Làm gì để sản xuất công nghiệp sớm ổn định?

Theo dõi VGT trên

Trong 7 tháng năm 2021, dịch bệnh COVID-19 bùng phát mạnh cùng với việc áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội tại nhiều tỉnh, thành phố đã ảnh hưởng tới lưu thông hàng hóa.

Sự gián đoạn của các chuỗi cung ứng đã khiến sản xuất công nghiệp gặp nhiều khó khăn.

Các doanh nghiệp bộ, ngành đã nêu ra những kiến nghị để sớm ổn định sản xuất, thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

Làm gì để sản xuất công nghiệp sớm ổn định? - Hình 1
Sản xuất linh kiện điện tử kỹ thuật cao tại Cty TNHH Nidec Sankyo Việt Nam (Nhật Bản) trong Khu Công nghệ cao TP Hồ Chí Minh. Ảnh minh họa: Thanh Vũ/TTXVN

Tăng trưởng thấp

Theo báo cáo từ Bộ Công Thương, hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 7/2021 chỉ tăng 1,8% so với tháng trước và tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng thấp nhất trong 7 tháng qua.

Trong đó, ngành khai khoáng tháng 7 giảm 8%; ngành chế biến, chế tạo tăng 2,9%; sản xuất và phân phối điện tăng 6,7%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 4,4% so với cùng kỳ.

Tính trong 7 tháng qua, nhiều ngành nghề có chỉ số sản xuất giảm. Cụ thể, khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 10,4%; khai thác than cứng và than non giảm 2,9%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc, thiết bị giảm 1,1%; công nghiệp chế biến, chế tạo khác giảm 15,8%.

Tuy nhiên, một số ngành công nghiệp cấp II lại có mức tăng trưởng cao hơn năm trước như: sản xuất kim loại tăng 34,7%; sản xuất xe có động cơ tăng 30,6%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 14,2%….

Tại các tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg để phòng chống dịch COVID-19, thống kê từ Bộ Công Thương cho thấy, có 7 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 7 giảm so với cùng kỳ năm trước. Đó là Thành phố Hồ Chí Minh giảm 19,4%; Long An giảm 14,6%; Cà Mau giảm 13,7%; Đồng Tháp giảm 5,7%; Trà Vinh giảm 5,3%; Bà Rịa – Vũng Tàu giảm 1,9%; Bến Tre giảm 0,2%.

Tuy nhiên, nhờ các giải pháp quyết liệt, không để đứt gãy chuỗi cung ứng, đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch bệnh với phương án 3 tại chỗ, thực hiện các đơn hàng sản xuất đã ký kết hợp đồng trước đó, nhiều địa phương vẫn có mức tăng trưởng nhẹ về sản xuất như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội…

Video đang HOT

Ông Đào Phan Long, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam (VAMI) cho hay, việc lưu thông hàng hóa gặp khó, giãn cách xã hội khiến nhiều doanh nghiệp trong ngành chế tạo, sản xuất linh kiện phải ngừng hoặc giảm công suất sản xuất. Hiện có tới 70-80% số doanh nghiệp trong ngành đang khó khăn, đứng trước nguy cơ dừng sản xuất, phá sản; trong đó, chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các doanh nghiệp này không có doanh thu trong suốt nhiều tháng qua và đang hết sức khó khăn.

Cùng với đó, để giữ chân lao động và sản xuất cầm chừng, đáp ứng các đơn hàng đã ký kết, doanh nghiệp còn phải dành phần tài chính cho công tác phòng, chống dịch bệnh. Doanh nghiệp đang rất cần sự hỗ trợ về thuế, phí, các khoản vay ưu đãi sớm để vượt qua khó khăn đại dịch, ông Long cho biết thêm.

Sớm sản xuất trở lại

Theo dự báo của các hiệp hội ngành hàng, những khó khăn trong thời gian tới là khó lường khi tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Theo ông Đào Phan Long, để hỗ trợ doanh nghiệp sớm đi vào hoạt động sản xuất, ngoài các nỗ lực về kiểm soát dịch từ các đơn vị, doanh nghiệp thì cũng cần sớm triển khai tiêm vaccine cho người lao động tại các đơn vị, nhà máy… Hiện nay, nhiều doanh nghiệp nằm trong vùng bị phong tỏa, cách ly phải cho người lao động nghỉ việc, giãn việc. Khi doanh nghiệp mở cửa trở lại thì áp lực giao hàng rất lớn, phải bố trí làm ngoài giờ.

“Tuy nhiên, Bộ luật Lao động quy định thời giờ làm thêm không được phép quá 40 giờ trong 1 tháng. Vì vậy, cần cho phép doanh nghiệp sau thời gian phong tỏa được bố trí thời gian làm thêm quá quy định nêu trên để giải quyết các đơn hàng tồn đọng. Doanh nghiệp vẫn sẽ bù trừ các tháng để đảm bảo không quá 300 giờ/năm theo quy định”, ông Long nói.

Ông Nguyễn Quang Vinh, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Vật liệu Tầm nhìn Việt cũng cho rằng, nguy cơ bùng phát tại các khu công nghiệp, nhà xưởng là rất cao. Vì vậy, giải pháp để doanh nghiệp ổn định sản xuất là tiêm vaccine và kiểm soát chặt chẽ người lao động của mình.

“Chúng tôi rất mong sự hỗ trợ của nhà nước để người lao động trong doanh nghiệp sớm được tiêm phòng vaccine, điều này giúp doanh nghiệp đẩy mạnh công suất sản xuất, sớm trả đơn hàng cho đối tác…”, ông Vinh cho hay.

Theo Bộ Công Thương, việc duy trì liên tục các chuỗi giá trị và cung ứng của các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là cực kỳ quan trọng trong ngắn hạn cũng như đảm bảo phát triển kinh tế đất nước trong dài hạn.

Tuy nhiên, khi dịch bệnh bùng phát trở lại, tập trung chủ yếu ở các tỉnh có số lượng lớn khu công nghiệp và doanh nghiệp trong các ngành chế biến chế tạo đã khiến hoạt động sản xuất bị gián đoạn, nhiều doanh nghiệp phải dừng sản xuất, ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng, đặc biệt là các đơn hàng xuất khẩu

Đại diện Cục Công nghiệp – Bộ Công Thương nhận định, ảnh hưởng của dịch bệnh khiến nhiều doanh nghiệp buộc phải cắt giảm lao động. Điều này sẽ gây khó khăn rất lớn cho việc tìm kiếm nguồn lao động trở lại của doanh nghiệp khi phục hồi sản xuất sau dịch bệnh, đặc biệt là đối với các ngành nghề yêu cầu lao động có tay nghề, chuyên môn nhất định như cơ khí, điện tử… Bên cạnh đó, theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, các chính sách hỗ trợ của nhà nước về tín dụng, thuế cho doanh nghiệp, an sinh xã hội cho người lao động vẫn còn khó được tiếp cận.

Do vậy, để sớm ổn định, duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp, Bộ Công Thương đề nghị các bộ, ngành liên quan cần xem xét cho phép áp dụng linh hoạt quy định về giờ làm thêm trong thời kỳ dịch bệnh. Cụ thể, cho phép doanh nghiệp có thể làm thêm nhiều hơn quy định trong tháng để tạo điều kiện tăng ca sản xuất, bảo đảm kịp tiến độ giao hàng – đặc biệt là đối với những đơn hàng xuất khẩu trong các ngành hàng như dệt may, da – giày, điện tử…. Tuy nhiên, Bộ này cũng lưu ý doanh nghiệp vẫn đảm bảo không quá tổng thời gian làm thêm trong cả năm theo quy định của pháp luật về lao động.

Bộ Công Thương cũng đề nghị các bộ ngành rà soát, tham mưu Chính phủ các giải pháp hỗ trợ về tài chính cho các ngành sản xuất; trong đó, xem xét miễn, giảm hoặc gia hạn thời hạn tăng tiề.n thuê đất, thuê hạ tầng phục vụ sản xuất, kinh doanh. Bộ Tài chính xem xét tiếp tục có các chính sách ân hạn, giãn, hoãn nộp các khoản thuế, phí trong một thời hạn nhất định để hỗ trợ doanh nghiệp, cũng như tiếp tục các chính sách ưu đãi về thuế, phí để kích cầu tiêu dùng trong một số ngành hàng…

Linh hoạt hơn phương án duy trì sản xuất '3 tại chỗ'

Để đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch và duy trì hoạt động sản xuất trong điều kiện dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, các doanh nghiệp đang áp dụng một trong hai phương thức là "3 tại chỗ" hoặc "1 cung đường - 2 địa điểm".

Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế, rất khó để áp dụng lâu dài. Đó là ý kiến của nhiều doanh nghiệp tại chương trình tọa đàm trực tuyến "Hiến kế giải pháp duy trì ổn định sản xuất, lưu thông an toàn phòng, chống dịch" do Hiệp hội Doanh nghiệp Tp. Hồ Chí Minh tổ chức ngày 31/7.

Thách thức "tâm lý"

Linh hoạt hơn phương án duy trì sản xuất 3 tại chỗ - Hình 1

Công ty TNHH Điện tử Foster (Việt Nam) chuyên sản xuất linh kiện điện tử có vốn đầu tư nước ngoài tại đường số 5, khu công nghiệp Việt Nam - Singapore II (Phường Hoà Phú, thành phố Thủ Dầu Một) thực hiện "3 tại chỗ" cho 700 người lao động. Ảnh: TTXVN phát

Ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Tp. Hồ Chí Minh thông tin: Trong đợt dịch COVID-19 lần thứ 4, các doanh nghiệp đã trải qua hơn 2 tuần thực hiện phương thức "3 tại chỗ" hoặc "1 cung đường - 2 điểm đến" theo chỉ đạo của UBND Thành phố. Chưa bao giờ doanh nghiệp lại phải đối mặt với những áp lực khó khăn lớn như hiện nay, vừa phải ứng phó với việc đứt gãy chuỗi cung ứng, bất cập trong vận chuyển, lưu thông hàng hóa vừa phải đảm bảo đời sống, sinh hoạt hàng ngày cho người lao động.

Theo ông Chu Tiến Dũng, để thực hiện "3 tại chỗ" hay "1 cung đường - 2 điểm đến" là sự nỗ lực rất lớn của cả doanh nghiệp và người lao động nhằm thích nghi với điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp và thực hiện song song hai mục tiêu bảo vệ sức khỏe cho người dân và duy trì sản xuất, không để đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa. Tuy nhiên, quá trình thực hiện đã phát sinh rất nhiều khó khăn, bất cập cần tháo gỡ.

Ông Đoàn Võ Khang Duy, Phó Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Cơ khí - Điện Tp. Hồ Chí Minh cho biết: Với việc dịch COVID-19 lây lan rất nhanh trong cộng đồng và các khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung đông công nhân, việc áp dụng phương thức sản xuất - cách ly theo phương châm "3 tại chỗ" là giải pháp câng thiết để thiết lập các "vùng xanh" duy trì hoạt động sản xuất, không để đứt gãy các chuỗi cung ứng hàng hóa.

Tuy nhiên, theo ông Đoàn Võ Khang Duy, đây chỉ là giải pháp tình thế và có thể duy trì tối đa khoảng 1 tháng vì suy cho cùng, các công ty, nhà máy chỉ được thiết kế để phục vụ hoạt động sản xuất, không có chức năng nhà ở hay sinh hoạt cho người lao động. Để đáp ứng yêu cầu "3 tại chỗ" nhiều doanh nghiệp phải cơi nới, tận dụng tối đa các diện tích để người lao động có thể ở lại vừa sản xuất, vừa cách ly tại chỗ, nhưng qua hơn 2 tuần đã phát sinh các vấn đề về điều kiện an toàn, vệ sinh và tâm lý bất ổn trong người lao động.

Mặt khác, chi phí duy trì "3 tại chỗ" hiện nay quá cao, doanh nghiệp vừa phải trang bị cơ sở vật chất sinh hoạt, vừa phải lo ăn uống ngày 3 bữa và xét nghiệm COVID-19 định kỳ cho người lao động. Đây là gánh nặng không nhỏ đối với nhiều doanh nghiệp trong bối cảnh hiệu quả kinh doanh bị hạn chế.

Ông Phạm Văn Việt, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Việt Thắng Jean thông tin: Ngành dệt may là một trong những ngành đóng góp kim ngạch xuất khẩu lớn và sử dụng lực lượng lao động đông đảo. Do đó, trong mọi hoàn cảnh, các doanh nghiệp luôn cố gắng để duy trì hoạt động sản xuất, không để đứt gãy chuỗi cung ứng.

Tuy nhiên, trên thực tế, số lượng doanh nghiệp ngành dêt may đáp ứng được tiêu chí "3 tại chỗ" hay "1 cung đường - 2 điểm đến" rất ít. Ngay cả các doanh nghiệp đáp ứng được và đang sản xuất cũng chỉ bố trí sản xuất cho 35 - 50% số lao động để đảm bảo giãn cách và thực hiện 5K. Điều này khiến công suất sản xuất giảm đáng kể, khó đáp ứng đúng tiến độ giao hàng cho các hợp đồng đã ký.

Một vấn đề khiến cả người lao động và doanh nghiệp lo lắng là thông tin dịch bệnh đang rất nhiễu, cộng với việc nhiều địa phương bắt đầu thực hiện đưa người lao dộng trở về quê tránh dịch. Một số người lao động đang sản xuất trong nhà máy, nhưng có tâm lý muốn về quê vì sợ dịch kéo dài, trong khi doanh nghiệp đứng trước tình trạng thiếu hụt lao động trong và sau khi dịch được kiểm soát.

Cần phương án linh hoạt hơn

Dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp nên các doanh nghiệp kiến nghị cần có những phương án linh hoạt hơn trong việc thực hiện mục tiêu duy trì sản xuất.

Ông Đoàn Võ Duy Khang cho rằng, không thể áp dụng "3 tại chỗ" trong bối cảnh công tác kiểm soát dịch COVID-19 kéo dài quá lâu. Điều này không chỉ gây khó khăn cho doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần, tâm lý của người lao động.

Theo đó, cần mở rộng các biện pháp phòng chống dịch bằng cơ chế ưu tiên vaccine, phủ rộng phương pháp test nhanh sàng lọc, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý lao động thay vì cách ly cơ học như hiện nay.

"Doanh nghiệp dù có thực hiện "3 tại chỗ" vẫn có những bộ phận phải thường xuyên tương tác, tiếp xúc bên ngoài nên cần ưu tiên tiêm vaccine cho lao động tại các doanh nghiệp này. Khi đã tiêm vaccine, ngành y tế có cơ chế đán.h giá nguy cơ giữa nhóm đã tiêm và chưa tiêm, tránh việc cách ly toàn bộ đối tượng F1, F2 đã được tiêm vaccine nhằm duy trì nguồn nhân lực cho sản xuất. Suy cho cùng, bản thân mỗi doanh nghiệp ý thức rõ nhất về thiệt hại khi xảy ra dịch bệnh. Vì vậy, cần có cơ chế trao quyền kiểm soát và tự chịu trách nhiệm đối với việc phòng, chống dịch trong doanh nghiệp cho doanh nghiệp.", ông Khang đề xuất.

Ông Phạm Văn Việt nhấn mạnh: Việc kéo dài sản xuất "3 tại chỗ" phát sinh nhiều vấn đề mà người quản lý chưa từng trải qua, không chỉ lo ăn, ở mà còn phải thường xuyên nắm bắt tâm lý, nhu cầu tinh thần của người lao động. Do đó, doanh nghiệp đề xuất được áp dụng linh hoạt về thời gian giãn ca, thay ca luân phiên giữa các nhóm người lao động trong điều kiện kiểm soát dịch bệnh trong doanh nghiệp. Đồng thời, các cơ quan chức năng xây dựng lại bộ tiêu chí "3 tại chỗ" phù hợp với đặc thù từng ngành nghề nếu phải áp dụng trong thời gian dài.

Ngoài ra, ông Phạm Văn Việt cũng kiến nghị ngành y tế sớm hướng dẫn quy trình xử lý cụ thể hơn trong trường hợp doanh nghiệp "3 tại chỗ", nhưng xuất hiện ca nhiễm COVID-19 vì hiện nay có một số doanh nghiệp vẫn đang lúng túng khi xảy ra sự cố.

Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp chia sẻ, hiện nay lượng thông tin trên các kênh mạng xã hội rất nhiễu loạn, ảnh hưởng lớn đến tinh thần của người lao động. Do vậy, Tp. Hồ Chí Minh cần đẩy mạnh thông tin qua các sản phẩm truyền thông chính thống, phục vụ tuyên truyền cho người lao động trong các doanh nghiệp đang thực hiện "3 tại chỗ", giúp người lao động yên tâm sản xuất.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Đình chỉ cô giáo ở Hà Nội có hành vi thân mật với na.m sin.h trong lớp học
17:15:34 02/10/2024
Bão Krathon vào Biển Đông thành bão số 5, giật trên cấp 17
08:18:31 01/10/2024
Tìm thấy th.i th.ể thứ 5 trong vụ sạt lở tại quốc lộ 2 qua Hà Giang
10:47:24 02/10/2024
Mất tiề.n tỷ, người phụ nữ tiếp tục bị lừa vì tin "luật sư Huy"
15:07:37 02/10/2024
Bà Nguyễn Phương Hằng thông báo ủng hộ thêm 10 tỷ đồng, dừng giao lưu
13:05:28 02/10/2024
"Ăn sáng Hà Nội, ăn trưa Sài Gòn" nhờ đường sắt tốc độ cao
10:01:40 01/10/2024
Chưa rõ nguồn gốc chai nước phát miễn phí khiến nhiều học sinh Hà Nội phải nhập viện
21:08:40 01/10/2024
Lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam chi 1 tỷ USD nhập khẩu gạo
13:12:45 02/10/2024

Tin đang nóng

Phan Đạt rút khỏi showbiz hậu "bó.c phố.t" chấn động, một nam diễn viên lập tức khóa trang cá nhân
15:09:26 02/10/2024
Xác minh clip nữ "giáo viên" có cử chỉ thân mật, phản cảm với na.m sin.h THPT
16:00:10 02/10/2024
NSƯT Hữu Châu bị réo chèn ép diễn viên trẻ, Phan Đạt công khai tin nhắn riêng tư
16:19:43 02/10/2024
Bà Phương Hằng "quay xe", huỷ kèo quyên góp bão lũ, bị 1 sao nam réo thẳng tên
17:44:50 02/10/2024
Miss Grand 2024: Quế Anh bị phẫn nộ khủng khiếp, chưa từng có lịch sử nhan sắc
15:15:24 02/10/2024
Nữ giáo viên trẻ có cử chỉ thân mật, phản cảm với na.m sin.h THPT tường trình gì?
17:23:55 02/10/2024
Beyoncé nhận kết cục đắng vì dính líu tội ác của Diddy, thao túng Justin Bieber?
17:19:26 02/10/2024
Phùng Tiểu Cương: Diddy bản Trung, biến em Triệu Lệ Dĩnh thành con rối mua vui
16:04:19 02/10/2024

Tin mới nhất

B.é tra.i 6 tuổ.i ở TPHCM đầy thương tích, nghi bị bạ.o hàn.h

19:48:36 02/10/2024
Hôm nay (ngày 2/10), Công an quận 8, TPHCM đang phối hợp cùng các đơn vị liên quan để điều tra vụ b.é tra.i 6 tuổ.i bị thương tích nghi do bị bạ.o hàn.h xảy ra trên địa bàn. Bé tên N.T.K., 6 tuổ.i.

Hàng chục con hổ chế.t bất thường ở Đồng Nai: Khu du lịch đã mổ xác và cấp đông

19:46:36 02/10/2024
Sau khi các con hổ chế.t bất thường, khu du lịch Vườn Xoài đã mổ xác rồi cấp đông. Cơ quan chức năng Đồng Nai phối hợp cùng các đơn vị đang điều tra nguyên nhân.

Hiện trạng cầu phao Phong Châu sau khi phải tháo rời do nước sông chảy xiết

19:43:09 02/10/2024
Mực nước trên sông Hồng tại tỉnh Phú Thọ dâng cao, chảy xiết, lực lượng chức năng buộc phải tháo rời cầu phao Phong Châu để đảm bảo an toàn cho người dân và trang thiết bị.

Diễn biến thời tiết mới nhất tại Làng Nủ và cuộc sống người dân ở khu tạm cư

19:40:30 02/10/2024
Lãnh đạo UBND xã Phúc Khánh (huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) vừa cập nhật tình hình thời tiết mới nhất tại thôn Làng Nủ và tình hình thi công khu tái định cư trên địa bàn.

Hàng loạt hổ chế.t tại Đồng Nai, Long An: Viện Pasteur TPHCM xác minh khẩn

19:38:03 02/10/2024
Viện Pasteur TPHCM đang tiến hành xác minh khẩn khi chỉ trong khoảng 1 tháng, hàng chục con hổ, sư tử, báo tại Đồng Nai và Long An chế.t chưa rõ nguyên nhân, nhiều cá thể dương tính với virus cúm A/H5N1.

Khoảng 30 người tiếp xúc với hổ chế.t nghi nhiễm cúm A/H5N1 tại Đồng Nai

18:47:41 02/10/2024
Hôm nay (2/10), ông Lê Quang Trung - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai - cho biết qua điều tra dịch tễ, bước đầu ghi nhận có 30 người tiếp xúc với các con hổ tại khu du lịch Vườn Xoài (phường Phước Tân, TP Biên Hòa).

30 cá thể hổ và sư tử chế.t ở Long An được xử lý thế nào?

18:45:38 02/10/2024
Ngành chức năng tỉnh Long An cho biết đã tiêu huỷ toàn bộ 27 con hổ và 3 con sư tử bị chế.t do nghi nhiễm virus H5N1.

Trong 5 phút, lũ quét mang 1,6 triệu m nước và đất đá gây thảm họa Làng Nủ

15:28:05 02/10/2024
Sáng 2/10, Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức hội thảo khoa học Thảm họa Làng Nủ - Nguyên nhân và giải pháp phòng tránh .

Sạt lở ở Hà Giang, khách đi không được ở không xong: Chính quyền cảnh báo

14:26:09 02/10/2024
Những ngày qua, Hà Giang là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ kéo dài. Đặc biệt trận mưa lũ tại huyện Bắc Quang tính tới ngày 1/10 khiến ít nhất 4 người thiệ.t mạn.g, vẫn còn người mất tích.

Cơn bão rất mạnh Krathon đang di chuyển thế nào?

14:20:54 02/10/2024
Bão Krathon đang hoạt động trên vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc Biển Đông, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14-15, giật trên cấp 17.

Lũ sông Hồng tại Yên Bái đạt đỉnh, nhiều tỉnh nguy cơ lũ quét

14:14:41 02/10/2024
Lũ trên sông Thao (sông Hồng) đoạn qua tỉnh Yên Bái đã đạt đỉnh và đang xuống, ngập lụt cũng giảm dần tại khu vực trũng thấp.

Phụ huynh đi ô tô vào sân trường làm học sinh bị thương

14:07:02 02/10/2024
Một phụ huynh điều khiển ô tô vào sân Trường THCS & THPT Chu Văn An (TP Móng Cái, Quảng Ninh) đã va chạm, làm học sinh H. bị thương.

Có thể bạn quan tâm

'Hoa sữa về trong gió' tập 25: Linh bóc trần 'chiêu bẩn' của Hoàn?

Phim việt

19:45:29 02/10/2024
Hoa sữa về trong gió tập 25: Trang gặp người mới; Hiếu hẹn vợ nói chuyện; Hoàn tiếp tục dùng nhiều chiêu để hạ bệ Linh.

Động đất mạnh ở Philippines và Tonga

Thế giới

19:43:17 02/10/2024
Trong khi đó, một trận động đất khác có độ lớn 6,6 cũng đã làm rung chuyển khu vực cách thị trấn Neiafu của Tonga 156 km về phía Đông Đông Nam.

Lối thoát cho sự nghiệp của Dele Alli

Sao thể thao

19:42:59 02/10/2024
Theo truyền thông Anh, Genoa đang liên hệ với Alli để tìm hiểu về khả năng ký hợp đồng với cầu thủ theo dạng chuyển nhượng tự do. Cá nhân cựu sao Tottenham cũng hứng với việc trở lại thi đấu.

Kẻ phá hủy nỗ lực của HIEUTHUHAI

Sao việt

19:41:48 02/10/2024
Với những gì đã làm, Negav chắc chắn phải chịu trách nhiệm. Nhưng những cố gắng của HIEUTHUHAI và các thành viên GERDNANG thì Negav sẽ đền bù bằng cách nào?

NTK Thái Công chia sẻ lý do không xoá những bình luận tiêu cực trên bài đăng MXH: Tôi cảm thông vì họ chưa nhận được sự tôn trọng và tình yêu!

Netizen

19:28:33 02/10/2024
Chúng ta không nên khép cửa lại mà phải mở một cánh cửa ra để họ có cơ hội thay đổi, để họ hiểu rằng cuộc sống không phải là những sự ganh ghét mà là sự phát triển của mỗi cá nhân.

Hai cựu hiệu trưởng và thuộc cấp chi sai, hạch toán ngoài sổ sách cả trăm tỷ đồng

Pháp luật

18:31:02 02/10/2024
Ngày 2/10, Viện KSND tỉnh Đồng Nai đã hoàn tất cáo trạng truy tố 8 bị can là cựu lãnh đạo và nhân viên Trường Đại học Đồng Nai về tội tham ô tài sản và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ...

Nhận miễn phí tựa game có giá gần 300.000 VND trên Steam, thời gian chỉ kéo dài 24 tiếng

Mọt game

17:38:27 02/10/2024
Không giống như Epic Games Store với những ưu đãi miễn phí định kỳ mỗi tuần, Steam thường xuyên mang tới những bất ngờ thú vị tới với người chơi.