Làm gì khi “cậu nhỏ” không thẳng?
Nhiều nam giới tỏ ra lo lắng khi “cậu nhỏ” không thẳng mà cong sang một bên hoặc vênh lên trên. Phải làm sao để thay đổi tình trạng này?
Thực ra, tình trạng này không đáng lo ngại như bạn nghĩ. Hầu hết nam giới đều gặp một rắc rối nào đó với “cậu nhỏ”. Hãy tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi có bất cứ hành động nào để chữa trị.
Triệu chứng
Bình thường, cậu nhỏ khi cương cứng lên sẽ có hình dáng thẳng (tức là nằm trên một trục thẳng từ điểm gốc dương vật đến điểm đầu dương vật). Khi cậu nhỏ cương lên nhưng hơi lệch về bên trái, bên phải hoặc vênh lên trên đều được coi là bình thường và không gây ảnh hưởng đến chuyện quan hệ. Vì vậy, bạn không nên quá hốt hoảng và tìm mọi cách đề uốn thẳng, có thể làm gẫy hoặc gây chấn thương cho “cậu nhỏ”.
Tuy nhiên, nếu cậu nhỏ so với mặt phẳng ngang của cơ thể một góc lớn hơn 0 độ thì cậu nhỏ của bạn bị cong.
Cậu nhỏ bị cong khiến nhiều nam giới lo lắng và ngại ngần khi quan hệ. Ảnh minh họa
Nguyên nhân
Video đang HOT
Thông thường, có hai nguyên nhân chính khiến dương vật bị cong.
- Thứ nhất, có thể do rối loạn trong cơ thể, nam giới mắc bệnh mạch máu và tiểu đường làm ảnh hưởng.
- Thứ hai, do không cẩn trọng khi sinh hoạt tình dục, kích thích mạnh, bóp mạnh, bẻ gốc dương vật, tư thế quan hệ tình dục không hợp lý hoặc vỡ vật hang, làm chảy máu và tụ máu trong vật hang lâu ngày sẽ hình thành nên các mảng xơ, từ đó làm cho dương vật bị cong vẹo..
Tác hại
Người mắc dương vật cong thường xuyên bị đau tức ở trong dương vật do mảng xơ co kéo khiến máu khó lưu thông. Hình sáng dương vật cong, biến dạng chỗ to chỗ nhỏ, lồi lõm và chiều dài bị co ngắn lại. Do đó, khi giao hợp, dương vật quá cong sẽ khiến cho quá trình giao hợp gặp khó khăn, đau đớn. Đây cũng là nguyên nhân khiến nam giới ngại ngần khi quan hệ.
Điều trị
Tùy theo tình trạng nặng nhẹ mà bạn có thể lựa chọn cách điều trị cho mình.
- Nhẹ: Bạn có thể dùng thuốc đề điều trị. Nếu như mới bị 1-2 năm, bạn có thể dùng Colchicine, Vitamin E 400 và Dexamethasone trong 2-3 thang.
- Nặng: Bạn phải tới bệnh viện thăm khám và phẫu thuật. Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ sẽ lấy bỏ cục xơ và làm thẳng dương vật khi bệnh nhân được gây mê và tê. Tỷ lệ thành công rơi vào khoảng 70%.
Theo VNE
Làm gì khi bị loét dạ dày?
Loét dạ dày xảy ra khi lớp niêm mạc dạ dày hoặc phần đầu của ruột non bị xói mòn. Nếu bị chẩn đoán loét đường tiêu hóa, bạn có thể áp dụng một số mẹo nhỏ sau.
Hút thuốc lá làm tăng axit trong dạ dày, khiến cơn đau thêm tồi tệ - Ảnh: Shutterstock
Thuốc chống viêm an toàn. Acetaminophen được khuyến khích hơn aspirin, naproxen, ibuprofen và các thuốc khác trong nhóm thuốc kháng viêm không steroid trong việc điều trị loét dạ dày.
Hạn chế đồ uống có cồn và caffein. Nghiên cứu cho thấy rượu và cafein có tác dụng kích thích dạ dày và ruột non, có thể dẫn đến hiện tượng chảy máu và viêm. Ngoài ra, chúng cũng là nguyên nhân làm tăng nồng độ axit trong dạ dày khiến tình hình thêm trầm trọng.
Bỏ thuốc lá và tránh khói thuốc. Các hóa chất trong khói thuốc lá có thể làm suy yếu niêm mạc dạ dày, kích thích vết loét cũ hoặc thậm chí gây thêm vết loét mới. Khói thuốc lá còn là tác nhân làm tăng axit dạ dày, có thể gây kích ứng cho vết loét. Theo nghiên cứu của Viện Chăm sóc sức khỏe Mỹ, khói thuốc lá là thủ phạm làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày.
Lựa chọn thực phẩm. Bệnh nhân bị loét dạ dày, tá tràng nên tránh chế độ ăn giàu thịt đỏ, thức ăn chiên xào hoặc các loại thực phẩm béo.
Chế độ ăn thiên về các thực phẩm này có xu hướng dẫn đến kích thích thêm vết loét và làm tăng nồng độ axit trong dạ dày. Chế độ ăn giàu ngũ cốc nguyên hạt và các loại thực phẩm giàu chất xơ được khuyến cáo nhằm giúp kiểm soát việc sản xuất axit trong dạ dày.
Ăn uống đều đặn. Bệnh nhân bị loét đường tiêu hóa tránh ăn nhiều. Cách tốt nhất là chia nhỏ bữa ăn hằng ngày và ăn theo lịch trình cố định để không tác động việc sản xuất axit trong dạ dày, nguyên nhân gây nên những vết loét. Chế độ ăn cần đúng giờ đúng bữa, không ăn quá khuya.
Mang theo thuốc. Cần mang theo thuốc nếu bác sĩ xác định nguyên nhân loét dạ dày ở bạn là do vi khuẩn Helicobacter pylori (H.pylori). Vi khuẩn này thường xuất hiện ở niêm mạc của dạ dày và phần đầu của ruột non.
H.pylori có thể làm hỏng lớp chất nhầy của dạ dày và phần đầu của ruột non làm cho dạ dày dễ bị viêm nhiễm. Lớp chất nhầy không được sản sinh thêm thì các axit sản xuất ra sẽ ăn mòn lớp niêm mạc nhạy cảm dẫn đến loét dạ dày.
Theo Wikihow, 70 - 90% trường hợp loét có liên quan đến sự hiện diện của vi khuẩn này. Vì lý do đó, hãy đảm bảo luôn mang theo bên mình những liều kháng sinh cần thiết có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn H.pylori để cắt đứt cơn đau.
Giảm căng thẳng. Căng thẳng cũng được xem là nguyên nhân làm tăng thêm tình trạng đau dạ dày. Mối tương quan này đã được một số nghiên cứu khoa học chứng minh. Vì vậy, muốn giảm bớt tình trạng viêm loét, cần tránh những yếu tố gây căng thẳng trong cuộc sống.
Theo VNE
Làm gì để có thai sau một lần bị hỏng Tôi có thai được 9 tuần thì đi khám. Bác sĩ nói không có tim thai nên vợ chồng tôi quyết định phải bỏ. Giờ chúng tôi muốn có thai lại thì phải làm sao? Theo bác sĩ, sau khi bỏ thai bao lâu thì chúng tôi có thể thụ thai? Thời gian này vợ chồng tôi có cần kiêng quan hệ tình...