Làm giàu hơi khó: Bà mẹ gửi ảnh bắt con trai khen mình xinh nếu không muốn “hết cửa” xin tiền
Phàm những người cho rằng “làm giàu không khó” thì hẳn là chưa từng xin tiền mẹ bao giờ…
Khi còn trẻ, còn đi học và chưa tự tay kiếm được tiền thì việc xin “viện trợ” từ bố, mẹ là điều đương nhiên, ai cũng thế cả. Ở chiều ngược lại, việc chu cấp cho con cái lúc chưa trưởng thành cũng được các vị phụ huynh coi là nghĩa vụ của mình, ai chẳng vậy!
Các gói viện trợ dạng này tùy theo điều kiện từng gia đình mà có thể lớn hay nhỏ, trong thời gian dài hay ngắn khác nhau. Nhưng nếu có ai nói “xin tiền bố mẹ tao dễ lắm” thì không, bạn chắc chắn chỉ đang chém gió!
Nếu còn chưa chịu tin thì đây, câu chuyện hài hước vừa được một bạn trẻ chia sẻ lên MXH là minh chứng sắt đá cho điều đó. Nhắn tin xin mẹ 70k để nạp 3G, thanh niên choáng đặc khi bị “bắt” khen ảnh mẹ đẹp nếu không muốn từ nay hết cửa xin tiền!
Có ai thấy mấy tin nhắn kiểu này quen ơi là quen không? (Ảnh Nguyễn Vũ – Phòng Thú Tội Beatvn)
Câu chuyện được chia sẻ qua hình ảnh đoạn chat giữa bạn trẻ này và mẹ mình, bắt đầu bằng tin nhắn theo kiểu vô cùng quen thuộc với tất cả mọi người: “Mẹ ơi cho con 70k tiền thẻ để đăng ký 3G đi!”. Đương nhiên, sau đó bà mẹ đã cào thẻ và gửi cho con mình, thậm chí còn hào phóng “bonus” thêm bức ảnh mới nhất của mình!
Video đang HOT
Xin cái cho ngay lại còn thêm cả bonus…
Chưa dừng lại ở đó, bà mẹ cute này còn tuyên bố thêm một câu khiến cậu con không thể không hoảng hốt: “Khen mẹ đẹp chứ không hôm sau không mua (thẻ) nữa!”. Đọc đến đây, bạn chắc chắn không thể nhịn nổi cười vì sự hài hước, hóm hỉnh và không kém phần lầy lội của bà mẹ này. Và câu trả lời của cậu con trai thế nào chắc không khó để có thể đoán ra.
…nhưng không khen đẹp thì lần sau hết cửa nhé!
Câu chuyện hài hước và thú vị sau khi được chia sẻ lên MXH đã lập tức gây chú ý và khiến cư dân mạng vô cùng thích thú với những tràng cười thoải mái, qua đó nhận về hàng nghìn lượt like chỉ trong một thời gian ngắn. Đấy, “làm giàu” thì kiểu gì cũng phải hơi khó một chút, phàm những ai cho rằng “làm giàu không khó” thì hẳn là chưa từng xin tiền mẹ bao giờ!
“Mẹ bạn này đáng yêu quá. Mình mà là bạn chắc ăn xong chỉ có nhắn tin khen mẹ thôi. Ấm no cả đời!’‘ – Facebook Hoang Tuan hóm hỉnh bình luận.
“Xin tiền bố mẹ quả thực chưa bao giờ dễ dàng. Hồi còn đi học, mỗi lần xin dù chỉ vài nghìn đồng cũng bị tra khảo nguyên nửa ngày: “Mày dùng tiền làm gì”. Ngày ấy đôi khi dỗi chẳng lấy tiền nữa luôn. Lớn lên mới hiểu, bố mẹ kiếm tiền nuôi mình chẳng hề dễ nên chuyện xin tiền bố mẹ đương nhiên khó.” – Facebook Phuong Pham thêm vào.
Theo Trí thức trẻ
Thơm ngào ngạt, quả sai lúc lỉu: Dân Thủ đô thu "vàng" từ trái vàng
Những năm gần đây, người tiêu dùng Thủ đô đã biết thêm một giống bưởi đặc sản, quả to, có vị ngọt, ngon là giống bưởi đường Quế Dương. Giống bưởi quý này hiện đã được người dân ở xã Cát Quế, huyện Hoài Đức, Hà Nội nhân rộng để phát triển theo hướng hàng hóa.
Những triệu phú trồng bưởi
Anh Nguyễn Duy Hà (ở đội 7, Cát Quế) là một trong những gia đình làm giàu từ trồng bưởi Quế Dương. Đang mùa bưởi chín, khu vườn nhà anh Hà thơm ngào ngạt, cành la cành bổng quả sai lúc lỉu, vàng óng. Anh Hà phấn khởi nói: "Bưởi đường chín sớm trồng khoảng 4 năm là ra quả, cây cho quả ngon nhất từ 7 tuổi trở đi. Cây trưởng thành có thể cho 200-400 quả/cây. Tuổi thọ cây bưởi từ 30-40 năm. Quả to có trọng lượng từ 0,8-1,2kg/quả; quả nhỏ nặng từ 0,5-0,6kg. Vỏ bưởi mỏng, sọ to, vị bưởi ngọt, thanh mát được các shop bán hoa quả an toàn ở Hà Nội rất ưa chuộng. Mỗi năm nhà tôi thu hái khoảng 1.000-2.000 quả bưởi đường chín sớm. Những quả to hái đến đâu các cửa hàng "ôm" hết đến đấy với giá 60.000 đồng/quả".
Từ trồng giống bưởi đường Quế Dương, anh Nguyễn Duy Hà đã có thu nhập cao. Ảnh: Trần Dũng
"Hội Sản xuất và kinh doanh bưởi đường Quế Dương xã Cát Quế cũng khuyến khích người dân trồng bưởi theo quy trình VietGAP và tiến tới xin cấp chứng nhận bảo hộ, chỉ dẫn địa lý, qua đó vừa khẳng định thương hiệu bưởi đường Quế Dương, vừa nâng cao giá trị kinh tế từ trồng bưởi", ô ng Nguyễn Như Hảo - Chủ tịch Hội Sản xuất và kinh doanh bưởi đường Quế Dương, xã Cát Quế.
Đặc biệt, giống bưởi này thuộc loại chín sớm, có thể thu hoạch từ rằm tháng Tám, sớm hơn bưởi Diễn khoảng 2-3 tháng. Ngoài ra, bưởi Quế Dương còn có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, nên quả an toàn và sạch. Quả khi chín hái xuống có thể để lâu mà không bị thối. Ở xã Cát Quế, rất nhiều gia đình đã thành triệu phú nhờ trồng bưởi. Cùng với anh Hà thì vườn bưởi của các ông Nguyễn Văn Mười, Nguyễn Duy Hiển, Nguyễn Duy Chung, Nguyễn Danh Đỉnh... là những vườn bưởi ngon có tiếng. Đều được trồng từ 15-20 năm nên cứ giáp tết là khách hàng về đặt mua cả vườn.
Ông Nguyễn Văn Mười - chủ vườn bưởi 15 năm tuổi ở đội 7, xã Cát Quế cho biết: Muốn bưởi ngon, điều quan trọng nhất là chọn được cây giống đầu dòng, kết hợp với áp dụng đúng kỹ thuật chăm sóc phù hợp.
Cụ thể, ở thời kỳ ra hoa, tiến hành phun phân bón lá, kích thích đậu quả, đến tháng 5 thì bao quả để hạn chế sâu bệnh và chống rám nắng, ruồi châm... Đối với những cây bưởi phát triển xanh tốt, khoảng tháng 11 phải khoanh vỏ để hãm cây, hạn chế ra lộc và hoa trái vụ. Khi thu quả xong phải cắt tỉa cành sâu, vệ sinh gốc bưởi, sau đó bón thúc bằng phân vi sinh tổng hợp để cây bưởi nhanh hồi phục, phát triển mạnh.
Nhờ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật nên vườn bưởi nhà ông Mười cho thu hoạch ổn định 10 năm nay. Với 80 gốc bưởi (khoảng 2,5 sào), gia đình ông thu hoạch được 4.500 quả, giá bán buôn tại vườn là 38.000 đồng/quả, trừ chi phí lãi 160 triệu đồng. Tương tự, hộ gia đình ông Nguyễn Duy Chung trồng 3 sào, hằng năm lãi 130-170 triệu đồng; gia đình ông Nguyễn Danh Đỉnh trồng gần một sào lãi 60 triệu đồng...
Xây dựng thương hiệu "Bưởi đường Quế Dương"
Ông Nguyễn Như Hảo - Chủ tịch Hội Sản xuất và kinh doanh bưởi đường Quế Dương, xã Cát Quế cho biết: Từ nhiều năm trước, người dân xã Cát Quế đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lúa, ngô, khoai sang trồng bưởi Diễn, bưởi đường... cho giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần.
"Hầu như các hộ dân trong xã đều trồng bưởi. Thông thường, mỗi nhà đều trồng một vài cây để lấy quả. Trong đó có nhiều cây trên 20 năm tuổi vẫn cho thu hoạch đều. Hiện đất nông nghiệp của xã đang trồng cây ăn quả chủ yếu với các giống bưởi đường Quế Dương, bưởi Diễn, cam Canh"- ông Hảo thông tin.
Theo ông Hảo, từ khi xã tiếp nhận dự án "Bảo tồn và phát triển nguồn gen bưởi chín sớm vùng lũ sông Đáy huyện Hoài Đức" của Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam khiến bưởi Quế Dương như được tiếp thêm sinh khí mới.
Theo đó, các nhà nghiên cứu đã lập vườn ươm, tiến hành nhân giống bằng các phương pháp tiên tiến, hiện đại như Invitro, cấy ghép đỉnh sinh trưởng để tạo ra nguồn giống hoàn toàn sạch bệnh, khỏe mạnh mà vẫn giữ được các đặc tính ưu việt của giống bưởi đường Quế Dương. Đồng thời người trồng bưởi đường Quế Dương cũng được tập huấn, chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái, bảo quản theo quy trình công nghệ tiên tiến.
Đặc biệt, từ năm 2014 giống bưởi đường Quế Dương đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN) cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể nên giá trị hàng hóa đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, theo ông Hảo, hiện nay diện tích trồng cây ăn quả ở Cát Quế còn nhỏ, lẻ, phân tán; hộ nhiều cũng chỉ khoảng 10 sào, hộ ít 1-2 sào.
Theo Danviet