Làm đứt râu mặt nạ pharaoh Ai Cập, 8 nhân viên bảo tàng hầu tòa
Tám nhân viên Bảo tàng Ai Cập đã phải hầu tòa với cáo buộc thiếu trách nhiệm nghiêm trọng sau khi làm đứt rời bộ râu trên mặt nạ pharaoh Tutankhamun nổi tiếng, sau đó tự xử lý một cách cẩu thả.
Mặt nạ pharaoh Tutankhamun là một trong những cổ vật có giá trị nhất trên thế giới hiện nay – Ảnh: Shutterstock
Theo cáo buộc tại tòa hôm 24.1, nhóm nhân viên kể trên đã tự dùng keo epoxy dán bộ râu vào cằm mặt nạ của vị vua cổ nổi tiếng để che giấu hành vi vô tình làm đứt bộ râu. Họ còn dùng vật sắc nhọn để cạo những vết keo thừa, theo tin AP. Hành động này đã khiến cái mặt nạ 3.300 năm tuổi bị trầy xước.
Sau khi sự việc bị phát hiện, một nhóm chuyên gia Đức và Ai Cập đã phải làm việc rất tỉ mẩn, xóa hết keo epoxy, xử lý vết xước và sau đó nối bộ râu vào cằm bằng sáp ong. Cuối cùng, cái mặt nạ đã được trưng bày trở lại từ hồi tháng trước.
Video đang HOT
Các nhân viên kể trên có thể sẽ phải nộp phạt và chịu các hình thức kỷ luật, bao gồm bị sa thải.
Được biết mặt nạ pharaoh Tutankhamun được các nhà khảo cổ học Anh phát hiện trong một ngôi mộ hồi năm 1922. Nó trở thành một trong những cổ vật có giá trị nhất thế giới hiện nay. Tại Bảo tàng Ai Cập, đó là món quý giá nhất, thu hút đông đảo du khách đến ngắm nhìn.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Khám phá thêm mật hầm trong lăng tẩm Pharaoh Ai Cập huyền thoại
Một nhà khảo cổ học người Anh cam đoan có đến 90% ngôi mộ của vị Pharaoh Ai Cập nổi tiếng Tutankhamun còn một căn hầm bí mật nữa. Căn hầm này có thể là nơi chứa thi thể của nữ hoàng Neferiti.
Nhà khảo cổ học Nicholas Reeves tin rằng thi thể của vị Pharaoh Tutankhamun đã được "đặt vội" ở vành đai bên ngoài của hầm mộ vốn ban đầu thuộc về nữ hoàng Nefertiti, băng hà vào nằm 19 tuổi.
Các nhà khoa học từ lâu đã nghi ngờ rằng có 60% khả năng nơi an nghỉ cổ xưa của nữ hoàng Neferiti nằm cùng bên trong lăng mộ của vị Pharaoh. Tuy nhiên, giả thuyết này hiện đã càng thêm chắc chắn hơn sau khi họ thu được các bước ảnh chụp hình cắt lớp toàn bộ lăng mộ. Họ tin rằng vẫn còn một căn hầm bí mật bên trong ngôi mộ của Tutankhamun.
Lăng mộ của Pharaoh Tutankhamun đã được khám phá vào năm 1922
Thông báo này đã được Bộ trưởng Cổ vật Ai Cập - ông Mamdough al-Damaty tuyên bố trước báo giới vào ngày 29-11 vừa qua. Ông cho biết: "Chúng tôi từng nói có 60% cơ hội tồn tại một căn hầm mật phía sau các bức tường. Thế nhưng bây giờ, sau khi có các bức ảnh chụp cắt lớp đầu tiên, chúng tôi có thể tự tin cho rằng 90% sự tồn tại của căn hầm là có thật".
Các nhà khoa học sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc điều tra sâu hơn. Những bằng chứng mới cũng sẽ được chuyển từ Ai Cập về Nhật Bản để phân tích. Chuyên gia radar người Nhật Bản Hirokatsu Watanabe cho biết: "Có những khoảng trống đằng sau những bức tường. Tuy nhiên, chúng tôi hiện không thể kết luận về kích cỡ của khoảng trống này".
90% bên trong lăng mộ của Tutankhamun có mật hầm. Đó có thể là hầm mộ bí ẩn của nữ hoàng Neferiti.
Việc khám phá ra lăng mộ của nữ hoàng Neferiti, người được cho là mẹ kế của Pharaoh Tutankhamun, sẽ làm sáng tỏ một trong những bí ẩn lớn nhất của Ai Cập cổ đại thời kỳ trước Tutankhamun.
Lăng mộ của Tutan khamun được khám phá bởi nhà khảo cổ người Anh Howard Carter vào năm 1922. Đã có nhiều huyền thoại bí ẩn gắn ngôi mộ này với những cái chết kỳ lạ của các thành viên đoàn thám hiểm năm đó.
Thiên Anh
Theo_PLO
Chồng ép vợ bán dâm cho 2.700 người trong 4 năm Một người đàn ông 54 tuổi ở Pháp đã phải hầu tòa vì bị cáo buộc ép bà vợ 46 tuổi của ông ta bán dâm cho trên 2.700 người đàn ông trong vòng bốn năm. Một gái mại dâm đứng đợi khách hàng ở ngoại ô thủ đô Paris, Pháp - Ảnh: Reuters Người đàn ông này, không được công bố danh...