Làm giả hồ sơ bệnh án tâm thần: Bao che tội phạm, vi phạm đạo đức
Hành vi của các đối tượng phạm tội trong vụ án này không những vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp mà còn góp phần bao che, tiếp tay, tạo điều kiện để các đối tượng hoạt động phạm tội công khai, lộng hành, nhưng vẫn trốn tránh được việc xử lý của các cơ quan thực thi pháp luật, gây khó khăn cho công tác điều tra, truy tố, xét xử, nguy hại cho xã hội, bức xúc trong dư luận xã hội.
Liên quan tới sự việc Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội phát hiện triệt phá một đường dây làm hồ sơ “ bệnh án tâm thần” cho một số đối tượng phạm pháp nhằm trốn tránh việc xử lý của các cơ quan bảo vệ pháp luật, chiều tối 10-8, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến đã chủ trì cuộc họp khẩn với lãnh đạo các Cục, Vụ, đơn vị thuộc Bộ và một số Bệnh viện Tâm thần trên địa bàn Hà Nội.
Tại cuộc họp, đại diện Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 cho biết, ngày 12-6, bệnh viện nhận Thông báo số 53 và 54 của Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội về việc khởi tố, bắt bị can tạm giam phục vụ điều tra với 2 viên chức của bệnh viện này là: BSCK II Thân Thái Phong (Phó Trưởng Khoa tâm thần người cao tuổi) và ông Nguyễn Tuấn Sơn (Kỹ thuật viên trưởng Khoa Dinh dưỡng).
Trong đó, ông Sơn có trách nhiệm phân công công việc hàng ngày tại Khoa Dinh dưỡng.
Đại diện Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 cũng cho biết, sau khi nhận được thông báo 1 ngày, bệnh viện đã có quyết định tạm hoãn hợp đồng làm việc 3 tháng đối với ông Sơn và ông Phong.
Ngoài ra, ngày 26-7 vừa qua, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 nhận được công văn của Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội về việc cung cấp thông tin, tài liệu kiểm tra lại 94 hồ sơ của bệnh nhân đã điều trị tại bệnh viện.
Sau khi nhận được công văn, bệnh viện đã kiểm tra kỹ số lượng hồ sơ bệnh án yêu cầu, và cung cấp thông tin cho Công an TP Hà Nội và bệnh viện cũng đang phối hợp với Công an TP Hà Nội rà soát lại 94 hồ sơ bệnh án để xem có bệnh án giả mạo hay không.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến chủ trì cuộc họp về vụ việc làm giả hồ sơ bệnh án tâm thần cho tội phạm
Video đang HOT
Kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến khẳng định, quan điểm của Bộ Y tế là xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thực thi nhiệm vụ để vi phạm pháp luật. Đề nghị các cơ quan tư pháp xử lý đúng người đúng tội, không bỏ lọt tội phạm, tránh oan sai.
Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến cũng nêu rõ, công tác giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần là một trong những hoạt động bổ trợ tư pháp, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và không thể thiếu trong bất kỳ nền tư pháp nào.
Kết luận giám định pháp y, pháp y tâm thần được pháp luật quy định là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án. Kết luận giám định đúng đắn giúp cho việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án được chính xác, khách quan, đúng pháp luật, góp phần quan trọng vào công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, không để lọt tội phạm, không để oan người vô tội, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Về phía Công an TP Hà Nội cho biết, ngay sau khi phát hiện tình trạng đối tượng hình sự sau khi thực hiện hành vi phạm tội đã cung cấp cho Cơ quan điều tra bệnh án tâm thần do một số bệnh viện tâm thần trên địa bàn thành phố cấp, lãnh đạo Công an TP Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị chức năng lập chuyên án, tổ chức rà soát, xác minh các trường hợp có biểu hiện nghi vấn đã và đang thực hiện hành vi chạy bệnh án tâm thần để điều tra, làm rõ.
Sau gần 1 năm điều tra tới thời điểm này, căn cứ tài liệu thu thập, cơ quan chức năng phát hiện có 78 hồ sơ bệnh án tâm thần được làm giả. Trong số này có 41 hồ sơ mang tên các đối tượng giang hồ.
Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 cán bộ, nhân viên y tế có liên quan để tiếp tục điều tra làm rõ vụ án.
Công an TP Hà Nội cũng đánh giá hành vi của các đối tượng phạm tội trong vụ án này không những vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp mà còn góp phần bao che, tiếp tay, tạo điều kiện để các đối tượng hoạt động phạm tội công khai, lộng hành, nhưng vẫn trốn tránh được việc xử lý của các cơ quan thực thi pháp luật, gây khó khăn cho công tác điều tra, truy tố, xét xử, nguy hại cho xã hội, bức xúc trong dư luận xã hội.
Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 có 2 cán bộ y tế bị bắt vì liên quan tới làm giả hồ sơ bệnh án tâm thần cho tội phạm
Trước sự việc nghiêm trọng này, Công an TP Hà Nội sẽ báo cáo Bộ Công an đề xuất kiến nghị với Trung ương chỉ đạo Bộ Y tế có giải pháp kiểm tra, chấn chỉnh công tác quản lý, xem xét quy trình cung cấp bệnh án tâm thần. Đề nghị các y, bác sĩ, nhân viên các bệnh viện tâm thần nêu cao y đức, không tiếp tay, bao che cho các hành vi vi phạm pháp luật.
Cơ quan công an cũng đề nghị nhân dân tích cực phát hiện, chủ động phản ánh, cung cấp thông tin cho công an về các trường hợp nghi ngờ các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật có bệnh án tâm thần giả để trốn tránh trách nhiệm hình sự.
Bộ Y tế yêu cầu các bác sĩ, giám định viên pháp y, pháp y tâm thần phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, bản lĩnh chính trị vững vàng trước công việc hàng ngày, trước mỗi ca giám định, không để vật chất hoặc các mối quan hệ cá nhân làm ảnh hưởng đến kết luận giám định. Những trường hợp khó kết luận, cần tổ chức hội chẩn để đưa ra kết luận đúng đắn, chính xác.
Đồng thời, Bộ Y tế cũng yêu cầu các cục, vụ, đơn vị liên quan, các bệnh viện chuyên ngành Tâm thần rà soát quy trình, thủ tục chuyên môn liên quan đến chẩn đoán, giám định bệnh án tâm thần.
KHÁNH NGUYỄN
Theo sggp
Vụ trao nhầm con suốt 6 năm ở Ba Vì: Hai nữ hộ sinh nói gì?
Liên quan đến vụ việc 2 bé trai bị trao nhầm ở Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì (Hà Nội), 2 nữ hộ sinh trong ca trực 6 năm trước đã lên tiếng
Nữ hộ sinh Đức (trái) và Mai trả lời phỏng vấn. Ảnh: Phạm Nhung
Câu chuyện về việc Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì trao nhầm con cho gia đình là anh Phùng Giang Sơn (28 tuổi, trú ở thị trấn Tây Đằng, Ba Vì) và chị Vũ Thị Hương (35 tuổi, trú ở xã Phú Sơn, cùng huyện Ba Vì) vào ngày 1/11/2012 gây xôn xao dư luận những ngày qua.
Theo hồ sơ lưu trữ tại bệnh viện, Cháu Phùng Thanh H. mà trao cho vợ chồng anh Sơn chăm sóc khi sinh nặng 3,1kg. Cháu Đoàn Nhật M. đang ở cùng chị Hương nặng 3,8kg lúc chào đời. Cả 2 bé cùng sinh vào buổi sáng 1/11/2012 tại khoa Sản, cách nhau 20 phút.
Hồ sơ bệnh án khi sinh của 2 sản phụ bị trao nhầm con.
Hai nữ hộ sinh trong ca trực sáng hôm đó là y sĩ Nguyễn Thị Thanh Mai và Nguyễn Thị Đức. Trao đổi với phóng viên, 2 chị cho biết không bao giờ nghĩ đến chuyện xảy ra việc trao nhầm con cho 2 gia đình như vậy.
Do thời gian xảy ra quá lâu cộng với ngày ấy chưa nhận diện sản phụ và bé sơ sinh bằng mã số đeo tay như bây giờ nên không thể nhớ được sự nhầm lẫn đó xuất phát từ đâu.
"Chúng tôi xin nhận trách nhiệm về việc này và xin lỗi tới gia đình 2 cháu", chị Đức nói. Được biết chỉ còn vài tuần nữa là cả 2 nữ hộ sinh đến tuổi nghỉ hưu.
Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Ba Vì, đây là sai sót hy hữu, nghiêm trọng nhất từng xảy ra tại bệnh viện trong hàng chục năm qua. Những cán bộ trong kíp trực ngày hôm đó đã bị xử lý kỷ luật, không cho tham gia công tác chuyên môn như trực, đỡ trẻ, tắm bé mà làm hành chính.
"Bệnh viện đã xin lỗi gia đình và nhận trách nhiệm để xảy ra sai sót này; đã chi trả toàn bộ chi phí đi lại, xét nghiệm ADN... Cụ thể mức bồi thường tổn hại về tinh thần và vật chất như thế nào, phía Bệnh viện sẽ chờ phán quyết của tòa án, do gia đình anh Sơn đã gửi đơn kiện đến Tòa án nhân dân huyện Ba Vì", ông Hùng nói và cho biết bệnh viện không có tiền nếu 2 gia đình đòi bồi thường quá nhiều. Bản thân cán bộ y tế làm sai cũng không thể bồi thường được với mức lương mỗi tháng chỉ 4 triệu đồng.
Theo Danviet
Bộ Y tế lên tiếng vụ Bệnh viện Ba Vì trao nhầm con suốt 6 năm Thứ trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Viết Tiến cho biết, với một số trường hợp đã trao nhầm con trước đây thì không có bồi thường. BV Đa khoa huyện Ba Vì, nơi xảy ra sự việc trao nhầm con. Liên quan đến vụ việc 2 bé trai bị trao nhầm ở Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì (Hà Nội) gây xôn...