng liệu bỏ về nuôi chim, tối ngày làm bạn với mấy con chim như thế thì có ra cơm cháo gì không?. Tôi thì nghĩ, thành càng tốt, mà thất bại nhiều thì quay lại nghề lái xe cũng chẳng sao. Thế là mặc cho mọi người bàn tán tôi vẫn quyết định bỏ về quê làm chuồng nuôi chim…”, anh Luân nhớ lại.
Đầu năm 2016, anh Luân bỏ ra hơn 100 triệu để mua hơn 20 cặp chim trĩ 7 màu giống chim trĩ thuần chủng bên châu Âu về nuôi thử nghiệm. Dù mới đưa vào nuôi thử nghiệm nhưng đàn chim lại thích nghi và phát triển tốt với khí hậu Việt Nam nên bước đầu mô hình này cho thu nhập rất tốt.
Theo anh Luân, việc nuôi chim trĩ 7 màu dễ dàng như nuôi gà bình thường.
Video đang HOT
Anh Nguyễn Văn Luân cho biết, hiện gia đình anh đang nuôi 2 loại chim trĩ gồm: chim trĩ 7 màu đỏ và chim trĩ 7 màu xanh. Đây đều là giống chim trĩ 7 màu thuần chủng được nhập khẩu tận bên EU về. Đây là 2 loại chim trĩ được giới chuyên môn đánh giá là đẹp nhất thế giới do có màu sắc và bộ lông tuyệt đẹp.
Trung bình mỗi năm gia đình anh Luân xuất bán hơn 70 cặp chim trĩ 7 màu (loại từ 3 tháng cho đến một năm tuổi, với giá trung bình khoảng 5 triệu đồng/cặp) thu về 350 triệu đồng. “Sau khi trừ chi phí, mỗi năm gia đình tôi bỏ túi hơn 200 triệu đồng”, anh Luân tiết lộ.
Cận cảnh một com chim 7 màu đỏ do anh Luân nuôi.
Cũng theo anh Luân, trong 2 loại trĩ bảy màu mà anh nuôi thì loại chim trĩ bảy màu xanh là có giá trị kinh tế cao nhất. Một cặp chim trĩ bảy màu xanh trưởng thành có giá lên đến 12 triệu đồng/ cặp, còn chim trĩ bảy màu đỏ có giá 7 triệu đồng/cặp.
Nhìn chung nuôi chim trĩ bảy màu giống như nuôi gà, thậm chí còn dễ nuôi hơn cả gà do đây là loại chim có nguồn gốc hoang dã có sức đề kháng cao, ít bị bệnh tật.
Chim trĩ 7 màu đỏ có giá bán 7 triệu đồng/cặp, còn chim trĩ 7 màu xanh có giá bán cao hơn là 12 triệu đồng/cặp.
Chim 7 màu mái nuôi một năm là bắt đầu cho trứng, mùa sinh sản của chim trĩ bảy màu là từ tháng ba cho đến hết tháng bảy. Trung bình một con mái trưởng thành có thể đẻ khoảng 18 trứng/mùa, vì số lượng con ít, người sành chơi lại rất ưa chuộng nên giá chim trĩ bảy màu rất cao.
Chim trĩ 7 màu đang được thị trường Việt Nam ưa chuộng.
“Sau hơn 2 năm theo nghiệp nhà nông, bước đầu tôi khá vui khi những thành công ban đầu mang lại, dù thời gian sắp tới còn rất nhiều khó khăn trước mắt. Nhưng tôi cảm thấy rất hài lòng với cuộc sống hiện tại, không phải rong ruổi gập ghềnh trên những cung đường xa như trước, sống một cuộc sống tuy có vất vả nhưng thảnh thơi vui vẻ ở quên nhà.” anh Luân tâm sự.
Mô hình nuôi chim trĩ 7 màu của anh Luân là hướng làm ăn mới, mô hình làm giàu khác người ở địa phương. Thành công bước đầu của anh Luân là một kết quả đáng trân trọng và đây cũng là bài học cho những ai mới khởi nghiệp, biết đi từ những việc nhỏ mô hình mới lạ với quyết tâm cao. Khởi nghiệp nông nghiệp vạn sự khởi đầu nan mới thu được những thành công.
Theo Danviet
Dân phố đổ về tận quê "săn" chim trĩ xanh ăn Tết
Bên cạnh các sản vật quen thuộc ăn Tết, biếu Tết như: gà Đông Tảo, gà chín cựa... dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm nay, nhiều gia đình trên phố còn "rộ" trào lưu đổ về tận làng quê lùng mua "chim tiến Vua" về ăn và làm quà biếu Tết, cầu may mắn trong nhà.
Vào những ngày này, bà Vũ Thị Lành (66 tuổi) ở xã Giao Tiến, huyện Giao Thủy (Nam Định) đang liên tục nhận được các cuộc điện thoại từ khắp nơi, chủ yếu là khác trên thành phố để đặt mua chim trĩ về ăn Tết và làm quà biếu Tết.
Bà Lành cho biết, năm nay thời tiết bất thuận, chim chậm lớn hơn nhưng lại được giá. Gia đình bà hiện đang giữ nuôi khoảng gần 1.000 con chim trĩ xanh các loại cho khách đặt hàng ăn Tết.
Nhờ nuôi chim trĩ tiến Vua bán Tết mà gia đình bà Lành kiếm được hàng trăm triệu.
"Dù còn khoảng hơn 2 tuần nữa mới đến Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, nhưng do số lượng người đặt hàng tăng đột biến nên khả năng tôi sẽ hết hàng vào dịp cận Tết" - bà Lành nói.
Một cặp chim trĩ bánTết gồm một con đực và con cái có giá 1,2 triệu đồng, trọng lượng khoảng gần 3kg. Tính đến thời điểm hiện tại, gia đình bà Lành đã bán được khoảng hơn 150 cặp chim trĩ xanh và số còn lại thì phần lớn đến cận Tết khách hàng mới về bắt.
Chim trĩ xanh được nhiều gia đình lựa chon làm quà biếu và ăn trong dịp Tết Nguyên đán Kỉ Hợi 2019.
Lý giải về chim trĩ xanh đắt khách, bà Lành cho hay, theo quan niệm dân gian, món ăn từ chim trĩ xanh được xếp vào hàng "bát bửu" (tám món ăn quý hiếm, chỉ dành cho vua chúa), đặc biệt tốt khi dùng để bồi bổ sức khỏe cho nam giới. Vì thế, loài chim trĩ xanh này hiện đang rất được ưa chuộng và tìm mua nhiều...
"Do sản phẩm chim trĩ xanh tại trại của tôi được nuôi theo quy trình sạch, khép kín, đáng chú ý là nguồn thức ăn cho chim chủ yếu là lúa, ngô và rau cỏ các loại. Đặc biệt là chim nuôi để bán Tết có thời gian nuôi lâu hơn giúp cho chim có thịt rất thơm, ngon được khách hàng ở các tỉnh lân cận rất ưa chuộng" bà Lành chia sẻ.
Gia đình bà Lành đang ngày đêm chăm sóc đàn chim tiến vua cho các thượng đế ăn và làm quà biếu Tết.
Theo tính toán của bà Lành, trung bình mỗi dịp cuối năm, gia đình bà cung cấp ra thị trường trên dưới 300 cặp chim trĩ xanh với giá 1,2 triệu đồng/cặp.Sau khi trừ hết chi phí gia đình bà Lành sẽ lãi hơn 200 triệu đồng.
Chia sẻ về kỹ thuật nuôi chim trĩ xanh, bà Lành tiết lộ, nuôi chim trĩ xanh dễ như nuôi gà, khó nhất là ở thời điểm mới bóc trứng, người nuôi cần theo dõi sát, chăm sóc kỹ, tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ. Về cách úm chim trĩ, bà Lành cho hay chim trĩ mới nở phải úm dưới nhiệt độ 32 - 35C trong 1 tháng.
Chim trĩ xanh được xếp vào hàng "bát bửu" (tám món ăn quý hiếm, chỉ dành cho vua chúa).
Thức ăn chủ yếu của trĩ trong 2 tháng đầu là cám công nghiệp dành cho gà con, sang tháng thứ 3 cho ăn ngô, thóc, rau xanh. Ngoài ra, do chim trĩ xanh hay đánh nhau và mổ trứng nên mọi người phải đeo kính cho chim trĩ để hạn chế việc chim đánh nhau gây hao hụt và khiến chim chậm lớn, thương tật...
Theo Danviet
Thầy giáo nghèo đổi đời nhờ nuôi chim quý hiếm như nuôi gà Xuất thân trên vùng đất khó khăn do thổ nhưỡng không phì nhiêu, trồng trọt chăn nuôi luôn gặp trở ngại, từ đó thầy giáo Nguyễn Thành Lập, 58 tuổi ngụ ấp 5, xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang đã chọn mô hình nuôi chim trĩ-một trong những loài chim quý hiếm để làm cuộc đổi đời để cải thiện...