Làm gì khi không thấy “đỉnh núi đôi” ???
1. Sao “núi đôi” của em vẫn phát triển bình thường mà một bên thì thấy có “đỉnh”, một bên lại không thấy “đỉnh” đâu hết cả. Tại sao lại em lại bị như thế? Em để ý mấy đứa bạn không ai bị như thế cả nên em rất băn khoăn. – B.Bình (story…@yahoo.com).
Trả lời:
Bình thân mến,
Việc “đỉnh núi đôi” không chịu xuất hiện là một hiện tượng không hiếm với các bạn nữ. Ngoại trừ việc “núi đôi” không phát triển, cơ thể không dậy thì, điều đó có thể xuất phát từ một số nguyên nhân sau đây:
Bên “đỉnh núi đôi” đang ở tình trạng “trốn tìm” có khả năng là ống tuyến sữa hơi bị ngắn so với “trái núi” bên đối diện.
Nguyên nhân thứ hai có thể do tổ chức xơ phát triển ở hai bên dưới núm vú có sự co kéo các ống tuyến sữa khiến chúng không thể xuất hiện được.
Một nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này là do bạn mặc áo chip quá chật, không chuẩn kích thước khi “núi đôi” mới phát triển. Điều đó khiến cho “núi đôi” bị đè nén và một bên “đỉnh núi” bị “tụt” hẳn vào trong, không thể xuất hiện được.
Video đang HOT
Có những trường hợp “đỉnh núi” chỉ bị tụt nhẹ, bình thường không do nguyên nhân nào đặc biệt. Tốt nhất bạn nên gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể. Trong trường hợp “đỉnh núi” bị tụt vào trong quá sâu, bác sĩ sẽ có cách xử trí thích hợp cho bạn.
2. Em thường lấy tay tự kéo “đỉnh” của “núi đôi” vì nó chỉ nhu nhú chứ không lộ hẳn ra. Làm như vậy có hại gì không? Có cách nào khác để “đỉnh núi” của em được bình thường không? – Ngọc (manga…@yahoo.com).
Trả lời:
Chào Ngọc,
Để “đỉnh núi” được lộ diện hoàn toàn bạn có thể lấy tay tự kéo “đỉnh núi”, giữ trong 1 vài phút rồi lặp lại một vài lần. Bạn cũng có thể thử cách như sau: dùng xilanh hoặc dụng cụ hút sữa áp vào và tìm cách kéo dần “đỉnh núi” lên. Với những cách này các bạn cần phải kiên trì và làm từng chút một.
Khi dùng tay kéo “đỉnh núi” bạn cũng chú ý lên nhẹ nhàng nếu không sẽ dễ gây đau và tổn thương.
Teen nhà mình vẫn đang ở trong độ tuổi dậy thì, vì vậy nếu “đỉnh núi” hơi nhu nhú, không lộ hẳn ra cũng không cần quá lo lắng. Do cơ thể của các bạn vẫn đang trong quá trình phát triển và “núi đôi” cũng sẽ dần được hoàn thiện.
Tuy nhiên bạn cũng nên chú ý theo dõi sự phát triển và “nhô” lên của “đỉnh núi”. Nếu có hiện tượng bất thường hoặc trong thời gian dài “đỉnh núi” không phát triển, bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
3. Mình thấy mọi người bảo nếu không có “đỉnh núi đôi” là ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ. Mình thấy lo quá! Như vậy là mình sẽ khó có em bé àh? Tại sao khi đến gần chu kì mình lại thường thấy đau ở “đỉnh núi”? – M.Tuyết (HN).
Trả lời:
Bạn thân mến,
Việc “đỉnh núi đôi” không lộ diện có thể ảnh hưởng đến việc làm mẹ của bạn sau này khi cho em bé bú, chứ hoàn toàn không liên quan gì đến việc khó có em bé. Vì vậy bạn có thể hoàn toàn yên tâm về điều này.
Đau ở “núi đôi” là một hiện tượng khá phổ biến với teengirls khi kì nguyệt san đến gần. Việc thay đổi hormone trước kì nguyệt san là nguyên nhân khiến cho các bạn thường bị đau. Ngoài ra trong thời kì này “núi đôi” của bạn còn có thể bị “căng cứng” và to hơn bình thường. Do “đỉnh núi đôi” của bạn “ẩn nấp” ở bên trong nên những mụn thịt đội lên càng khiến bạn thấy đau nhiều và khó chịu hơn.
Thay đổi sợi bọc tuyến vú: bạn đã biết chưa?
Chứng bệnh này gây ra những cơn đau ở "núi đôi" và rất hay bị "nhầm nhọt" với bệnh ung thư đó!!!
Thay đổi sợi bọc tuyến vú là bệnh gì nhỉ?
Còn có tên gọi là xơ nang tuyến vú, căn bệnh này hoàn toàn không phải là ung thư đâu nhé. Bệnh này cũng thường xuất hiện ở những XX đã bước vào độ tuổi sinh baby. Tuy nhiên, chứng bệnh này cũng cần được teengirls quan tâm "săn sóc" vì nó có liên quan đến ung thư vú mừ.
Thay đổi sợi bọc tuyến vú có biểu hiện khá đa dạng, và được phân loại thành 3 dạng chính là bệnh nang, bệnh hóa sợi của "núi đôi" và tăng sản ống tuyến vú. Trong đó, bệnh nang là thường gặp nhất, dưới dạng một (hoặc nhiều) khối tròn hoặc bầu dục, bên trong có chứa dịch (dịch đủ màu sắc luôn: vàng, xanh nâu, xanh đen, đỏ,...). Dạng hóa sợi thường biểu hiện dưới dạng mảng hay khối đặc, khiến "núi đôi" đau nhẹ trước mỗi kyg "nguyệt san". Còn dạng tăng sản ống tuyến vú thì biểu hiện dưới dạng mảng hay khối đặc và khi ấn vào sẽ thấy đau.
Nguyên nhân và sự nguy hiểm của bệnh?
Girls đều biết "nguyệt san" là "đặc sản" riêng của chúng mình. Và cứ trong mỗi kỳ "nguyệt san", dưới tác động của nội tiết tố nữ estrogen và progesterone thì mô tuyến vú lại giãn nở, giữ nước và căng lên. Những vùng có mật độ chắc hơn bình thường sẽ cho cảm giác như "bướu". Sau khi "nguyệt san" hết, các cảm giác này giảm dần rùi trở lại bình thường. Qua các kì kinh nguyệt, sự kích thích lặp đi lặp lại làm cho mô "núi đôi" trở nên chắc và hình thành các nang nhỏ chứa dịch trên các ống dẫn bị tắc hoặc bị giãn, nhất là khi có tình trạng mất cân bàng giữa 2 nội tiết tố nữ (estrogen và progesterone). Tình trạng mất cân bằng này không chỉ xảy ra ở phụ nữ mãn kinh đâu mà còn ở cả những XX hay bị "xì-trét" nữa đó. Khi đó, tuyến "núi đôi" có những vùng bất thường tạo thành những cục bướu hay những mảng chắc gồ lên dươi da hoặc những hạt nhỏ rải rác khắp "núi đôi".
Ngoài những hậu quả như đau "núi đôi", gây khó chịu cho "khổ chủ" thì điều nguy hiểm "khó ưa" của bệnh thay đổi sợi bọc tuyến vú này là nó có mối liên hệ với bệnh ung thư vú. Qua nhiều trường hợp, người ta đã phát hiện ra mối liên hệ này. Mặc dù không phải tất cả các trường hợp bị thay đổi sợi bọc tuyến vú thì rồi sau đó sẽ bị ung thư "núi đôi", nhưng không thể phủ nhận sự liên quan giữa 2 căn bệnh này. Vì vậy "nâng cao cảnh giác" vẫn là biện pháp sáng suốt nhất đấy XX ạ!
Cách nhận biết tuyến "núi đôi" đã bị thay đổi sợi bọc?
Triệu chứng rõ ràng nhất để "nhận diện" căn bệnh này đó là đau "núi đôi". Rất nhiều người do triệu chứng đau này mà sợ hãi đi khám bệnh. Song XX hãy cẩn thận, vì cũng có nhiều người xem đây chỉ là một điều bình thường, nhất là khi nó thường đi kèm với chu kỳ kinh nguyệt. Triệu chứng đau này có thể ở 1 hoặc cả 2 "núi đôi" và có thể đau lan ra cánh tay cùng bên đấy. Mức độ đau và thời gian đau cũng rất thay đổi: có người chỉ đau nhẹ vào 1 tuần lễ trước ngày có kinh, ít đau hơn khi có kinh; có người đau liên tục, gần ngày có kinh thì đau nhiều hơn... Cùng với đau "núi đôi", nhiều XX còn có cảm giác căng ở 2 "núi" nữa.
Dấu hiệu thường gặp thứ 2 là xuất hiện những tổn thương dạng mảng, dạng cục ở "núi đôi". Nhiều XX tự sờ thấy những cục, những mảng này mà đi khám bệnh, song cũng có nhiều người chỉ biết khi làm sêu âm hoặc chụp nhũ ảnh. Girls có thể tự kiểm tra được xem mình có dấu hiệu này không bằng cách sờ nắn vào "núi đôi". Khi sờ vào sẽ cảm thấy mô vú ở đó chắc hơn xung quanh, ấn vào hơi đau. Chu kỳ "nguyệt san" cũng trợ giúp "đắc lực" trong việc này khi những mảng này thường to hơn, đau hơn khi gần có kinh và nhỏ hơn, ít đau hơn khi có kinh.
Chảy dịch ở đầu "núi đôi", rối loạn kinh nguyệt, đau bụng hoặc đau lưng nhiều khi hành kinh cũng là những dấu hiệu XX nên chú ý. Trong đó, chảy dịch ở đầu "núi đôi" thường được phát hiện khi dính vào áo, đôi khi có rất ít chỉ chảy ra khi bóp vào vùng tổn thương. Đặc điểm "nhận dạng" là chất dịch thường có màu vàng trong, hơi nhầy, đôi khi có màu trắng như sữa hoặc nâu xanh nữa đó.
Chẩn đoán và điều trị bằng cách nào?
Có nhiều cách để chẩn đoán bệnh thay đổi sợi bọc tuyến vú. Trước tiên là dựa vào những triệu chứng lâm sang (đau "núi đôi", nhiều cục,...); siêu âm cũng là biện pháp không thể thiếu. Nhũ ảnh là phương pháp chỉ dùng khi thật cần thiết (vì đó gây đau nhiều mừ). Chọc hút bằng kim nhỏ, sinh thiết và các xét nghiệm định lượng là những biện pháp khác để "nhận diện" căn bệnh này.
Việc điều trị thay đổi sợi bọc tuyến vú trước tiên phải bắt đầu bằng việc loại trừ hoàn toàn khả năng bị ung thư "núi đôi". Có thể điều trị nội khoa hoặc điều trị ngoại khoa. Những trường hợp đau nhẹ, không có tổn thương thì không cần điều trị, chỉ cần theo dõi và khám định kỳ khoảng 6 tháng/lần. Những trường hợp đau nhiều thì có thể làm giảm cảm giác đau và khó chịu bằng cách uống thuốc giảm đau, chườm nóng tại chỗ, dùng nịt ngực thích hợp,... Các bác sĩ cũng có thể làm thủ thuật rút hết dịch trong các nang hoặc mổ cắt rộng mô vú,... túm lại là tùy từng tình trạng bệnh mà có cách điều trị khác nhau.
Kết luận:
Để "bắt quả tang" sớm căn bệnh này, XX nên tự thăm khám "núi đôi", tốt nhất là trong vòng 1 tuần sau khi vừa hết "nguyệt san". Qua những lần như vậy, bạn sẽ tự cảm nhận và làm quen được với mật độ mềm hay chắc hay lổn nhổn ở "núi đôi", hoặc có bất kì sự thay đổi nào cũng cảm nhận được ngay. Và nếu phát hiện có "chuyện lạ" thì cần đến bác sĩ ngay XX nhé!
Theo PLXH
7 love - Vì sao Teenboy dễ vượt qua hơn teengirl? Khi bị thất tình, teenboys thường tỏ ra mạnh mẽ và mau hòa nhập lại với cuộc sống bình thường hơn teengirls rất nhiều. Họ thường vực dậy và vượt qua nỗi đau tình cảm rất nhanh. Vì sao vậy? Teenboys luôn suy nghĩ thoáng Một ưu điểm không thể chối cãi là đa phần teenboys suy nghĩ thoáng hơn teengirls rất nhiều....