Làm gì khi bị ong vò vẽ đốt, rắn độc cắn?
Ong đốt hoặc bị rắn cắn không hiếm gặp. Nhưng điều rất đáng quan tâm là nhiều người không biết xử lý ra sao (nhất là với trẻ em), nên đã để lại hậu quả nghiêm trọng, kể cả tử vong.
Ảnh minh họa
Theo TS Trần Đình Long, ong vò vẽ là thủ phạm của nhiều ca tử vong. Để việc cứu chữa có hiệu quả cao, nạn nhân bị ong đốt cần được phát hiện và sơ cứu càng sớm càng tốt (trong vòng 10-15 phút). Điều này đặc biệt quan trọng nếu người bệnh bị đốt bởi các loại ong mà nọc có độc tố cao như ong vò vẽ.
Các động tác sơ cứu bao gồm: rửa xà phòng (hoặc chất kiềm nhẹ) ở vết cắn rồi chườm lạnh; sau đó chuyển bệnh nhân lên tuyến y tế có điều kiện. Tại đây, nhân viên y tế vừa soi kính lúp để gắp vòi ong, vừa cho người bệnh uống thuốc kháng histamin và kháng sinh ngay. Các biện pháp can thiệp tích cực bao gồm chống đau ngứa tại chỗ, chống sốc phản vệ (nếu có), cho thở ôxy, đặt nội khí quản làm thông đường thở.
Với những bệnh nhân nặng, phải lọc máu ngoài thận sớm mới cứu được sinh mạng và bảo đảm không để lại di chứng về sau. Những bệnh nhân này cần được chuyển lên điều trị tuyến cao, nơi có đủ điều kiện về kỹ thuật và trang thiết bị.
Vẫn theo TS Long, trong các loài ong gây chết người, thường gặp nhất là ong vò vẽ, gồm 2 loại:
-Loại nhỏ: Thân màu đen, vàng xen kẽ, bụng có một khoanh vàng rộng; làm tổ cao, thích sống gần hơi ấm của con người và gia súc. Độc tính của nọc ong này khá cao; nếu bị đốt 40-50 nốt (ở trẻ em là 30 nốt), bệnh nhân rất dễ tử vong nếu không được cứu chữa tích cực, đúng cách và triệt để.
Video đang HOT
-Loại to: Làm tổ trên mặt đất hoặc hố đất, rất độc. Chỉ 1-2 con đốt đã có thể gây sốt. Chúng thường làm tổ ở các gò, đồi, mô đất cao hơi yên tĩnh, thường xa nhà và nơi thả gia súc.
Tùy số nốt đốt và phản ứng của từng cá thể, bệnh nhân có thể bị phù mặt, thanh khí phế quản và thanh môn, khó thở, nói khàn; có thể liệt thần kinh (mặt, ngoại biên, mắt), thậm chí bị tổn thương thần kinh lan tỏa rất nặng nề. Độc chất của nọc ong vò vẽ còn có thể gây nhược cơ trầm trọng.
Với nọc rắn lục cũng có thể gây chết người nhanh chóng. BS Bạch Văn Cam – Trưởng khoa Hồi sức Cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM cho biết, trung bình mỗi năm, bệnh viện tiếp nhận khoảng 20-30 trẻ bị rắn độc cắn. Ngay sau khi bị rắn độc cắn, trẻ cần được sơ cứu rồi đưa đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Việc điều trị sẽ có hiệu quả cao nếu được tiến hành ngay trong giờ đầu sau khi tai nạn xảy ra. Nếu để sau 24-48 giờ, hiệu quả chữa trị sẽ rất kém hoặc bằng không.
Theo BS Cam, trong vòng vài phút đến 1-2 giờ sau khi bị rắn độc cắn, bệnh nhi có những biểu hiện sau:
-Tại vết cắn (thường ở tay và chân) có 2 dấu răng của rắn.
-Vết thương sưng lên rất nhanh và sưng nhiều trong 1 giờ; chỗ sưng đau lan rộng.
-Xung quanh vết cắn có vết bầm tím lớn (hoại tử do độc tố của nọc rắn). Nếu là loại rắn có độc tố gây rối loạn đông máu (như rắn lục, rắn chàm quạp) thì chỗ cắn xuất hiện các mảng xuất huyết màu xanh; có trường hợp nổi phồng lên như nốt bỏng, trong có máu.
-Đối với nhóm rắn hổ, vết cắn không bầm nhưng bệnh nhân sẽ rất khó thở do liệt vùng hầu họng và liệt cơ hô hấp; biểu hiện là đớ miệng, không nói được, ứ đọng đờm nhớt, ngừng thở.
Ngay khi bị rắn cắn, dù không biết đó là rắn lành hay độc, ta vẫn phải xử trí như đối với rắn độc. Trước tiên, phải làm chậm sự hấp thu độc tố bằng cách giữ yên và đặt chân tay thấp hơn tim (không đưa chân tay lên quá cao). Cho bệnh nhân nằm nghỉ, không vận động nhiều; vì những cử động sẽ làm máu lưu thông nhiều, nhanh, khiến cơ thể hấp thu chất độc nhanh. Dùng cồn và các dung dịch sát khuẩn Povidine 10% rửa sạch vết thương nhằm chống nhiễm trùng và làm trôi bớt độc tố. Sau đó, đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế ngay.
Đang cắt cỏ trong vườn, cụ ông chết thảm vì bị "ong sát thủ" đốt - Loài này truy sát người tận 400 mét
Vết đốt của ong sát thủ có thể gây sốc phản vệ và ngừng tim.
Thảm kịch xảy ra ở Breckenridge, Stevens County, bang Texas, Mỹ. Vợ chồng cụ ông bị ong tấn công khi đang cắt cỏ trong vườn nhà. Cụ ông bị chích nặng, tim ngừng đập, dù được nhân viên cấp cứu ngay lập tức nhưng cụ vẫn tử vong. Cụ bà may mắn được nhân viên cứu hộ giải cứu và đưa đi bệnh viện kịp thời.
Sau khi tất cả những người bị thương rời khỏi hiện trường, cảnh sát khuyến cáo người dân gần đó không sử dụng thiết bị tạo tiếng ồn ngoài trời trong thời gian này cho đến khi đàn ong tập trung trở lại tổ và bình tĩnh trở lại.
Bobby Chaisson, Giám đốc điều hành của một công ty diệt ong chuyên nghiệp tại địa phương (Georgia Bee Removal), giải thích rằng những con ong này là ong mật châu Phi (danh pháp: Apis mellifera scutellata), thường được gọi là "ong sát thủ" vì tính khí hung dữ. Nếu loài ong gặp phải những rung động tương tự như máy cắt cỏ hoặc trẻ em chạy xung quanh gần đó, chúng sẽ cảm thấy bị kích động và thực hiện các biện pháp phòng thủ bản năng.
Nọc độc trong ong sát thủ
Đuôi ong có một chiếc gai cứng, được nối với các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Cơ quan nội tạng sản sinh ra chất độc này được gọi là "tuyến nọc độc". Khi ong đốt, nó thường để lại ngòi trên vết thương.
Ong mật châu Phi (danh pháp: Apis mellifera scutellata), thường được gọi là "ong sát thủ" vì tính khí hung dữ. Ảnh: David Habltzel/Pixabay
Nọc ong chủ yếu chứa Axit formic (CHO), chất độc thần kinh và Histamine (C 5 H 9 N 3 ) ... Nọc ong sát thủ có thể gây tan máu và xuất huyết, ức chế hệ thần kinh trung ương, gây dị ứng ở người. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bị ong sát thủ đốt có thể tử vong vì suy tim.
Có ba loại ong chính thường thấy ở Bắc Mỹ: Ong vò vẽ, ong bắp cày và ong sát thủ.
1. Ong vò vẽ: Thông thường, loài ong khi đốt sẽ để lại ngòi trên vết thương. Nhưng ong bắp cày có thể rút ngòi ra khỏi vết đốt sau khi đâm vào người và vẫn có thể tiếp tục gây thương tích cho người khác bằng ngòi độc đó. Theo báo cáo, ong vò vẽ gây ra hơn 50 ca tử vong ở châu Á mỗi năm.
2. Ong bắp cày: Sau khi bị loài ong đốt dễ xảy ra các triệu chứng như tan máu, dị ứng, trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong do sốc phản vệ.
3. Ong sát thủ: To gấp đôi ong vò vẽ, có một ngòi độc lớn chứa đầy chất độc thần kinh. Vết đốt có thể gây sốc phản vệ và ngừng tim.
Petworld cho biết, ong sát thủ có thể săn đuổi con người một quãng đường tới 400 mét nếu chúng cảm thấy bị đe dọa.
Mề đay mãn tính vào mùa hè: Kiểm soát bằng cách nào? Mề đay mãn tính vào mùa hè là thách thức đối với mọi người. Tình trạng mề đay gây ngứa, khó chịu có thể kéo dài tới 6 tuần hoặc lâu hơn. Thực tế, mọi người không phải lúc nào cũng biết nguyên nhân gây phát ban hoặc nổi mề đay xảy ra. Tuy nhiên tình trạng bệnh có thể trở nên trầm...