Làm giàu khác người: Biến loài quả dại thành thứ nước thơm lừng
Bạn mang chai rượu, trên nhãn hiệu ghi dòng chữ “nguyên liệu được lấy từ những trái sim tươi ngon nhất trên dãy Trường Sơn phía tây Thừa Thiên Huế”, rót mời thứ nước sóng sánh tím hồng. Nếm rượu, ngày xuân A Lưới càng thêm nồng nàn…
Nếu bạn là khách du lịch đã dừng chân ngắm những đồi hoa sim nơi mảnh đất điệp trùng rừng núi này, tôi chắc khi nhấp ngụm rượu chế biến bằng những trái ngon nhất từ đồi sim đó, bạn sẽ “say” hơn bởi cảm giác xao xuyến…
Sau chặng hành trình khá dài giữa hai xã biên giới Hồng Vân và Hồng Thủy, tôi vẫn còn ngẩn ngơ bởi vẻ đẹp của con đèo Pê Ke ngập nắng, như dòng suối uốn lượn giữa một bên bạt ngàn lau trắng, bên kia là cánh rừng hùng vĩ.
Anh Hồ Sỹ Trung kiểm tra quá trình ủ sim
Trong xưởng sản xuất, anh Hồ Sỹ Trung, Giám đốc HTX Rượu sim A Lưới đang kiểm tra công nhân chắt “mật” từ mẻ sim ủ đã 6 tháng, trước khi tiến hành những công đoạn cuối, để cho ra lò sản phẩm rượu sim.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện A Lưới nhiều lần trăn trở: Vì sao trái sim ở Phú Quốc không nhiều bằng ta mà họ “ra” được rượu sim Phú Quốc, trong khi A Lưới có những đồi sim bạt ngàn, nguồn nguyên liệu rất dồi dào?.
“ Rượu sim A Lưới còn là mong muốn của những người nặng tình với mảnh đất miền núi biên giới Thừa Thiên Huế; nếu xuất ra được các tỉnh bạn, vào được các chuỗi siêu thị… sẽ góp thêm một “lời mời” để khách du lịch đến khám phá vẻ đẹp, nét văn hóa, ẩm thực độc đáo nơi đây. Chính vì vậy, chúng tôi quyết tâm đặt những viên gạch đầu tiên trên con đường sản xuất và xây dựng thương hiệu rượu sim A Lưới”, anh Hồ Sỹ Trung mở đầu câu chuyện.
Những mùa sim trước, người dân thường lên đồi hái trái chín đưa ra chợ bán hoặc là món quà của lũ trẻ con. Chỉ vậy nên có những đồi sim bị phá bỏ để trồng tràm.
Video đang HOT
Tháng 7- mùa sim mới đây, sau khi nhận đặt hàng của HTX, Hội Nông dân và Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Hồng Thượng phối hợp kêu gọi hội viên và người dân hái sim để thu mua.
HTX mua về 5,5 tấn sim đưa vào sản xuất. Dịp Tết Kỷ Hợi năm 2019, HTX đã cho ra mẻ rượu đầu tiên. Kể từ ngày “ra lò”, 600 chai rượu sim A Lưới được người dân trên địa bàn đón nhận.
“Những người tâm huyết với sản phẩm mới của địa phương uống thử, phản hồi để chúng tôi điều chỉnh vị ngọt, nồng độ phù hợp rộng rãi với thị hiếu của người tiêu dùng.
Biểu tượng, hình ảnh trên nhãn hiệu cũng được đóng góp ý kiến, thể hiện nét đặc trưng của vùng đất A Lưới, để hoàn thiện cả về chất lượng sản phẩm lẫn hình thức mẫu mã, trước khi đưa đến các cơ quan chức năng chứng nhận”, vị giám đốc trẻ chia sẻ.
Nguyên liệu từ 25 ha đồi sim của xã Hồng Thượng và những đồi sim tự nhiên rộng lớn khác tại các xã Hương Phong, A Đớt, Hương Lâm… đủ để HTX sản xuất gối vụ từ tháng 7 mùa sim năm này sang mùa sim tiếp.
Nếu được thị trường các tỉnh khác đón nhận, ngoài việc hái sim trong thiên nhiên, những người có đất sẽ quy hoạch trồng sim, cung cấp nguyên liệu để phát triển một sản phẩm mang rất nhiều giá trị. Bởi nếu bạn là khách du lịch đã dừng chân ngắm những đồi hoa sim nơi mảnh đất điệp trùng rừng núi này, chắc rằng khi nhấp ngụm rượu chế biến bằng những trái ngon nhất từ đồi sim đó, bạn sẽ “say” hơn bởi cảm giác xao xuyến, nồng nàn.
“Địa phương khuyến khích và kỳ vọng vào việc sản xuất phát triển thành công thương hiệu rượu sim A Lưới. Điều đó bảo tồn được cây sim, tạo ra một sản phẩm đặc trưng, góp phần phát triển du lịch A Lưới…”, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện A Lưới nói.
Theo Quỳnh Anh (Báo Thừa Thiên Huế)
Làm giàu khác người: Hotgirl 9X kiếm tiền đô từ thứ cả làng vứt đi
Những chiếc túi xách thời trang hàng hiệu được thiết kế từ chất liệu da thuộc, da simili hay vải luôn là những phụ kiện hấp dẫn và không thể thiếu trong bộ sưu tập thời trang của nhiều chị em.
Với cô nàng hotgirl 9X Trần Thị Ngọc Nhi (SN 1995) ở TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp) thì cây lục bình-thứ cả làng vứt đi mới chính là nguồn cảm xúc mãnh liệt giúp cô gái trẻ có ý tưởng thiết kế ra những bộ sưu tập thời trang mang "hơi thở" thiên nhiên. Cách kiếm tiền này được cho là làm giàu khác người.
Tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính Ngân hàng tại Trường Đại học Đồng Tháp, song Trần Thị Ngọc Nhi không chọn gắn bó với nghề làm nhân viên ngân hàng mà cô lại quay về khởi nghiệp với nghề làm thủ công mỹ nghệ từ cây lục bình.
Ngọc Nhi cho biết, nghề trồng và đan lục bình là nghề gia truyền của gia đình em, nhờ cây lục bình mà chị em của em được ăn học tới nơi tới chốn. Những năm 2011 - 2012, nghề đan lục bình gia công đi vào giai đoạn khó khăn khi các doanh nghiệp (DN) thu mua sản phẩm đan gia công ép giá.
Sản phẩm handmade từ cây lục bình giúp Ngọc Nhi vực dậy công việc trước đây của gia đình
"Thời điểm đó, hàng về không liên tục khiến cho những người thợ đan như gia đình em gặp nhiều khó khăn. Chính thời điểm đó đã thôi thúc em suy nghĩ, tại sao mình cứ làm hàng gia công, nếu có tay nghề mình vẫn có thể làm sản phẩm riêng để bán cho thị trường" - Ngọc Nhi chia sẻ.
Do "sinh sau đẻ muộn" so với những công ty lớn trong nghề làm đồ mỹ nghệ từ cây lục bình nên Ngọc Nhi hiểu rằng, cần phải sáng tạo ra những mẫu sản phẩm mới, phá cách và tiện dụng cho người tiêu dùng sẽ là yếu tố cốt lõi giúp các sản phẩm mới của Nhi trụ vững trên thị trường. Ban đầu, với những kỹ thuật đan được tích lũy từ quá trình sản xuất hàng gia công cho DN, Ngọc Nhi biến tấu và đan thành những chiếc túi đeo thời trang đầu tiên.
Những chiếc túi này có kiểu dáng tương tự như các kiểu túi thời trang hàng hiệu may bằng da thuộc hay da simili, nhưng điểm độc đáo tạo và sự khác biệt những chiếc túi này chính là thứ nguyên liệu hoàn toàn được làm từ cây lục bình.
Mặc dù không có nhiều kinh nghiệm về thiết kế thời trang, nhưng bằng sự quyết tâm và đam mê với nghề đan lục bình, Trần Thị Ngọc Nhi đã mang đến một làn gió mới cho nghề đan lục bình của gia đình mình.
Từ sự độc đáo và tinh tế trong từng sản phẩm, những chiếc túi handmade được làm từ lục bình của Nhi nhanh chóng được các cửa hàng bán hàng handmade để ý tới. Với những thuận lợi bước đầu, Ngọc Nhi tiếp tục tự nghiên cứu và trau dồi thêm các kiến thức về thời trang.
Ngọc Nhi đã nắm bắt kịp thời các xu hướng thời trang mới trong và ngoài nước, để từ đó có những mẫu túi thiết kế phù hợp với thị hiếu của thị trường. Nếu như buổi đầu Ngọc Nhi ra mắt thị trường chỉ vài ba mẫu túi xách thô sơ, thì hiện nay bộ sưu tập túi xách thời trang của Nhi đã tăng lên trên 400 mẫu các loại.
Hiện tại, ngoài việc cung cấp cho thị trường các mẫu túi xách thời trang, Cơ sở thủ công mỹ nghệ Sen Việt (xã Tịnh Thới, TP.Cao Lãnh) của Nhi còn cung cấp cho thị trường nhiều sản phẩm đồ gia dụng phục vụ cho nhu cầu trang trí nội thất, gia dụng như: ghế ngồi, thảm lót sàn, đế lót ly... Ngoài ra, cơ sở còn cung cấp nhiều sản phẩm sang trọng phục vụ cho trang trí nội thất tại các khu resort, khách sạn.
Theo nhận định của bà chủ 9X Ngọc Nhi thì hiện nay nhu cầu sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, có nguồn gốc thiên nhiên đang được thị trường ưa chuộng. Vì vậy, khả năng tăng trưởng của mặt hàng khởi nghiệp này trong tương lai vẫn rất khả quan.
Để xây dựng cho mình kênh bán hàng cũng như lượng khách hàng ổn định, ngoài việc tiếp thị sản phẩm theo cách truyền thống, Ngọc Nhi còn tận dụng các kênh mạng xã hội như: Zalo, Facebook, tham dự các phiên chợ, hội chợ xúc tiến thương mại...
Hiện mỗi tháng, Cơ sở thủ công mỹ nghệ Sen Việt cung cấp cho thị trường trên 5.000 sản phẩm các loại, lợi nhuận khoảng hơn 30 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, đây còn là nơi giúp cho khoảng 20 chị em ở địa phương có việc làm thường xuyên với thu nhập từ 3 - 4,5 triệu đồng/tháng.
Chia sẻ về kinh nghiệm khởi nghiệp của mình, Ngọc Nhi tâm sự: "Để khởi nghiệp thành công thì bản thân người khởi nghiệp phải thật sự đam mê với nghề mình chọn. Khi có đủ đam mê thì cho dù khó khăn thế nào cũng có thể vượt qua. Bên cạnh đó, tri thức cũng là một nền tảng quý giá giúp cho con đường khởi nghiệp được thuận lợi hơn".
Theo Mỹ Lý (Báo Đồng Tháp)
Làm giàu khác người: Nuôi loài cá 4 chân đáng sợ, bán 150 ngàn/ký Nuôi cá sấu hơn 10 năm nay, anh Lê Văn Út, ngụ tại khu vực Phú Thạnh, phường Tân Phú, quận Cái Răng (TP. Cần Thơ) đã gầy dựng nên một trang trại nuôi loài cá 4 chân đáng sợ này khá quy mô với trên 2.500 con cá sấu, thu nhập mỗi năm khoảng 2 tỉ đồng. Trong bối cảnh nghề nuôi...