Làm gì để vừa chơi game thả phanh vừa ‘hái ra tiền’?
Làm game thủ cũng không thiếu cách để kiếm được tiền, thậm chí là rất nhiều tiền…
Thông thường khi nhắc đến 2 chữ game thủ, đa phần các bậc phụ huynh thường cho rằng đây là một sở thích vô bổ, thậm chí làm hỏng cả tương lai.
Tuy nhiên rất nhiều game thủ đã chứng minh đây là một nghề thực sự, có thể kiếm ra cả một gia tài. Dưới đây là những nghề như thế.
eSports ( Thể thao điện tử) đang ngày càng phát triển trên thế giới và được công nhận là một ngành công nghiệp giải trí thực sự. Như Hàn Quốc còn được mệnh danh là ‘Kinh đô của eSports’ và các game thủ nước này có thể kiếm được hàng tỷ đồng mỗi năm.
Ở Việt Nam, dù eSports mới nhen nhóm phát triển được khoảng chục năm nhưng đã bắt đầu hình thành khái niệm game thủ chuyên nghiệp. Họ được trả lương (để chơi game) với số tiền lên tới hàng chục triệu mỗi tháng.
Game thủ như Lê Quang ‘ SofM’ Duy thậm chí còn xuất ngoại đi thi đấu, được trả lương hậu hĩnh.
Với những đội tuyển lớn, họ còn được đầu tư, tài trợ bởi những nhãn hàng vì vậy quyền lợi và thu nhập cũng được tăng lên.
Tất nhiên công việc của họ không có gì ngoài ngày ngày chơi game, thậm chí áp lực còn hơn những công việc thông thường bởi phải duy trì 10-12h tập luyện mỗi ngày và gần như không có thời gian cho bản thân, bạn gái…
Video đang HOT
Để làm được nghề này, game thủ phải có năng khiếu và nỗ lực không ngừng. Và tất nhiên số tiền các team top đầu kiếm được cũng có thể lên tới hàng tỷ đồng mỗi năm.
Game thủ cày cuốc
Không cần phải có kỹ năng siêu đẳng, chỉ cần chăm chỉ là được. Đây là mẫu điển hình để cho các anh em kiếm tiền từ game.
Với những trò chơi điện tử online, có tính tăng thu thập tiền và đồ vật ảo, game thủ có thể chọn cách cày kéo để đi kiếm và bán lại kiếm lời. Tùy vào độ hot của trò chơi, thu nhập của game thủ cày cuốc có thể giao động trong khoảng 5-10 triệu đồng một tháng.
Tuy nhiên công việc này không ổn định và phụ thuộc lớn vào độ may mắn. Một số game thủ lại chọn cách “cày thuê rank các game MOBA”. Đây là một lựa chọn không mới nhưng vẫn là lựa chọn hái ra tiền, dù không được các nhà phát hành game ủng hộ. Thậm chí ở Việt Nam, các game thủ chuyên nghiệp sau khi giải nghệ lấy luôn nghề cày rank thuê làm cần câu cơm…
Song họ cũng phải chấp nhận sự thật là phải từ bỏ luôn mác game thủ chuyên nghiệp, đánh mất nhiều cơ hội phát triển và nâng cao danh tiếng của mình với cộng đồng qua những giải đấu lớn.
Streamer
Nghề streamer đang trở thành xu hướng của giới trẻ hiện nay. Cho phép chơi game thoải mái, vẫn kiếm được tiền mà lại ít áp lực so với những game thủ chuyên nghiệp.
Streamer chỉ đơn giản là đem đến niềm vui cho người xem, thông qua việc chơi những tựa game ưa thích.
Thậm chí bạn cũng chẳng cần đánh hay, như Thầy Giáo Ba chẳng hạn.
Làng game Việt những năm gần đây chứng kiến sự nổi lên của những streamer chuyên chơi game theo phong cách mới lạ, thu hút hàng chục nghìn người theo dõi cùng lúc mỗi ngày. Có lẽ đó là nhờ thiên thời, địa lợi, nhân hòa… chính vì vậy cộng đồng game thủ Việt chứng kiến sự ra mắt và nổi lên của rất nhiều streamer / Youtuber. Chỉ trong thời gian ngắn chưa đầy một năm, lượng subcribes (đăng ký kênh) của họ tăng chóng mặt. Như Trực Tiếp Game, Độ Mixi… vượt mốc 1 triệu – một con số mà bất kỳ ai làm nội dung số cũng phải ao ước. Song không phải ai cũng thành công và phải có “duyên với nghề”.
Những người như Dũng CT (Trực Tiếp Game), Hoàng ViruSs, Pew Pew, Độ Tày…. đều sở hữu một cá tính riêng, một thế mạnh, song tài năng của họ là không phải bàn cãi. Và tất nhiên càng nổi tiếng thì càng kiếm nhiều tiền. Ước tính theo nhiều nguồn tin, thu nhập của những streamer hot nhất Việt Nam có thể lên tới hơn 100 triệu đồng mỗi tháng (thậm chí hơn). Và nó đến từ nhiều nguồn khác nhau.
Dù thu nhập cực khủng, song đó đều là công sức của các streamer, họ phải đầu tư nội dung, máy móc trang thiết bị và làm việc nghiêm túc chăm chỉ. Sẽ chẳng ai cho không ai cái gì, nếu bạn không cố gắng và nỗ lực. Vì vậy thu nhập lên tới hàng trăm triệu cũng là điều xứng đáng mà thôi! :)
Theo GameK
Các chuyên gia khẳng định bệnh 'nghiện game' có thể chữa được mà không cần dùng thuốc
Phương pháp cai nghiện game này tương đối nhẹ nhàng, tỷ lệ thành công cao.
Hồi tháng 5/2019 này, WHO đã chính thức liệt "nghiện game" là một chứng bệnh tâm lý thứ thiệt và họ định nghĩa rằng những ai bị mất kiểm soát đối với việc chơi game, tăng mức độ ưu tiên cho chơi game hơn là các hoạt động khác như sở thích và hoạt động hàng ngày khác chính là 'bệnh nhân'.
Có thể thấy rằng căn bệnh này gây ảnh hưởng lớn tới nhiều người, bao gồm cả bệnh nhân lẫn người nhà, các mối quan hệ xã hội như tại trường học, công sở... nên cần phải có cách chữa trị đặc chủng sớm cho những ai bị 'nghiện game'.
Và rất mừng là trong một báo cáo mới của các chuyên gia tại Đức thì căn bệnh "nghiện game" này hoàn toàn có thể chữa được mà không cần dùng thuốc. Họ áp dụng phương pháp Cognitive Behaviour Therapy (CBT) tức là Liệu pháp hành vi nhận thức - một cách can thiệp tâm lý xã hội để cải thiện sức khỏe tâm thần.
Đây là phương pháp khá chuyên dụng trong y học tâm thần, chuyên dùng để điều trị các bệnh liên quan tới sợ hãi, nghiện, trầm cảm, lo âu. Quá trình trị liệu có nhiều giai đoạn và tập trung chủ yếu nhằm giải thích, giúp đỡ người bệnh (ở đây là nghiện game) hiểu rõ hơn về game, qua đó tự tiếp nhận và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống của bản thân.
Phương pháp này giúp các đối tượng nghiện game từ từ nhận biết vấn đề mình gặp phải để tự tương đầu và dần kiểm soát hành vi của mình, từ từ thoát khỏi "cơn nghiện" để trở về với cuộc sống bình thường.
Thực tế thì chương trình thử nghiệm này đã bắt đầu từ năm 2012 đến 2017 tại một số bệnh viện tại Đức và Áo. 143 bệnh nhân được chia thành 2 nhóm với 72 người được trị liệu và 71 người thì bị cấm chơi game hoàn toàn.
Kết quả thu được là 50 người trong số 72 người trị liệu đã thoát nghiện game, chiếm tỷ lệ tới 70% và mở ra một phương pháp trị bệnh hiệu quả, không cần dùng thuốc cũng như những phương pháp cực đoan như cấm đoán, nhốt cách ly với game và internet.
Ông Kai W. Mller - một trong những tác giả của cuộc nghiên cứu này cho biết: "Điều quan trọng trước khi bắt đầu là không phải cứ thích chơi game tức là bị nghiện game. Chỉ có một lượng người nhỏ bị 'ám ảnh' vào các trò chơi điện tử và quên luôn thực tại mới là nguy hiểm. Chúng ta cần phải hiểu rõ để thuyết phục bệnh nhân rằng họ đang gặp vấn đề nghiêm trọng và cần được giúp đỡ. Các biện pháp cứng rắn đôi khi còn làm phản tác dụng".
Phương pháp trị liệu kể trên sẽ không cách ly người nghiện game xa rời khỏi màn hình một cách bạo lực mà tập trung vào việc tăng nhận thức cho họ, giúp họ tự nhìn ra vấn đề và giúp bệnh nhân tự kiểm soát hành vi ý thức của bản thân mình.
Hiện tại phương pháp này mới chỉ áp dụng cho nam giới và thời gian trị liệu vẫn còn tương đối ngắn. Do đó những ảnh hưởng về lâu về dài của nó đối với bệnh nghiện game vẫn chưa được khẳng định chắc chắn. Chính vì vậy mà nó vẫn đòi hỏi cần được nghiên cứu thêm ở một diện rộng lớn hơn và thời gian dài hơn. Tuy nhiên, nó vẫn là tiền đề để tiến hành những bước đi dài hơn hơn.
Với cuộc sống hiện đại ngày nay khi giới trẻ tiếp xúc với mobile và internet từ rất sớm đồng thời thiếu đị sự quan tâm từ phía cha mẹ nên khả năng mắc chứng nghiện game là rất cao. Chính vì vậy mà các phương pháp mang tính giáo giục, trị liệu tâm lý như trên rõ ràng sẽ 'nhẹ nhàng' hơn nhiều so với kiểu 'trại cai nghiện' vô cùng hà khắc vẫn thường được áp dụng tại một số nước châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc.
Theo GameK
Chơi game, "khiếp vía" nhất chính là mấy kiểu bang hội này, ám ảnh thực sự Gặp những kiểu bang hội này, thường là tiền mất tật mang lại còn mua bực vào người. Bang hội đã "con ông cháu cha" lại còn top server Đây là bang quy tụ những game thủ có "máu mặt" trong server. Đối với họ, việc chi tiền triệu vào game online chỉ là việc bình thường để đáp ứng sở thích của...