Làm gì để thải loại cán bộ yếu kém ở cơ quan nhà nước?
Mơi đây, lanh đao môt cơ quan bao chi lơn ơ Ha Nôi đa tiêt lô thông tin răng, co đên 40% nhân sư yêu kem nhưng không thê đuôi đươc vi ho không vi pham gi va đa sô la “con ông chau cha”. Vây phai lam gi đê loai nhưng can bô yêu kem, nâng cao hiêu qua công viêc?
Tinh giản biên chế là nhiệm vụ vô cùng khó khăn tại các cơ quan nhà nước. Ảnh: P.V
Tiền lương nhiều, hiệu quả công việc chưa cao
Các thông tin như: Việt Nam ở trong top đầu nhóm ASEAN với 4,8% công chức trên dân số; gần 3 triệu cán bộ, công chức, viên chức; trong 2 năm 2015-2016 chỉ có 2.253 người được tinh giản biên chế, đạt 0,83%;… luôn khiến dư luận đặc biệt quan tâm và các cơ quan quản lý nhà nước thì “ngồi trên đống lửa”. Thế nhưng, việc cho nghỉ việc hoặc loại bỏ những cán bộ theo diện “rườm rà”, có cũng như không tại đa số đơn vị lại đối diện nhiều khó khăn.
Đại biểu Quốc hội Phùng Đức Tiến từng nhấn mạnh, với hơn 2 triệu cán bộ công chức, viên chức trong số 8 triệu người ăn lương, hằng năm ngân sách phải chi lượng tiền lớn để trả lương nhưng hiệu quả làm việc chưa cao. Thực tế này đã được Trung ương Đảng nhận thức và có quyết tâm chính trị lớn. Nghị quyết 18 đặt mục tiêu giảm 400.000 biên chế trong 4 năm tới.
Trong khi đó, Việt Nam vẫn ở trong top đầu của nhóm nước ASEAN, với 4,8% công chức trên dân số (tương đương 1 công chức/20 người dân), cao hơn các nước Thái Lan, Nhật Bản và cao hơn rất nhiều so với các quốc gia còn lại trong khối.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cung cấp thông tin, thời điểm cuối năm 2016, bộ máy nhà nước có khoảng 2,8 triệu cán bộ, công chức, viên chức. Nếu cộng cả đối tượng nghỉ hưu, các đối tượng khác hưởng lương, trợ cấp từ ngân sách nhà nước, con số này lên tới 7,5 triệu người, chiếm 8,3% dân số cả nước. Còn nếu cộng toàn bộ số người hưởng lương và mang tính chất lương thì con số này lên tới 11 triệu người. “Không ngân sách nào nuôi nổi bộ máy ăn lương lớn như vậy” – bà Lan cảm thán.
Còn theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định, trong giai đoạn 2011-2016, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều nỗ lực và quyết tâm thực hiện những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, đạt nhiều kết quả quan trọng. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tuy đã được nâng lên một bước nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, cơ cấu chưa hợp lý, còn mất cân đối giữa người giữ chức danh lãnh đạo, quản lý với số công chức tham mưu. Tinh giản biên chế chưa đi vào thực chất, không theo đúng quy định và chưa đạt mục tiêu đề ra theo Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17.4.2015 của Bộ Chính trị, tổng số đối tượng đã tinh giản biên chế trong 2 năm 2015 và 2016 khối các cơ quan hành chính là 2.253 người/tổng số 272.952 biên chế (mới đạt 0,83%).
Đầu năm 2018, Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 đươc Thu tương Nguyên Xuân Phuc ky ban hanh có nêu mục tiêu trong năm 2018, giảm 1,7% biên chế công chức so với số giao năm 2015; giảm tối thiểu 2,5% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với số giao năm 2015. Kịp thời thay thế các cán bộ, công chức trì trệ, cản trở, không hoàn thành nhiệm vụ. Xử lý nghiêm và kịp thời theo quy định của pháp luật các tổ chức và cá nhân có vi phạm trong thực thi công vụ.
Trong Nghi quyêt nay Chinh phu xac đinh ro: Nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy mạnh mẽ cải cách hành chính; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; xây dựng Chính phủ điện tử phục vụ người dân gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, giải quyết tốt khiếu nại, tố cáo.
Ganh năng tư “biên chế suốt đời”
Trao đổi với PV Báo Lao Động, nguyên Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Phạm Minh Huân nói như vậy về thực tế rất khó đuổi việc những cán bộ làng nhàng. Theo ông Huân, các tiêu chuẩn làm việc, quy chế làm việc của cơ quan, công sở phải rõ ràng. Trong Luật Cán bộ công chức cũng có rồi nhưng cụ thể như thế nào với từng đơn vị phải rõ ràng, như KPI. Nếu dựa vào tiêu chí để đánh giá thì khi đánh giá xong có dũng cảm để làm, để cho nghỉ việc cán bộ làng nhàng hay không lại là chuyện khác. “Với người không đạt sẽ xử lý như thế nào. Các chính sách chung của Nhà nước như thế nào, chính sách riêng của cơ quan như thế nào. Nhiều DN cũng vướng mắc vì luật của mình, họ chỉ ra lỗi nhưng không đuổi được. Có hai việc chúng ta chưa làm, một là xây dựng tiêu chuẩn để đánh giá công việc, đánh giá sự hoàn thành công việc, nếu không đáp ứng yêu cầu thì phải xử lý. Chuyện 30-40% người “làm như chơi” chúng tôi đã nói từ rất lâu, từ đầu những năm 1990 nhưng đến nay vẫn tồn tại, thậm chí nhức nhối hơn” – ông Huân nói.
Video đang HOT
Về cái khó trong việc cho nghỉ việc đối tượng là con ông cháu cha, ông Huân cho rằng từ một cái chung chúng ta chưa làm được mà phải xây dựng cụ thể, đánh giá rồi mới đề xuất cách xử lý như thế nào chứ đừng nêu hiện tượng – điều ai cũng biết. Cái cần là nêu cách làm, cách giải quyết và có quyết tâm làm hay không. Cơ quan này làm mà cơ quan khác không làm thì cũng ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, ông Huân cũng đề cao sự đồng bộ, vì đơn vị này làm mà đơn vị khác không làm thì anh em lại thiệt thòi. “Một công việc có 20 người, sắp xếp lại chỉ cần 13-14 người, anh em bị dồn việc nhưng lương lại không tăng thêm vì không được dùng quỹ lương của 18-20 người để trả cho 13-14 người này. Đây là điểm khó nhưng không đổi mới thì mãi mãi chất lượng trong khu vực này không rõ ràng” – ông Huân cho hay.
Về bản chất khó đuổi việc nhóm cán bộ yếu kém là gì, ông Huân nói do chưa có chuẩn mực đánh giá hoàn thành công việc, từ đánh giá đó, với người không hoàn thành mình phải làm. Trong khu vực DN là làm theo hợp đồng, khu vực nhà nước có cái hợp đồng không xác định thời hạn, gần như biên chế suốt đời nên khó đuổi.
Chuyện lương thấp nhưng nhiều người vẫn muốn “vào nhà nước”, ông Huân cho rằng vẫn có người làm với mục đích phục vụ, nhưng có người mục đích khác. Nhiều lao động nữ vào khu vực này chấp nhận lương thấp nhưng kiếm suất đi học, dành thời gian cho gia đình nhiều hơn,… Do đó, yếu tố cần thiết nhất là phải có tiêu chí đánh giá. “Khi có tiêu chí đánh giá thì cứ căn cứ vào đó để đánh giá kết quả ông làm. Hoàn thành tốt thì được thưởng gì, động viên gì và cái mà ông làm không tốt thì xử lý ra sao. Tất cả mọi thứ rõ ràng. Như DN tự xây dựng các quy chế, rất chặt chẽ, chứ không rõ ràng tạo nghich ly của biên chế suốt đời” – ông Huân chia sẻ.
QUỲNH CHI
Theo Laodong
Giảm tối thiểu 400.000 biên chế trong 4 năm tới
Thu gọn cấp xã, tổ chức linh hoạt sở ngành, giảm đơn vị trực thuộc bộ... là giải pháp được nêu trong Nghị quyết của Trung ương.
Hội nghị Trung ương 6, khoá 12 đã ban hành Nghị quyết về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Trung ương Đảng vừa ban hành Nghị quyết số 18 về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Ông Nguyễn Đức Hà (thành viên tổ biên tập dự thảo Nghị quyết, Ban Tổ chức Trung ương) cho hay, Nghị quyết đề ra bốn nhóm mục tiêu cụ thể đến năm 2021, bao gồm việc giảm tối thiểu 10% biên chế so với năm 2015.
Theo ông, hiện có bốn triệu người hưởng lương từ ngân sách nhà nước (không tính lực lượng vũ trang), với mục tiêu trên thì nhiệm vụ của các cơ quan trong bốn năm tới là giảm tối thiểu 400.000 biên chế.
Thu gọn cấp xã
Nghị quyết của Trung ương đề ra việc sắp xếp thu gọn hợp lý các đơn vị hành chính cấp xã chưa đạt 50% tiêu chuẩn về quy mô dân số, diện tích tự nhiên; giảm số lượng thôn, tổ dân phố.
Quy định hiện hành yêu cầu cấp xã phải từ 30 km2 và 5.000 người trở lên, tuy nhiên ông Hà cho biết cả nước có tới 724 xã chưa đạt một nửa tiêu chí về dân số và diện tích tự nhiên; thậm chí nhiều xã - phường chưa đến một km2.
"Những xã nhỏ quá sẽ được nhập lại. Hiện trung bình mỗi xã có trên 20 công chức, chưa kể những người hoạt động không chuyên trách. Việc sáp nhập hàng trăm xã sẽ giúp tiết kiệm cho ngân sách cả nghìn tỷ đồng mỗi năm", ông Hà nói.
Ông Nguyễn Đức Hà cho biết Trung ương Đảng đặt mục tiêu đến năm 2021 giảm tối thiểu 10% biên chế so với năm 2015. Ảnh: Vinh An
Tổ chức linh hoạt sở ngành cấp tỉnh
Về tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết tới đây sẽ phân cấp mạnh cho địa phương, "không áp khung chung cho tất cả tỉnh, thành như trước mà tạo cơ chế mở, trao quyền chủ động cho cơ sở".
Cụ thể, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh sẽ được tổ chức thành hai nhóm, gồm các sở ngành mà địa phương nào cũng có, gọi tắt là sở "cứng" như Sở Giáo dục Đào tạo, Sở Y tế...
Nhóm còn lại là các sở ngành được tổ chức sở phù hợp với mô hình chính quyền đô thị, chính quyền nông thôn và đặc thù chuyên ngành (sở "mềm"), ví dụ Sở Ngoại vụ, Ban Dân tộc, Sở Du lịch...
"Chính quyền địa phương được quyền xem xét, quyết định nên hợp nhất, giải thể, có thành lập hay không sở ngành nào để phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trên địa bàn", Bộ trưởng Nội vụ nhấn mạnh.
Tương tự, Trung ương chỉ quy định chung về số lượng cấp phó và địa phương được quyền bố trí cụ thể, miễn sao không vượt khung.
Giải thích nội dung trên, ông Nguyễn Đức Hà nêu ví dụ, một tỉnh có 15 sở ngành, trung bình mỗi sở ngành có 3 phó, tổng cộng là 45 cấp phó. "Nếu Sở Nông nghiệp nhiều việc, tỉnh có thể bố trí 4 phó giám đốc, Sở Tư pháp ít việc thì một phó, miễn sao toàn tỉnh không quá 45 nhân sự cấp phó", ông Hà nói. Ông cũng cho rằng, việc cắt giảm người làm lãnh đạo, quản lý sẽ giúp ngân sách bớt gánh nặng về phương tiện, trụ sở, phụ cấp...
Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết các sở ngành ở địa phương sẽ được tổ chức linh hoạt. Ảnh: Hoài Thu
Giảm số lượng đơn vị trong các bộ
Trung ương thống nhất yêu cầu tinh gọn đầu mối bên trong, giảm cơ bản số lượng tổng cục, cục, vụ, phòng; không thành lập tổ chức mới, không thành lập phòng trong vụ...
"Sau ba nhiệm kỳ, từ khóa 11 đến nay nay, số tổng cục tăng gấp đôi, lên 42 đơn vị. Nghĩa là bộ máy có 42 tổng cục trưởng, khoảng 200 tổng cục phó, chưa kể các đơn vị bên trong tổng cục cũng phát sinh theo. Chỉ giảm riêng chỗ này cũng rất đáng kể rồi", ông Hà nhấn mạnh.
Ngoài ra, theo ông, Trung ương Đảng đã yêu cầu tiếp tục nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phạm vi quản lý đa ngành, đa lĩnh vực của một số bộ, ngành, nhất là những cơ quan có chức năng tương đồng, trùng lắp để có giải pháp phù hợp.
"Việc nghiên cứu này là cơ sở thu gọn đầu mối trong nhiệm kỳ tới, như: Ngành giao thông - xây dựng; tài chính - kế hoạch đầu tư; lĩnh vực dân tộc - tôn giáo...", ông Hà nói.
Cơ chế tiền lương theo sau việc tổ chức bộ máy
Không phải lần đầu nỗ lực tinh giản biên chế được triển khai, tuy nhiên nhiều năm qua Chính phủ đối mặt với tình trạng "càng nói tinh giản bộ máy càng phình ra". Vậy lần này có gì khác?
Theo ông Hà, lần này Trung ương nêu rõ Đảng thống nhất lãnh đạo xây dựng và quản lý tổ chức bộ máy, biên chế của toàn hệ thống chính trị; ở Trung ương trực tiếp là Bộ Chính trị; ở địa phương trực tiếp là ban thường vụ cấp uỷ cấp tỉnh.
Cụ thể, Ban Tổ chức Trung ương quản lý hệ thống tổ chức của Đảng và đoàn thể; Bộ Nội vụ quản biên chế khối nhà nước; Ủy ban thường vụ Quốc hội quản lý biên chế Quốc hội; Chủ tịch nước quản Văn phòng Chủ tịch nước và khối tư pháp...
"Bộ ngành nào muốn tăng thêm một vụ, cục hoặc tương đương trở lên thì phải xin ý kiến Bộ Chính trị. Như vậy là không dễ hay nói đúng hơn là không thể tự tiện phát sinh bộ máy và biên chế", ông Hà phân tích.
Thời gian tới, cấp có thẩm quyền sẽ phân công cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị. Ví dụ giảm 10% biên chế, "anh thực hiện tốt được khen thưởng, nếu không sẽ có chế tài. Đây là tiêu chí để cất nhắc, đề bạt cán bộ".
Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân cũng cho hay, biên chế được tinh giản dựa trên 3 trụ cột chính là giảm đầu mối; tổ chức lại cơ cấu bên trong và sắp xếp chức năng các đơn vị không trùng lặp.
"Hội nghị Trung ương 7 trong năm tới sẽ bàn về cơ chế tiền lương, chính là dựa trên cơ sở giải quyết được hai Nghị quyết lần này về sắp xếp tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị và đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập", ông Tân cho biết.
Theo Hoàng Thuỳ - Võ Hải - Anh Minh (VNE)
Sắp có kết luận vụ "đòi" cảng Quy Nhơn cho nhà nước Tại buổi làm việc với đoàn công tác của Trung ương Đảng do ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư dẫn đầu, Bí thư và Chủ tịch tỉnh Bình Định đều tha thiết kiến nghị thu hồi lại cảng Quy Nhơn về cho nhà nước. Ngày 4/7, đoàn công tác của Trung ương Đảng do ông...