Làm gì với 12 tỉ USD kiều hối/năm?
Việt Nam cần có chính sách toàn diện hơn để hướng dòng kiều hối trên 12 tỉ USD/năm chảy vào sản xuất – kinh doanh bởi đây là nguồn lực quan trọng cho đất nước.
Ngày 29-9, tại Hà Nội, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân (KTQD) phối hợp với Hiệp hội Các nhà đầu tư nước ngoài (VAFIE) tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Mối quan hệ giữa kiều hối và hoạt động đầu tư tại Việt Nam”.
Chiếm 6%-7% GDP
PGS-TS Trần Thị Vân Hoa, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH KTQD, cho biết năm 2015, lượng kiều hối chuyển về nước đạt 12, 25 tỉ USD, được xếp vào tốp 10 nước thu hút kiều hối hàng đầu thế giới và chỉ đứng thứ 2 khu vực Đông Á, sau Philippines. Từ năm 2013 đến nay, tổng lượng kiều hối chuyển về nước chiếm từ 6%-7% GDP, gần bằng mức thực hiện của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) vào Việt Nam và cao gấp hơn 2 lần so với mức giải ngân vốn phát triển không hoàn lại (ODA).
Việt Nam là một trong những quốc gia nhận kiều hối lớn nhất thế giới. Ảnh: TẤN THẠNH
Video đang HOT
PGS-TS Phạm Văn Hùng, Trưởng Khoa Đầu tư Trường ĐH KTQD, phân tích trong tổng số kiều hối nói trên, 80% là của Việt kiều (những người di cư ở giai đoạn năm 1973 đến sau 1975) và 7% do người lao động đi làm việc ở nước ngoài gửi về gia đình. Theo ông Hùng, tỉ lệ kiều hối chuyển về từ xuất khẩu lao động là không cao vì Việt Nam đang ở thời kỳ cơ cấu dân số vàng, trung bình mỗi năm tăng thêm khoảng 100.000 người đi xuất khẩu lao động nhưng chưa tận dụng được lợi thế. Ngoài ra, nhóm phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài có số kiều hối gửi về không đáng kể.
Xét về cơ cấu, kiều hối từ Mỹ chiếm tới 7 tỉ USD và TP HCM là địa phương đón dòng kiều hối cao nhất, khoảng 45%-55% tổng kiều hối của cả nước.
Nắn dòng vào sản xuất
Ngân hàng Thế giới đánh giá Việt Nam là nước nhận kiều hối lớn nhưng sử dụng chưa hiệu quả vì hơn 50% kiều hối chuyển về được chi vào tiêu dùng; một phần để trả nợ ngân hàng, gửi tiết kiệm trong khi phần dành cho đầu tư sản xuất – kinh doanh không nhiều.
Trong khi đó, nghiên cứu của Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) cho thấy kiều hối đầu tư vào sản xuất kinh doanh trồi sụt lớn trong các giai đoạn khác nhau. Cụ thể, từ năm 2010-2013 chiếm 27%-30%, năm 2014 chỉ còn 16% và đến năm 2015 tăng vọt lên 70,6%. TS Nguyễn Kim Chung, Phó Viện trưởng CIEM, nhận định sự biến động này là do ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế. Khi kinh tế khó khăn, người có tiền không muốn đầu tư vào sản xuất – kinh doanh mà trú ẩn ở tiết kiệm, đầu tư bất động sản… Số liệu của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại TP HCM cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của CIEM. Cụ thể, 70,8% kiều hối ở TPHCM chuyển vào sản xuất – kinh doanh, khoảng 21% đổ vào bất động sản và 7% là để hỗ trợ thân nhân, gia đình.
Theo thống kê, tính đến cuối năm 2015, cả nước đã có 52 tỉnh, thành có dự án đầu tư từ kiều hối với số lượng 2.000 dự án, quy mô vốn 8,6 tỉ USD. Điều này cho thấy kênh đầu tư vào sản xuất – kinh doanh rõ ràng đã “sáng” hơn trong năm 2015 và đây là tín hiệu tốt vì chỉ khi hướng được kiều hối vào lĩnh vực này sẽ đóng góp cho phát triển kinh tế – xã hội đất nước nhiều hơn.
GS-TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch VAFIE, cho rằng Việt Nam cần có chính sách toàn diện hơn để hướng dòng kiều hối chảy vào sản xuất – kinh doanh bởi đây là nguồn lực quan trọng cho đất nước trong bối cảnh vốn FDI bước vào thời kỳ ổn định và vốn ODA giảm dần ưu đãi nên Việt Nam buộc phải giảm vay để bảo đảm nợ công. Theo đó, cần mở rộng kênh giao tiếp trong nước cho người dân ra nước ngoài thuận lợi để làm việc, cư trú; thiết lập kênh thông tin cho Việt kiều về chính sách đầu tư, tỉ giá hối đoái mới để họ cập nhật thông tin, làm căn cứ quyết định sử dụng đồng tiền gửi về nhà. Đặc biệt, cần xem xét nới quyền cho Việt kiều được mua bán nhà để phát triển thị trường địa ốc.
Theo_Người lao động
Yên Bái, Hậu Giang lọt nhóm 6 tỉnh "trắng FDI"
Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa công bố số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 9 tháng qua. Đáng chú ý có 6 địa phương "trắng FDI" như Hoà Bình, Yên Bái, Gia Lai, Hậu Giang, Lâm Đồng và Tuyên Quang.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, trong các tỉnh "trắng FDI" nêu trên đều là các tỉnh có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn. Những năm qua không có hoặc rất ít các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào các dự án phát triển của địa phương. Tỷ lệ vốn ngoại chỉ đạt dưới 1 triệu USD (vốn tích luỹ qua các năm).
Ngoài các địa phương "trắng FDI", Cục Đầu tư Nước ngoài còn cho biết, có rất nhiều tỉnh chỉ đạt từ 1 - 2 dự án FDI như: Sóc Trăng, Kon Tum, Quảng Trị, Lạng Sơn, Đắc Lắc, An Giang, Kiên Giang, Quảng Bình.
Về số vốn FDI 9 tháng qua, theo số liệu từ Cục Đầu tư, FDI cả nước thu hút được khoảng 16,43 tỷ USD vốn cấp mới và tăng thêm, bằng 95,8% so với cùng kỳ năm trước. Đứng đầu là Hải Phòng với 37 dự án, chiếm 2,4 tỷ USD, Hà Nội với hơn 300 dự án, chiếm 1 tỷ USD, Đồng Nai, Bình Dương mỗi tỉnh lần lượt 1 tỷ USD...
Về đối tác đầu tư, Hàn Quốc vẫn dẫn đầu với 4,5 tỷ USD, Singapore 1,2 tỷ USD và Nhật Bản với 650 triệu USD.
Về lĩnh vực đầu tư, cả ước có hơn 19 lĩnh vực đầu tư trọng điểm, trong đó các dự án công nghiệp chế biến, chế tạo có tổng vốn đầu tư lớn nhất với 767 dự án, số vốn 7,9 tỷ USD, các lĩnh vực hoạt động khoa học công nghệ, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy chiếm khoảng 500 dự án, tiếp sau là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 39 dự án với gần 1 tỷ USD.
Nguyễn Tuyền
Theo Dantri
"Túi tiền" quốc gia đang thâm hụt vì đâu? 8 tháng đầu năm 2016, ngân sách nhà nước bội chi 111,5 nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, hoạt động thu ngân sách gặp nhiều khó khăn vì biến động giá cả thế giới, thời tiết bất thường... Hụt thu ngân sách vì đâu? Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tổng thu ngân sách nhà nước từ đầu năm đến thời...