Làm giàu “2 trong 1″: Trên nuôi vịt, dưới nuôi cá, rủng rỉnh tiền tiêu
Mỗi năm mô hình “hai trong một” – nuôi vịt kết hợp với thả cá trên cùng một diện tích ao của gia đình chị Dương Thị Thuận, ở đội 15, xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên cho thu nhập từ 300 triệu đồng trở lên. Mỗi lứa chị Thuận nuôi vài nghìn con vịt mà vẫn không đủ bán, thương hiệu “vịt sạch” của chị Thuận nổi tiếng ở Điện Biên.
Mô hình nuôi vịt, thả cá trên cùng diện tích ao được chị Thuận phát triển 3 năm trở lại đây đã cho thu nhập cao. Với cách làm hay, trên nuôi vịt, dưới nuôi cá, mỗi sáng dậy chị Thuận có ngay một khoản thu từ bán trứng vịt.
Đến thăm nhà chị Thuận, chúng tôi ngạc nhiên, căn nhà 2 tầng hướng ra mô hình chăn nuôi vịt sinh sản, kết hợp thả cá, trông đơn giản mà cho hiệu quả cao. Chỉ với diện tích 2 sào ao, chị Thuận kết hợp nuôi vịt và thả các loại cá như, trắm, trôi, mè, chép. Khu chuồng vịt thiết kế rất đơn giản bằng những tre thoáng mát, xung quanh đổ bê tông để nuôi 2.000 con vịt bầu lai super. Mỗi ngày “đều như vắt chanh” chị Thuận khai thác khoảng 1.700 quả trứng và xuất bán hàng yến thịt vịt cho tiểu thương. Với giá bán lẻ trên thị trường chị Thuận cũng lãi gần 3 triệu đồng/ngày từ tiền bán trứng vịt.
Mỗi ngày đàn vịt bầu lai super của chị Thuận đẻ được 1.700 quả trứng, bán giá 3.500/quả, trừ chi phí chị Thuận có thu nhập gần 3 triệu đồng/ngày
Theo chị Thuận chia sẻ: “Nuôi vịt trong ao cần có tý “mẹo” trong tay thì cực nhàn, mất rất ít công chăm sóc nhiều mà chi phí đầu vào không cao. Người chăn nuôi chỉ cần đầu tư thức ăn cho vịt đẻ, còn cá có thể tận dụng thức ăn dư thừa và phân thải từ vịt, ngoài ra lấy thêm thức ăn tự nhiên là cỏ và lá sắn”.
Còn cái “mẹo” chị Thuận nói đến trong nuôi vịt chính là việc lựa chọn con giống. Theo chị Thuận thì khâu chọn giống rất quan trọng, tìm được giống tốt, chăn nuôi rất hiệu quả, ít dịch bệnh. Kinh nghiệm hơn mười năm nuôi vịt đẻ của chị Thuận cho thấy, chỉ chọn những con vịt “không hở rốn” tức nhìn dáng nhanh nhẹn, trường con, lông đẹp, mắt linh hoạt… Sau là đến lựa chọn hãng thức ăn, chất lượng hoặc tự chế biến bổ sung thêm các chất cho vịt theo từng mùa trong năm.
Video đang HOT
Mô hình “kép” nuôi vịt kết hợp thả cá trên cùng diện tích ao giúp gia đình chị Thuận giảm đáng kể chi phí thức ăn cho cá, môi trường sạch sẽ
“Trong vòng từ 3 – 15 ngày vịt giống cần được tiêm phòng đầy đủ vắc-xin, gồm 2 mũi H5N1, và mũi tụ huyết trùng. Xung quanh khu vực chuống trại, định kỳ 3-4 tháng một lần sử dụng thuốc khử trùng, vôi bột diệt khuẩn. Nuôi vịt cốt phòng là chính, chứ một khi để dịch cúm lây lan thì rất khó chữa.” – chị Thuận chia sẻ.
Với 2 sào ao, lúc nào chị thuận cũng duy trì mật độ 2.000 con vịt. Thực hiện nuôi gối đàn, từ khi vịt được khoảng 4 tháng bắt đầu đẻ trứng, 6 tháng chất lượng trứng ổn định và sau hơn 1 năm thì sẽ chọn lọc thay lứa vịt đẻ khác. Sản phẩm trứng và vịt thịt của gia đình không phải mang đi đâu bán mà thương lái ở các chợ khu vực thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên đến tận nhà thu mua, đến đâu bán róc đến đó. 2 năm gầy đây, sản phẩm gần như đã thành thương hiệu, số trứng và vịt không đủ bán cho các lái buôn – chị Thuận cho hay.
Nhiều năm chị Thuận chọn nuôi giống vịt bầu lai super, tiêm phòng đầy đủ, đàn vịt luôn khỏe mạnh, ích dịch bệnh
“Mô hình “hai trong một” – nuôi vịt bên trên cá ở dưới thật ra rất thảnh thơi không vất vả như nuôi những con khác. Ao nuôi thường xuyên có nước ra, vào vì thế môi trường nước rất sạch, giúp vịt khỏe, cá lớn nhanh, cuối năm gạn ao bán cá, còn có thêm khoản thu kha khá để mở rộng làm ăn” chị Thuận tâm sự.
Chia sẻ về dự định trong tương lai, chị Thuận cho hay, sẽ thuê thêm diện tích ao bên cạnh mở rộng quy mô, đầu tư máy ấp trứng, tạo sản phẩm đa dạng cho thị trường. Ngoài vịt thịt, trứng chay sẽ cung cấp thêm cả trứng lộn, đồng thời sản xuất tại chỗ con giống. Làm được mô hình chuỗi khép khín như vậy giống và sản phẩm vật nuôi đảm bảo, tạo được uy tín thì không phải lo nghĩ hàng không có chỗ tiêu thụ
Theo Danviet
Điện Biên: Tiếp tục lùi thời gian đóng cửa bãi rác Noong Bua
Hiện nay, bãi rác Noong Bua, TP. Điện Biên Phủ đang rơi vào tình trạng quá tải, gây ô nhiễm nghiêm trọng. Năm 2016, Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND tỉnh Điện Biên cho phép lùi thời gian đóng cửa bãi rác Noong Bua đến năm 2018, trong lúc Nhà máy xử lý rác thải tại xã Pom Lót, huyện Điện Biên thi công.
Nhưng do Nhà máy xử lý rác thải Điện Biên bị chậm tiến độ nên bãi rác Noong Bua vẫn phải tiếp nhận rác thải từ thành phố và bãi rác này chưa thể đóng cửa trong nay mai.
Theo phản ánh của người dân, gần 20 năm qua, toàn bộ rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, hữu cơ và vô cơ đều của thành phố Điện Biên Phủ được tập kết tại bãi rác này, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của người dân. Hiện nay, bãi rác này đã bị quá tải, UBND TP. Điện Biên Phủ và Sở Tài nguyên và Môi trường, tỉnh Điện Biên đã đề ra một số giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng từ bãi rác thải Noong Bua bằng cách đóng cửa bãi rác Noong Bua và xây dựng Nhà máy xử lý rác thải tại xã Pom Lót, huyện Điện Biên.
Bãi rác Noong Bua TP. Điện Biên Phủ hiện đang quá tải
Dự án Nhà máy xử lý rác thải Điện Biên được đầu tư, xây dựng với tổng số vốn gần 70 tỷ đồng, xây dựng trên diện tích 10,5ha đất tại địa phận xã Pom Lót, huyện Điện Biên. Dự án này do Công ty Cổ phần Môi trường đô thị và Xây dựng Điện Biên làm chủ đầu tư. Dự án được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 (2017 - 2018) với tổng vốn đầu tư gần 38 tỷ đồng; giai đoạn 2 (2020 - 2025) với tổng vốn đầu tư trên 31 tỷ đồng.
Dự án gồm các hạng mục: Xây dựng khu xử lý và tiêu hủy rác thải sinh hoạt, công nghiệp; xây dựng khu xử lý và tái sử dụng; chế biến bùn bể phốt, bùn thải; khu chôn lấp chất thải; hệ thống xử lí nước rỉ rác; nhà phân loại và lắp đặt lò đốt rác sinh hoạt, rác công nghiệp; xây dựng bể lắng chứa bùn; xây dựng nhà bảo vệ kết hợp điều hành; đường giao thông nội bộ; hệ thống thu gom và thoát nước mưa; hệ thống trạm điện và đường dây truyền tải điện; hệ thống trạm xử lý, cấp nước sinh hoạt và một số hạng mục phụ trợ khác.
Đây được coi là một trong những Nhà máy xử lý rác thải hiện đại. Công suất thiết kế làm 3 khu xử lý riêng cho từng loại rác thải. Đặc biệt là khu tiêu hủy rác thải sinh hoạt, công suất 120 tấn/ngày đêm, khu xử lý rác thải công nghiệp, công suất 20 tấn/ngày đêm và khu xử lý, tái sử dụng, chế biến bùn bể phốt, bùn thải, công suất 15m3/ngày đêm; áp dụng công nghệ xử lý tiên tiến, công nghệ nhiệt lưu đa điểm đốt, cháy khuếch tán kết hợp cưỡng bức khí tự nhiên và phản ứng nhiệt lưu, không cần sử dụng nhiên liệu (xăng, dầu, điện) hay chất phụ gia để bổ sung quá trình cháy.
Sau khi Nhà máy này đi vào vận hành và bắt đầu tiếp nhận rác, xử lý rác tại bãi Púng Min, xã Pom Lót, huyện Điện Biên. Đồng thời dừng tiếp nhận rác bãi rác Noong Bua, TP. Điện Biên Phủ thì bãi rác Noong Bua sẽ thôi không tiếp nhận rác thải của cả khu vực lòng chảo Điện Biên. Tuy nhiên đến nay, Công ty CP Môi trường đô thị và Xây dựng Điện Biên mới hoàn tất xong các thu tục đầu tư. Đơn vị này dự kiến khởi công xây dựng nhà máy vào tháng 11/2018 và đến tháng 6/2019 sẽ hoàn thành giai đoạn I.
Nước rỉ rác từ bãi rác Noong Bua đen ngòm, hôi thối
Ông Trần Quốc Hùng, Giám đốc Cty CP Môi trường đô thị và Xây dựng Điện Biên, cho biết: Giai đoạn I sau khi giải phóng xong mặt bằng chúng tôi sẽ xây dựng ô chôn lấp số 1 với dung tích 116.319m3 và hệ thống xử lý nước rỉ rác; nhà phân loại rác; lắp đặt 1 lò đốt rác thải sinh hoạt với công suất 60 tấn/ ngày; 1 lò đốt rác thải công nghiệp công suất 10 - 12 tấn/ ngày; xây dựng bể xử lý bùn bể phốt; bùn thải và khu nhà ủ, chế biến phân vi sinh; nhà điều hành; nhà bảo vệ; trạm cân và nhà ở cho cán bộ nhân viên; hệ thống xử lý nước cấp; hệ thống thoát nước; hệ thống giao thông nội bộ; hệ thống đường điện nội bộ và lắp đặt trang thiết bị, máy móc theo dây chuyền công nghệ. Có thể nói, sau khi chúng tôi đầu tư xong giai đoạn I Nhà máy xử lý rác thải Điện Biên có thể xử lý được toàn bộ rác thải của thành phố và đóng cửa được bãi rác Noong Bua.
Ngày 17/9/2018, Sở Tài nguyên và Môi trường, tỉnh Điện Biên, báo cáo UBND tỉnh Điện Biên tiến độ triển khai thực hiện Dự án Nhà máy xử lý rác thải Điện Biên; Báo cáo số 210/BC-STNMT. Tại báo cáo này Sở Tài nguyên và Môi trường, tỉnh Điện Biên nêu rõ lý do và nguyên nhân chậm tiến độ triển khai Dự án Nhà máy xử lý rác thải Điện Biên. Đồng thời kiến nghị điều chỉnh thời gian tiếp nhận rác thải tại bãi rác Noong Bua, xã Tà Lèng, TP. Điện Biên Phủ từ ngày 01/1/2018 đến 30/6/2019.
Trần Hương
Theo baotainguyenmoitruong
Mưa ập đến lúc nửa đêm, TP Điện Biên Phủ "chìm nghỉm" trong nước Mưa lớn kéo dài trong đêm 30-8 đến rạng sáng 31-8 nhiều khu dân cư ở phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) bị ngập lụt nặng, cuộc sống sinh hoạt của người dân nơi đây bị đảo lộn, giao thông ách tắc. Tại các tổ dân phố 24, 25 phường Mường Thanh, nước ngập hầu hết các tuyến...