Làm gì để hạn chế sự lây nhiễm của vi khuẩn, virus?
Vi khuẩn, virus chính là những tác nhân liên quan lớn nhất đến sức khoẻ của con người. Hạn chế sự lây nhiễm của vi khuẩn, virus sẽ giúp sức khỏe ổn định.
Chia sẻ về những nguy hiểm của vi khuẩn, virus với sức khỏe con người, bác sĩ Trần Quốc Khánh – Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết: “Trong 10 vấn đề sức khoẻ mà Tổ chức Y tế Thế giới quan tâm năm 2019 thì có đến 6 nội dung có liên quan đến các loài vi khuẩn và virus. Chúng bao gồm: vấn đề virus cúm, virus HIV, virus Ebola, sốt xuất huyết, kháng kháng sinh và vấn đề sự e ngại trong tiêm phòng vắc xin. Điều đó đã nói lên một điều thực sự rõ ràng rằng vi khuẩn-virus chính là những tác nhân liên quan lớn nhất đến sức khoẻ của con người trên toàn thế giới.”
Để phần nào giúp mọi người hiểu được sự liên quan giữa những tác nhân này với sức khoẻ, bác sĩ Khánh đã đưa ra những lưu ý sau:
Vi khuẩn-virus chính là những tác nhân liên quan lớn nhất đến sức khoẻ của con người. (Ảnh minh họa)
Vi khuẩn, virus là nguyên nhân gây bệnh truyền nhiễm
Bệnh truyền nhiễm là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh và tử vong ở Hoa Kỳ cũng như trên toàn thế giới. Đặc biệt là những người có hệ miễn dịch yếu như người có bệnh tim mạch, tiểu đường, trẻ nhỏ, già yếu, ung thư hoặc những người đang dùng thuốc ức chế hệ miễn dịch…
Top những bệnh truyền nhiễm thường gặp và nguy hiểm nhất với trẻ nhỏ hiện nay bao gồm bệnh cúm do virus cúm, bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue, bệnh sởi và Rubella, bệnh chân tay miệng do virus Coxsackie A16 và 1 số virus khác, bệnh bạch hầu…và gần đây nhất là viêm đường hô hấp cấp do virus corona.
Với vi khuẩn thì kháng sinh mang lại hiệu quả chữa trị rất tốt tuy nhiên luôn có sự chạy đua giữa việc phát minh ra những kháng sinh mới với sự kháng kháng sinh của những dòng vi khuẩn đột biến, ở đó cơ hội của chúng ta luôn thấp hơn loài sinh vật bé nhỏ này. Còn với virus thì kháng sinh không mang lại hiệu quả chữa trị mà cơ bản sẽ dựa vào việc dự phòng cũng như tăng cường hệ miễn dịch.
Theo bác sĩ Khánh, hầu hết các loài vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể qua các “kẽ hở” trên cơ thể chúng ta như mũi, miệng, tai, hậu môn và đường sinh dục. Chúng cũng có thể được truyền qua da của chúng ta thông qua côn trùng hoặc động vật cắn hoặc qua việc tiêm truyền. Cách tốt nhất để ngăn ngừa nhiễm trùng là ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể bằng cách kiểm soát những đường vào này.
Những việc cần làm để hạn chế sự lây nhiễm của vi khuẩn, virus
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể
Video đang HOT
Bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể giúp tăng sức đề kháng chống lại virus xâm nhập. (Ảnh minh họa)
Bữa ăn cân bằng lành mạnh là vô cùng quan trọng. Chúng ta cần tập trung vào: Trái cây, rau, ngũ cốc, các sản phẩm sữa và sữa ít béo hoặc không béo. Thịt nạc, thịt gia cầm, cá, đậu, trứng và các loại hạt. Bổ sung chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, cholesterol, muối (natri) và đường.
Trái cây rau quả có nhiều vitamin và khoáng chất. Protein là cần thiết để chữa lành vết thương. Thực phẩm giàu chất xơ như rau và ngũ cốc nguyên hạt giúp cải thiện và tăng cường năng lực đường tiêu hoá. Axit béo omega-3 có trong cá giúp giảm táo bón và quá trình viêm.
Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, chúng ta cũng nên chú ý vệ sinh an toàn thực phẩm, trong đó đặc biệt luôn đảm bảo những thực phẩm tươi sống không tiếp xúc với thực phẩm đã nấu chín (qua tủ lạnh, dao, thớt…)
Thường xuyên vệ sinh nhà cửa giúp ngăn chặn các ổ dịch phát sinh trong gia đình (Ảnh minh họa)
Vệ sinh sạch sẽ các vật dụng trong nhà
Việc vệ sinh các vật dụng trong nhà thường xuyên sẽ đảm bảo không gian gia đình sạch sẽ, đảm bảo môi trường sống lý tưởng mà còn hạn chế và ngăn ngừa các ổ dịch phát sinh trong gia đình. Một số đồ vật chúng ta cần chú ý để vệ sinh bao gồm:
Quạt:
Quạt bẩn không chỉ khiến quạt hoạt động kém hiệu quả, tuổi thọ giảm mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình. Bụi bẩn trong quạt sẽ ảnh hưởng đến hô hấp, cần vệ sinh thường xuyên để đảm bảo quạt giữ vệ sinh và trong quá sử dụng.
Chăn màn:
Chăn, ga, gối đệm là những vật dụng được sử dụng hàng ngày nên rất dễ bị bám bẩn. Nếu không vệ sinh sạch sẽ thường xuyên chúng sẽ trở thành ổ vi khuẩn ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình chúng ta.
Ruột chăn nếu không bị ố bẩn bạn có thể không cần giặt mà nên phơi dưới ánh nắng mặt trời. Ánh nắng mặt trời sẽ giúp tiêu diệt các vi khuẩn và mầm mống bệnh vẫn còn sót lại ở trong chăn.
Vỏ gối nên giặt mỗi tuần một lần, kết hợp cùng với đó, phơi nắng ruột gối để tiêu diệt nguồn vi khuẩn.
Gấu bông, đồ chơi của trẻ:
Trẻ em vốn có sức đề kháng yếu hơn so với người lớn nên trong thời điểm dịch bệnh diễn ra, đảm bảo vệ sinh các vật dụng hằng ngày để đảm bảo sức khỏe các bé càng trở nên cần thiết
Gấu bông và đồ chơi là những vật dụng thân thuộc và thường được các bé cầm nắm, tuy nhiên nơi đây cũng tích tụ nhiều vi khuẩn có thể gây bệnh, đặc biệt là gấu bông.
Để đề phòng và ngăn ngừa dịch bệnh, các mẹ cần giặt gấu bông của bé thường xuyên và vệ sinh, thậm chí khử trùng các món đồ chơi mà bé thường mang theo
Sự tồn tại và phát triển của vi khuẩn trên chăn ga, gấu bông, áo quần, v.v. có thể được loại bỏ bằng các sản phẩm giặt giũ chuyên dụng hoặc dung dịch thuốc tẩy.
Rửa tay bằng xà phòng giúp loại bỏ vi khuẩn gây bệnh (Ảnh minh họa)
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn
Một trong những biện pháp ngăn ngừa và tiêu diệt vi khuẩn được khuyên dùng hữu hiệu nhất hiện nay đó là rửa tay bằng xà phòng vừa giúp giết chết vi trùng, loại bỏ nhiều bụi bẩn, mảnh vụn cũng như các mầm bệnh.
Tiêm phòng đầy đủ
Đây là một trong những giải pháp dự phòng hiệu quả và rẻ nhất hiện nay. Hãy đảm bảo các thành viên trong gia đình được tiêm phòng đầy đủ bệnh thủy đậu, sởi, uốn ván, viêm màng não, bệnh zona, quai bị, viêm gan, cúm, ho gà, viêm phổi (Streptococcus pneumoniae), sởi Đức (Rubella) và HIV.
Nỗi lo an toàn thực phẩm ngày Hè
Mùa Hè thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus phát triển dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm tăng cao.
Đặc biệt, việc các cơ sở sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ hoạt động trở lại cũng là một yếu tố làm gia tăng bệnh truyền nhiễm.
Xét nghiệm lấy mẫu thực phẩm chuyên sâu tại chợ Phùng Khoang. Ảnh: Trần Thảo
Bảo đảm ATTP không quên phòng dịch
Theo khảo sát của phóng viên Kinh tế & Đô thị, mở cửa trở lại sau một thời gian dài nghỉ dịch Covid-19, nhiều nhà hàng, quán ăn trên các phố Tô Hiệu, Duy Tân (quận Cầu Giấy), đường Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm), Huỳnh Thúc Kháng, Nguyên Hồng (quận Đống Đa)... không chỉ ý thức tốt trong việc bảo đảm ATTP mà còn thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang, sát khuẩn tay...
Trước khi mở cửa trở lại, anh Đặng Mạnh - chủ nhà hàng cá lăng trên địa bàn phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm đã tu sửa lại hệ thống nhà hàng, bếp ăn ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ, đồng thời tập huấn, bồi dưỡng kiến thức vệ sinh ATTP cho nhân viên nhà hàng trong thời gian nghỉ dịch. "Từ khi mở cửa đến nay, chúng tôi luôn ý thức việc bảo đảm ATTP từ khâu chọn mua nguyên liệu, thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, rửa tay, đeo bao tay, khẩu trang khi chế biến thực phẩm. Ngoài ra, việc rửa bát, tráng bát bằng nước đun sôi cũng được nhà hàng thao tác rất cẩn thận, tỉ mỉ. Bên cạnh hướng dẫn khách rửa tay, sát khuẩn trước khi vào nhà hàng, chúng tôi cũng tuyên truyền để khách luôn ý thức trong việc phòng, chống dịch" - anh Mạnh cho biết.
Còn chị Thục Quyên - chủ nhà hàng chuyên gà trên phố Duy Tân, quận Cầu Giấy cho hay, nhà hàng không chỉ khắt khe trong chọn lựa thực phẩm chất lượng mà còn đặc biệt chú trọng khâu vệ sinh ATTP. Ngay từ khi mở cửa trở lại, nhà hàng đã chuẩn bị mọi khâu phòng dịch như nước sát khuẩn, xà phòng để phục vụ khách.
Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, việc ăn uống an toàn chưa thực sự được coi trọng, nhất là đối với một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng có thói quen sử dụng thức ăn đường phố. Rất nhiều chủng loại thực phẩm chế biến sẵn như cá kho, cá rán, đậu rán, vịt quay, thịt nướng, các loại dưa cà muối... sẵn sàng phục vụ thực khách. Do sự tiện lợi, nhiều người lựa chọn thức ăn đã sơ chế, chế biến sẵn, tuy nhiên, nhiều loại thực phẩm này tiềm ẩn không ít nguy cơ mất an toàn như không có tủ kính che đậy, khiến bụi bặm, ruồi nhặng mang theo vi khuẩn có thể xâm nhập.
Sở Y tế cũng yêu cầu Chi cục ATVSTP phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP và TTYT quận, huyện, thị xã trên địa bàn trong việc thông báo, trao đổi thông tin về các trường hợp mắc dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm để chủ động giám sát, xử lý tại cộng đồng.
Tăng cường giám sát
Đề cập đến công tác quản lý ATTP, Trưởng phòng Y tế quận Nam Từ Liêm Nguyễn Anh Tuấn cho biết, thời gian qua, lực lượng chức năng quận liên tục tăng cường thanh tra, kiểm tra. Gần đây nhất, Tổ xét nghiệm, Phòng Y tế quận đã lấy mẫu thực phẩm (gồm thịt gia súc, gia cầm, nội tạng gia súc, gia cầm) tại siêu thị Kmart Khu đô thị Mỹ Đình - Mễ Trì, siêu thị Vinmart số 89 Lê Đức Thọ, chợ Phùng Khoang phường Trung Văn để gửi mẫu đi xét nghiệm chuyên sâu tại Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia.
Riêng tại chợ Phùng Khoang, tổ lấy mẫu đã thực hiện test nhanh 20 mẫu giò, chả của 5 cơ sở kinh doanh, kết quả tất cả mẫu đều âm tính với hàn the và chất bảo quản. Trước đó, Tổ xét nghiệm cũng đã thực hiện lấy một số mẫu xét nghiệm hải sản, thịt gia súc, gia cầm và rau, củ, quả tại 7 cở sở kinh doanh thực phẩm trên địa bàn phường Cầu Diễn. "Sau 10 ngày có kết quả xét nghiệm, tổ sẽ báo cho trạm y tế và UBND các phường để thông tin kết quả đến các cơ sở kinh doanh. Trường hợp kết quả các mẫu thực phẩm không bảo đảm an toàn, ở mức độ vừa phải, quận sẽ đưa ra cảnh báo. Với những chất bảo quản hay hóa chất gây hại, ảnh hưởng tới sức khỏe, chủ các cơ sở có mẫu vi phạm sẽ bị xử lý theo đúng quy định về VSATTP như đóng cửa, xử phạt hành chính" - Trưởng phòng Y tế quận Nam Từ Liêm Nguyễn Anh Tuấn cho hay.
Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Văn Chung nhấn mạnh, để chủ động triển khai công tác phòng, chống dịch và bảo đảm ATTP trong mùa Hè, Sở Y tế yêu cầu các đơn vị chức năng tăng cường giám sát các cơ sở trên địa bàn, đẩy mạnh tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch bệnh và bảo đảm ATTP. Đặc biệt chú trọng các mặt hàng thực phẩm ăn ngay, thức ăn chế biến sẵn, cơ sở sản xuất, kinh doanh nước uống, nước đá, cơ sở thức ăn đường phố, các bếp ăn tập thể....
Tiêm chủng muộn cho trẻ và những hậu quả nguy hiểm Tiêm chủng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của trẻ và cả cộng đồng. Tiêm chủng muộn cho trẻ gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng như làm giảm hiệu quả vaccine, trẻ dễ mắc bệnh, tăng nguy cơ phản ứng sau tiêm chủng,... Tiêm chủng đúng thời điểm là cách tốt nhất để tạo hệ miễn dịch...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ký sinh trùng đáng sợ tấn công nhiều nam giới Việt

5 tác dụng bất ngờ khi ăn chuối vào buổi tối

Ăn cá nước ngọt hay cá nước mặn bổ dưỡng hơn?

Đừng bỏ lỡ 'thời gian vàng' chữa tự kỷ cho trẻ

Ăn sáng bằng trái cây để giảm cân, lợi hại thế nào?

Ăn trứng thường xuyên có giúp bạn khỏe hơn?

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

5 loại đồ uống giảm cholesterol cao tại nhà

Thuốc và các biện pháp điều trị Hội chứng Bartter

7 lý cho thấy ngủ nhiều cũng nguy hiểm không kém mất ngủ

Sự thật bất ngờ: Loại thảo dược quý bị người Việt bỏ quên

Đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng bệnh sởi, đáp ứng điều trị tốt nhất
Có thể bạn quan tâm

20.000 người tuyên bố ủng hộ "Luật phòng chống Kim Soo Hyun" sau chưa đầy 1 ngày
Sao châu á
Mới
Hành khách tìm cách mở cửa, máy bay Jetstar chở hơn 200 người phải quay đầu
Thế giới
2 phút trước
Hà Nội, TPHCM chịu được động đất tối đa bao nhiêu?
Tin nổi bật
5 phút trước
Hoa hậu Thu Uyên thừa nhận 'đổi đời', không ngại tranh cãi vì show hẹn hò
Sao việt
6 phút trước
Hồ Thu Anh giảm 8kg và tiết lộ cảnh nóng với Quang Tuấn phim 'Địa đạo'
Hậu trường phim
8 phút trước
Mẹ biển - Tập 12: Tin dữ về, những người phụ nữ làng chài đội tang chồng
Phim việt
25 phút trước
Voọc chà vá chân nâu: Nét chấm phá của thiên nhiên trên bán đảo xanh
Du lịch
32 phút trước
Lưu Diệc Phi ở đỉnh cao nhan sắc, các nghệ sĩ lứa sau thành người hâm mộ
Người đẹp
51 phút trước
Jennie mặc váy xẻ ngực sâu, chiếm trọn tâm điểm ở giải Billboard
Phong cách sao
54 phút trước
Bức phù điêu hàng trăm năm tuổi được công nhận bảo vật quốc gia
Lạ vui
1 giờ trước