Làm giàu khác người: Đem quả bơ đi nấu dầu, hóa ra lại bán chạy
May mắn có người thân chuyên sản xuất tinh dầu, cộng với những kiến thức tìm hiểu qua mạng internet, chị Hồ Thị Thu Thủy (thôn Plei Dư, xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) đã mạnh dạn bắt tay vào nấu tinh dầu bơ. Sau vài lần thử nghiệm thành công, tháng 2-2018, chị quyết định chế biến với số lượng lớn để bán ra thị trường.
Những năm qua, hồ tiêu-loại cây trồng một thời được ví von như “vàng đen”-dần tàn lụi trên mảnh đất Chư Pưh. Nhiều nông dân nơi đây đã chủ động chuyển đổi sang trồng cây ăn quả, trong đó có bơ. Tuy nhiên cũng bởi trồng ồ ạt nên giá bơ chính vụ thường bị đẩy giá xuống thấp, bơ chín hàng loạt để lâu dễ hư hỏng. Trước thực trạng đó, một số hộ dân đã tự tìm hiểu, nghiên cứu chế biến tinh dầu bơ bằng phương pháp thủ công nhằm tận dụng và nâng cao giá trị của quả bơ địa phương.
Chị Thủy đang chiết tinh dầu bơ vào lọ thủy tinh để đóng hộp bán. Ảnh: Hồng Thi
Bơ chín (loại bơ sáp không quá dẻo) được chị Thủy tách bỏ vỏ và hạt, đem xay nhuyễn, nấu 6-8 tiếng trên lửa nhỏ rồi cho vào máy ép lấy tinh dầu. Trong suốt thời gian nấu, chị phải dùng đũa đảo liên tục để bơ nóng đều và không bị cháy. Mỗi mẻ 3-4 kg bơ tươi, chị Thủy thu được tầm 60ml tinh dầu. Sản phẩm đạt chất lượng, theo chị, phải có màu xanh vàng hoặc vàng, thơm mùi bơ tự nhiên, độ sánh đặc vừa phải.
Chị Thủy chia sẻ: “Lúc đầu tôi cũng chỉ giới thiệu cho người quen, dần dần mới buôn bán trên mạng xã hội, đầu tư chai lọ và thiết kế nhãn mác, bao bì. Giá bán cho mỗi lọ 10ml là 80.000 đồng, lọ 20ml là 150.000 đồng. Sản phẩm có rất nhiều công dụng, nhưng chủ yếu dùng để dưỡng da, tóc, môi cho phụ nữ và cả trẻ em vì nó được chế biến hoàn toàn tự nhiên, không dùng bất kỳ loại hóa chất hay chất bảo quản nào”.
Video đang HOT
Sản phẩm được người dân đầu tư bao bì, nhãn mác đẹp mắt. Ảnh: Hồng Thi.
Tiếng lành đồn xa, tinh dầu bơ mang tên Hồ Thu Thủy được khách hàng khắp nơi đặt mua và đánh giá cao về hiệu quả sử dụng. Không chỉ chú trọng vào khách lẻ, chị Thủy còn bỏ sỉ cho khách ở Pleiku, Bình Định, Đồng Nai, Nghệ An và hệ thống Spa ở Bình Dương… với giá dao động từ 35.000-50.000 đồng/chai 10ml tùy theo số lượng. Tính đến thời điểm hiện tại, chị Thủy đã chế biến và bán được khoảng 5 lít tinh dầu bơ, lợi nhuận thu về sau khi trừ chi phí gần 20 triệu đồng. “Sắp đến, tôi sẽ mở rộng mạng lưới phân phối, tìm thêm nguồn sỉ và đầu tư máy ép lớn để chế biến một lần được nhiều tinh dầu hơn”-chị Thủy cho hay.
Khác với chị Thủy, chị Đặng Thị Mai Sương (thôn Hòa Thuận, xã Ia Phang) lại chế biến tinh dầu bơ Nhiên’s House của mình bằng phương pháp khác. Thay vì nấu, chị Sương đem thịt bơ chín phơi hoặc sấy từ 2-3 ngày thật khô rồi cho vào máy ép nhiệt để thu tinh dầu. “Cứ 50kg bơ tươi thu được 2kg bơ khô và ép được 700ml tinh dầu.
Tinh dầu bơ sản xuất bằng cách này sẽ có màu xanh nhạt, trong hơn so với nấu trên lửa. Đặc biệt, vì đã xử lý được độ ẩm nên sản phẩm có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh mà không lo bị đông đặc và thời gian sử dụng được trong vòng năm . Sau 5 tháng, chúng tôi đã bán được 10 lít tinh dầu, chủ yếu bỏ khách sỉ ở TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang, Đak Lak…”-chị Sương phấn khởi nói.
Nhận thấy giá trị của tinh dầu bơ và nhằm hướng tới xây dựng sản phẩm đặc trưng của địa phương, mới đây, UBND huyện Chư Pưh đã có văn bản chỉ đạo các phòng, ban liên quan xây dựng quy trình, hướng dẫn người dân làm thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa của mình.
Theo Hồng Thi (Báo Gia Lai)
Khẩn trương hỗ trợ những nông dân đang trắng tay, ngập nợ vì hồ tiêu chết
UBND huyện Chư Pưh (Gia Lai) vừa có công văn khẩn số 1383/UBND-NL gửi các cơ quan ban ngành, xã thị trấn chỉ đạo về việc khẩn trương kiểm tra, rà soát diện tích hồ tiêu bị ảnh hưởng hạn năm 2016, dịch bệnh chết để có hướng giúp đỡ.
Trong nhiều đợt tiếp xúc cử tri bà con nhân dân nhiều ý kiến cho rằng do nắng hạn xảy ra trong năm 2016 cũng như dịch bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây hồ tiêu chưa xử lý triệt nên khiến nhiều diện tích hồ tiêu bị chết dần. Do đó, người dân không có khả năng trả nợ ngân hàng nên đã đề nghị ngân hàng cần có chính sách khoanh nợ, giảm nợ để dân tái sản xuất nông nghiệp.
Bên cạnh đó, ngày 12/12/2017, Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam Chi nhánh tỉnh Gia Lai có công văn số 1121/NHNoGL-HSX về việc hỗ trợ người dân có diện tích trồng hồ tiêu bị dịch bệnh chết.
Dân nhổ trụ tiêu để bán nhằm "vớt vát" lại vốn
Để có cơ sở đề xuất các ban, ngành của tỉnh, Trung ương có chính sách khoanh nợ, UBND huyện chỉ đạo UBND các xã, thị trấn cần khẩn trương triển khai công tác kiểm tra, rà soát lại toàn bộ các hộ có diện tích trồng tiêu bị ảnh hưởng hạn trong năm 2016, bị dịch bệnh chết, trong đó, cần xác định thêm hộ có vay vốn để trồng tiêu nhưng bị chết.
Các địa phương cần gửi danh sách về UBND huyện qua Phòng NN&PTNT huyện tổng hợp trước ngày 31/12/2017. Phòng NN&PTNT trên cơ sở báo cáo của UBND các xã có trách nhiệm kiểm tra, rà soát, tổng hợp danh sách các hộ có tích trồng tiêu bị dịch bệnh chết trên địa bàn để tham mưu, đề xuất UBND huyện báo cáo và đề xuất các ban, ngành của tỉnh, Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam chi nhánh Gia Lai có cơ chế, chính sách gia hạn, tháo gỡ khó khăn cho người dân khôi phục sản xuất (phải xong trước ngày 5/1/2018). UBND huyện nhấn mạnh, đây là nhiệm vụ rất quan trọng, yêu cầu UBND các xã, thị trấn nghiên túc triển khai, thực hiện.
Văn bản chỉ đạo của UBND huyện Chư Pưh
Trước đó, báo Dân trí đã thông tin, nhiều hộ dân trồng tiêu ở huyện Chư Pưh đã lâm cảnh nợ nần chồng chất khi vườn tiêu chết sạch. Hiện tại, dù không có một nguồn thu nào nhưng hàng tháng, người dân vẫn phải è cổ trả khoảng lãi hàng chục triệu đồng cho món vay tiền tỉ.
Nhiều người vì chịu không nổi áp lực đã tự tử, bỏ nhà tha phương cầu thực, trẻ em có nguy cơ thất học, gây mất an ninh trật tự địa phương...
Theo ông Nguyễn Long Khánh - Phó Phòng NN&PTNT huyện Chư Pưh, toàn huyện có hơn 2.800 ha đất trồng hồ tiêu. Từ năm 2014 đến nay, có hơn 300 ha tiêu ở các xã Ia Blứ, Ia Hla, thị trấn Nhơn Hòa, xã Ia Hrú... bị chết hoàn toàn.
Phạm Hoàng
Theo Dantri
Đi làm rẫy, người đàn ông chết bất thường với vết thương trên đầu Người nhà tổ chức đi tìm kiếm và phát hiện nạn nhân đã chết dưới vực suối sâu 4-5m, trên đầu có vết thương. Sáng 15.9, Công an tỉnh Gia Lai tiến hành khám nghiệm hiện trường và khám nghiệm thi thể người đàn ông chết bất thường khi đi làm rẫy tại xã Ia Le, huyện Chư Pứh, Gia Lai. Nạn nhân...